Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Lương thấp vì hay nhảy việc

Lưu bài này vì thích phần phản hồi của người đọc.
Lương thấp vì hay nhảy việc
Nhân viên người Việt nhận lương thấp vì công ty phải trả lương cho 2 người để làm cùng một công việc... Vì họ thường xuyên bỏ việc nên công ty phải tuyển nhiều người để "trừ hao".
Giám đốc trần tình nỗi khổ tăng lương 100 nghìn đồng
Trước đây, tôi cũng từng là người đi bán hàng rong ngoài chợ, nhân viên phục vụ bàn, công nhân... nên tôi hiểu nhân viên của mình rất cần tiền để sống.
Doanh nghiệp muốn trả lương cao nhưng 
nhân viên lại không muốn nhận. Ảnh minh họa
Cách đây 15 năm, tôi đi làm nhân viên phục vụ cho một quán cà phê. Chủ quán là người Hồng Kông. Mới đầu anh ta trả lương rất cao cho nhân viên. Nhưng sau đó, anh ta phải giảm lương xuống dần dần.
Tôi hỏi tại sao? Anh ta cho tôi một đáp án ngắn gọn: Bây giờ, quỹ lương của anh là 12 triệu đồng chi cho 2 ca cả tháng. Tức là, anh cần 2 phục vụ ca sáng, 2 phục vụ ca tối và 1 phục vụ bù (làm bù cho các bạn nghỉ phép tuần) lương mỗi người 1,2 triệu đồng/tháng. Một pha chế sáng, một pha chế tối (mỗi người lương 1,5 triệu đồng/tháng) và một pha chế chính nguyên ngày (lương 3 triệu đồng/tháng). Như vậy là tròn quỹ lương.

Nhưng sau 6 tháng mở cửa ở Việt Nam. Anh ta buộc phải giảm lương các nhân viên xuống, mặc dù không hề lỗ (tổng quỹ lương tăng lên 18 triệu đồng). Anh ta giải thích: Vì nhân công ở Việt Nam không ổn định, họ thường xuyên bỏ việc mà không có phép nên tôi phải tuyển người "trừ hao".

Thay vì tuyển 5 người phục vụ quán, thì nay anh phải tuyển 8 người (lương 800.000 đồng/người/tháng). Như vậy, anh ta đã phải mất thêm 400.000 đồng so với số tiền dự tính ban đầu dành cho phục vụ là 6 triệu đồng (5 người với mức lương 1,2 triệu đồng/người/tháng).

Tại Hồng Kông nếu bạn bỏ việc mà không có sự đồng ý của chủ thì bạn rất khó đi xin được việc nơi khác. Do người Hồng Kông có thói quen thích gọi để hỏi ý kiến người chủ trước về cách bạn làm việc rồi mới quyết định nhận hay không.
>> Xem thêm: Cắt giảm 50% lao động để vượt qua khủng hoảng


Bài toán trên cũng được áp dụng với công ty Nhật mà tôi làm tiếp đó. Và sếp Nhật cũng thắc mắc tại sao nhân viên Việt Nam chỉ làm được 3 năm lại muốn chuyển chỗ làm khác. Trong khi chính sếp đó đã làm 45 năm cho công ty hiện tại.

Giờ đây, tôi làm chủ một doanh nghiệp, tôi cũng phải áp dụng bài toán tương tự như vậy. Đây là bài toán mà những người quản lý doanh nghiệp như chúng tôi thường áp dụng để tính toán lương cho nhân viên.

Để các bạn hiểu rằng chúng tôi thực sự rất muốn trả lương cao cho nhân viên vì trả lương cao cho nhân viên tức là lợi cho công ty. Bạn sẽ hỏi tại sao? Tôi sẽ trả lời cho bạn.

Bây giờ, chúng tôi cần 3 người cho 2 dây chuyền (2 người làm, 1 người bù) có kinh nghiệm trên 1 năm đứng chuyền vững, lương 5 triệu đồng/người/tháng (tổng 15 triệu đồng/3 người). Nếu là nhân công mới vào lương thử việc thì chúng tôi chỉ trả 3 triệu đồng/tháng (rẻ quá đúng không?). Nhưng nhân công mới phải có 2 người đến 3 người mới coi nổi 1 chuyền (vì chưa quen việc). Vậy là, chúng tôi phải tuyển lên 6 người/2 chuyền (tổng 18 triệu đồng/6 người).

Như vậy, chúng tôi đã lỗ thêm 3 triệu đồng tiền phí nhân công. Trong khi còn hồi hộp không biết người mới có làm sai không và chưa kể người mới làm sai phải bỏ sản phẩm... thì chi phí đội lên gấp mấy lần.

Vậy tự hỏi nếu bạn là chủ một doanh nghiệp, bạn muốn trả lương 5 triệu đồng cho nhân công hay muốn trả lương 3 triệu đồng. Tôi cho rằng 100% doanh nghiệp nào cũng muốn trả 5 triệu cho nhân viên. Vậy không phải là chúng tôi không muốn trả lương cao, mà chính nhân công không muốn nhận lương cao.

Vì nhiều công nhân cứ làm được khoảng 1 đến 2 năm lại nghỉ. Đôi khi những lý do xin nghỉ việc cũng rất "trên trời" như: chán chỗ làm cũ muốn tìm việc làm khác vui hơn, muốn thử không khí làm việc ở môi trường mới...

Tóm lại, do nhân công ở Việt Nam không ổn định nên hầu hết các công ty doanh nghiệp (cả trong nước lẫn ngoài nước) đều phải hạ mức lương thấp để trừ hao phí đào tạo, phí lương cho số nhân công dự trù, phí nhân công bù (người cũ và người mới luôn phải có 2 tháng làm việc cùng nhau để chỉ đạo và giao công việc). Tức là, tháng đó bạn phải trả lương cho 2 người để làm cùng một công việc...

Chỉ cần bạn làm việc tốt và gắn bó lâu dài tại một doanh nghiệp. Tôi cam đoan rằng bất kỳ doanh nghiệp nào (cả nước ngoài lẫn doanh nghiệp tư nhân) cũng đều luôn có những chế độ đãi ngộ đặc biệt, tăng lương cho những nhân công trung thành đó. Nếu bạn luôn nhảy việc, bạn chỉ nhận được mức lương thử việc và học việc mà thôi.
Doanh Nhân Việt




Đặt nguợc lại vấn đề là nếu họ trung thành với bạn mãi và vẫn làm với 1 năng suất như vậy.Không phải họ không cố gắng mà cái gì cũng chỉ đến 1 giới hạn nhất định. Bạn có trả thêm luơng cho họ không?
Chỉ đúng một phần thôi .Nếu công việc ổn định luôn tạo cơ hội cho họ thì ít có nhân viên nào nhảy viêc, phần nhiều nhảy việc là lao đông phổ thông kỹ năng nghề nghiệp không có
Để nhân viên nhảy việc một phần lỗi ở nhà quản trị. Bạn đã không tạo ra được một môi trường làm việc hấp dẫn hơn ở nơi khác cho nhân viên của mình thì người ta bỏ đi cũng là điều bình thường. Thử đặt mình vào vị trí đi làm thuê, bạn sẽ thấy chẳng ai bỏ đi vì công việc ở nơi mới có những điều kiện kém hơn cả.    
Không ai muốn từ bỏ một công việc lương cao, ổn định. Không ai muốn đang làm quen một chỗ, lại bắt đầu lại từ đầu cả. Nếu chủ lao động không có chính sách giữ chân nhân viên(VD: tăng lương 6tháng một lần, thưởng năm theo thâm niên tất nhiên có cả năng lực.... ) thì ai điên tự nhiên bỏ việc đi tìm việc khác ..... để rồi lại bắt đầu lại từ đầu?    
Bài viết cũng có khía cạnh đúng, tuy nhiên cũng có khía cạnh chưa được đầy đủ. Với các công ty Việt Nam, thông thường trả lương theo cảm hứng và thường ở mức thấp đầu tiên.
Việc tăng lương (đa số) là rất chậm và rất khó đạt theo kỳ vọng của người lao động. Người lao động, vì thế, muốn tăng lương nhanh hơn mức công ty hiện tại có thể trả, thì chỉ có cách duy nhất là nhảy việc.
Chính vì không có thói quen hỏi người chủ trước, trước khi nhận người vào làm việc, nên người lao động luôn phải tìm cách chủ động kiểm soát mức lương, và đôi khi nhảy việc là điều tất yếu.
Còn nhiều vấn đề khác, xin mạn phép không bàn ở đây. Thân!    
Từ lúc ra trường đến nay đc 12 năm và tôi đã chuyển 5 công ty . Nhưng cứ mỗi khi chuyển 1 công ty thì lương tôi tăng gấp đôi lương công ty cũ. Nếu tôi cứ trung thành với công ty thì ko biết đến khi nào mức lương tôi mới tăng nhanh như vậy ....
Và thường khi nhảy việc người ta đã tính đến độ rủi ro : Như môi trường mới, quan hệ mới ...mọi thứ đều mới ko lấy gì làm đảm bảo là nó sẽ tốt hơn cũ có thể bên ngoài vậy nhưng khi vào thì ko chắc vậy chỉ có 1 thứ để bù vào rủi ro là lương phải cao thì người ta mới đi không ai dại gì mà nhảy việc đến chỗ mới khi mọi thứ thua công ty cũ bao giờ ...    
không phải doanh nghiệp nào cũng tốt như bạn nghĩ đâu. Công ty tôi đang làm là công ty 100% vốn Nhật. Chưa bao giờ công ty quan tâm thật sự đến đời sống nhân viên, chỉ toàn đợi người ta đình công thì mới chịu tăng lương.
Và có lẽ bạn cũng không tính đến việc trả lương thấp khác gì đuổi người đâu. Bạn áp dụng chính sách là áp dụng cho cả công ty. Trong trường hợp tôi muốn gắn bó nhưng rõ ràng bạn không trọng dụng (vì bạn lỡ áp dụng chính sách đó và biện hộ là để trị những người hay nghỉ việc)    
Chẳng người lao động nào muốn chuyển việc liên tục nếu công việc tốt cả, công việc không còn nhiều cơ hội thì người ta chuyển chỗ có tương lai hơn. Đó là điều đương nhiên.
Cơ hội là do mình tự tạo ra. Nếu Bạn thật sự có năng lực, Bạn sẽ nhận được mức lương tương xứng. Năng lực được chứng tỏ thông qua thời gian làm việc thực tế, chứ không phải bằng hồ sơ xin việc của Bạn. Vì vậy, đừng thắc ...    
Bạn chỉ mới nhìn thấy có một mặt.
Mình hoàn toàn đồng tình với ý kiến của tác giả. Hiện tại mình cũng làm quản lý 1 công ty. Bên mình luôn xác định trả lương cao, xứng đáng cho 1 người mà làm đuợc 2 việc chứ ko hề muốn trả với số lương ấy mà tận 2 người trong khi công việc cũng chỉ có thế.

Ngay cả doanh nghiệp VN giờ cũng nhiều DN đã check với sếp cũ của nhân viên xác định tuyển dụng rồi các bạn ạ, chẳng qua mọi người ko biết đó thôi. Và giờ mọi người hãy tự gác tay lên hỏi tự hỏi " tại sao mãi mình ko được gọi đi làm hoặc trúng tuyển dần đi nhé " ...    
Đất lành chim đậu, môi trường làm việc phù hợp, lương ổn định chẳng ai nhảy việc. Nhảy việc do Sếp dở, hay nội bộ có một số chuyện không thể nói ra.
Tôi thấy bài viết thật là hay, người VN mình có một suy nghĩ rất buồn cười, đó là họ đi làm cho họ nhưng lúc nào cũng có tư tưởng SỢ THIỆT, lúc nào họ cũng nghĩ đang làm cho người khác chứ không phải cho bản thân họ, và như ý kiến của a Văn Đức tôi thấy càng đúng, bản thân tôi đã từng nghe một cháu giúp việc cho nhà tôi trước cũng từng đi làm công nhân trong SG từng nói giống hệt như a Văn Đức. Còn những ý kiến phản đối bài viết trên chẳng qua toàn người cũng đi làm công ăn lương và chưa từng đặt mình vào địa vị của người làm chủ để suy nghĩ thôi.    
công việc mà tác giả nói là công việc lao động phổ thông... không thế nói chung đuợc... luơng lạo động phổ thông chẳng qua chỉ đủ sống thôi... thuờng những công việc này chỉ mang tính tạm thời...
Gởi tác giả:
Tôi có quan điểm giống bạn.
Cũng làm đủ nghề, từ nhân viên bây giờ làm chủ.
Ban đầu khi phỏng vấn thì nói thật hay, ý tưởng cho công việc thật lớn, ai cũng muốn làm cho Cty nước ngoài, làm Cty trong nước là để có kinh nghiệm rồi chuyển tiếp CTy khác lương cao hơn. Khi làm được việc 1 chút là bắt đầu cho là minh quan trọng và bắt đầu có yêu sách, vì họ biết là key person rồi. Họ biết nếu họ nghỉ (thôi việc) là doanh nghiệp sẽ khó khăn ... càng cưng chiều họ, họ càng làm giá ...
Khi dự định tăng lương thì nhân viên nghỉ chuyển Cty khác rồi, vì Cty của tôi sẽ tăng lương 2 lần mỗi năm. Cuối năm có lương tháng 13, thường thêm 1 tháng lương cho 1 người 1 năm kinh nghiệm, trả tiền xe về quê tết. Thế nhưng sau khi lãnh thưởng là nộp đơn xin nghỉ ...

Tôi biết là người làm công sẽ không bao giờ tin chủ doanh nghiệp, vì thế chủ doanh nghiệp cũng không tin nhân viên mình.Chuyện còn dài
   
Lý thuyết của bạn rất là xanh rờn. Cứ trung thành, tận tụy với ông chủ đi và mong đợi lòng tốt của ông chủ sẽ ban ơn cho mình ư? Dù là ông chủ tư nhân, trong nước hay nước ngoài, hay bất cứ gì gì đi nữa thì suy nghĩ của bạn cũng chỉ là mơ mộng HÃO HUYỀN.    
bạn chỉ nói đúng 1 phần thôi. Nếu bạn cứ trả lương thấp thế trong khi có chỗ tốt hơn tại sao tôi lại phải ở lại làm việc cho bạn. Tôi đã gắn bó với công ty 6 năm trời, được đánh giá tốt trong công việc, nhưng trong 6 năm đó công ty không hề tăng lương cho tôi cũng như tất cả người lao động trong công ty. Vậy tại sao tôi phải gắn bó với công ty trong khi công ty không tăng lương cũng không tạo cơ hội cho tôi phát triển. thử hỏi với bạn, bạn có tiếp tục làm việc với công ty đó nữa không ???    
Đúng đấy,nếu bạn liên tục chuyển chỗ làm thì ở đâu bạn cũng chỉ nhận được mức lương thử việc hoặc khởi điểm, khi sắp được mức lương cao hơn thì bạn đã đi rồi. Chưa nói không ai trả trọn vẹn tháng lương thứ 13 và thưởng Tết cao cho người mới vào làm được 1-2 năm cả.
Tôi có cô cháu đang làm tại 1 công ty lớn, khi cơ quan chuyển văn phòng sang Gia lâm thế là nghỉ luôn vì...đi làm xa quá!!!
Ở các nước phát triển hợp đồng lao động rất chặt chẽ, khi tuyển dụng bao giờ họ cũng liên hệ với chỗ làm cũ, nếu nhận xét không tốt hoặc lí do nghỉ việc chỗ cũ không rõ ràng thuyết phục là họ không tuyển dù chuyên môn đạt yêu cầu. Hãy nhớ chuyên môn chỉ mới là điều kiện cần, thái độ làm việc là điều kiện đủ. Mong các bạn trẻ suy nghĩ cân nhắc kĩ và nên xin ý kiến người có kinh nghiệm trước khi ra quyết định rời bỏ nơi làm cũ
   
Đúng một phần. Nếu đối xử đúng luật, một năm xét tăng lương ít nhất 1 lần và không ít hơn lạm phát. Chính sách công bằng rõ ràng. Thử hỏi ai sẽ bỏ việc.
Bạn cũng nên nhớ làm người ai cũng đều có uớc mơ hướng đến cái mới và tốt hơn, chính bạn cũng như vậy. quan trọng người chủ đưa ra chính sách gì hợp lý .chính bạn cũng như vậy thôi
Cái việc bạn nói chi phí cho đào tạo ấy mà, chỉ áp dụng cho người mới đi làm và lao động phổ thông thôi.
Mối quan hệ giữa người lao động và công ty như đứa trẻ và cái áo. Đứa trẻ lớn nhanh mà cái ao quá chật ...    
Trước giờ tôi chỉ nghe là nhảy việc thì lương tăng nhiều (>30%) chứ làm 1 cty hoài thì mỗi năm chỉ tăng 10-20%, càng làm lâu thì tỉ lệ tăng càng giảm vì sức ỳ rất nhiều, làm việc sẽ rất chán.
Đối với người lao động cổ trắng thì làm 2-3 năm là nắm hết công việc cty rồi, nếu ko được thăng chức, tăng lương nhiều thì hoặc là họ làm tiếp do chưa kiếm được việc khác (do trình độ yếu) hoặc nhảy cty khác, lương sẽ tăng 30-70% . Càng nhảy nhiều thì lương càng ngày càng cao. Có điều chỉ nên nhảy sau khi làm tối thiểu 2 năm. Chứ nhảy hàng năm thì mấy cty tuyển dụng ko dám tuyển.    
Cái gì cũng có hai mặt của nó. bạn đã thấy doanh nghiệp đối xử với người lao động như thế nào chưa mà nói lao động hay nhảy việc. chính tôi đã làm việc cực tốt nhưng lại " đì " xuống làm công nhân khi công ty khó khăn vì đơn hàng gia công không có, giảm lương rồi bạn có chấp nhận ở lại làm không? Đừng có nói lý thuyết suông như thế nhé!    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét