Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Nếu cáo buộc vô căn cứ, Global Witness vi phạm luật pháp VN và quốc tế

Trong phạm vi chức năng của mình các Bộ sẽ có thể lên tiếng về các vấn đề liên quan do mình phụ trách để bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể với trường hợp của HAGL và VRG là hai doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo chủ Blog này, nếu HAGL và VRG tham gia các hội, hiệp hội nào thì các hội, hiệp hội đó cũng cần lên tiếng bảo vệ doanh nghiệp hội viên của mình trên cơ sở thông tin mình có. Đề nghị Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (VILACAED) của chúng tôi sớm lên tiếng trong vụ này, đặc biệt vì VRG là hội viên của Hội.
Nếu cáo buộc vô căn cứ, Global Witness vi phạm luật pháp VN và quốc tế
(GDVN) - “Global Witness đang vi phạm Pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế khi cáo buộc doanh nghiệp Việt Nam nhưng không có bằng chứng”, Luật sư Trần Minh Hải - Giám đốc Công ty Luật Basico, thành viên hội đồng trọng tài quốc gia.Liên quan đến việc Global Witness đưa ra báo cáo nhằm cáo buộc công khai HAGL và VRG chiếm đất, tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng sinh kế người dân… tại Lào và Campuchia nhưng lại không đưa ra bằng chứng, con số cụ thể, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Luật sư Trấn Minh Hải - Giám đốc Công ty Luật Basico, thành viên hội đồng trọng tài quốc gia cho rằng: “Việc làm này của Global Witness không những làm giảm thương hiệu, uy tín của 2 doanh nghiệp này mà còn vi phạm Pháp luật Việt Nam và Luật pháp quốc tế”.

Luật sư Trấn Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Basico.

Theo Luật sư Trấn Minh Hải, xét theo cả Pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế, trường hợp tổ chức phi chính phủ cáo buộc không có bằng chứng, không có căn cứ đối với doanh nghiệp đương nhiên sẽ là vi phạm pháp luật. Trong trường hợp gây thiệt hại cho doanh nghiệp, tổ chức ấy có thể phải bồi thường thiệt hại thực tế theo phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế (Tòa trọng tài quốc tế - pv).


“Về mặt nguyên tắc, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, chịu thiệt hại bởi những cáo buộc công khai từ các tổ chức phi chính phủ có quyền khởi kiện theo luật pháp quốc tế để yêu cầu bồi thường thiệt hại” – Luật sư Trần Minh Hải cho biết.

Cũng theo Luật sư Hải, để yêu cầu tổ chức phi chính phủ đưa ra cáo buộc sai đền bù thiệt hại phụ thuộc vào việc cơ quan tài phán có chấp nhận xác định cáo buộc là không có bằng chứng, căn cứ, không đáng tin cậy hay không.

Đánh giá về tính pháp lý của những cáo buộc nhận xét của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới, Luật sư Hải cho biết, việc đưa ra các nhận định, xét dưới khía cạnh là thực hiện một trong vô số quyền hoạt động của một pháp nhân, về pháp lý đây là quyền của của các tổ chức phi chính phủ.

Nhưng tính pháp lý ở đây không nổi bật bằng tính tin cậy của nhận định. “Đối với một số tổ chức phi chính phủ có uy tín thì những nhận định của họ là cơ sở để cộng đồng xã hội, các chuyên gia, thậm chí các chính phủ đánh giá đúng các vấn đề về kinh tế, xã hội” – Luật sư Hải cho biết thêm.

Global Witness đưa ra những cáo buộc, chưa có lời giải cho vấn đề này trong khi doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng về thương hiệu, uy tín. Luật sư Trần Minh Hải chi rằng, các cơ quan Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ ngoại giao cần có tiếng nói bảo vệ doanh nghiệp trước thông tin chưa được kiểm chứng trên.

Theo đó, trong phạm vi chức năng của mình các Bộ sẽ có thể lên tiếng về các vấn đề liên quan do mình phụ trách để bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể với trường hợp của HAGL và VRG là hai doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

“Vì thế Bộ cũng có hành động cụ thể để bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam” – Luật sư Hải nhấn mạnh.

http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Neu-cao-buoc-vo-can-cu-Global-Witness-vi-pham-luat-phap-VN-va-quoc-te/297416.gd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét