Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Làm thế nào để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài

Làm thế nào để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài
Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài rất đơn giản, chỉ cần đáp ứng một trong các mục đích sau:
- Chi phí học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc thân nhân.
- Thanh toán các khoản phí cho nước ngoài (phí chữa bệnh, phí hội viên, lệ phí các loại..).
- Trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài.
- Chuyển tiền thừa kế cho người thụ hưởng thừa kế ở nước ngoài.
- Công tác, du lịch, thăm thân nhân ở nước ngoài.
- Định cư ở nước ngoài
Kinh tế trong nước đã kiệt quệ sức mua từ lâu nên xu hướng chủ đạo hiện nay là mang tiền ra nước ngoài đầu tư hay gọi là Tẩu tán tài sản cũng được.
Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài bằng những lý do trên có số lượng rất hữu hạn và đòi hỏi phải có chứng từ chứng minh. Trên thực tế, nhiều đại gia khoe khoang cơ ngơi ở nước ngoài là những căn biệt thự triệu đô ở những khu phố hạng sang bên Mỹ quốc. Họ không thể chuyển tiền theo lối kể trên.
Ở trong nước không thể gom đô tiền giấy để gửi ra nước ngoài được vì:
- Việc mua đô ở ngoài thị trường tự do là bất hợp pháp và mua đến hàng triệu đô thì chắc chắn sẽ bị cảnh sát kinh tế bắt quả tang
- Không thể gửi đô giấy ra nước ngoài bằng kiện hàng bưu phẩm hay xách tay vì vừa kém tin cậy lại vừa bất hợp pháp. Cách này nếu được thì cũng chỉ đạt được số lượng rất nhỏ.
Về danh nghĩa giao dịch ngoại tệ ngoài thị trường tự do bị cấm nhưng giao dịch vàng thì không, cá nhân có thể mua hàng tấn vàng một cách hợp lệ. Nhưng không thể mua đô la từ ngân hàng ngoài những mục đích được kể ra ở trên.

Mỗi năm, những người Việt định cư ở nước ngoài (VK) gửi về cho thân nhân trong nước (BN) để tiêu xài lên đến trên 10 tỷ đô. VK chỉ việc mang đô la tới Dịch vụ chuyển tiền tại Mỹ (DVM) một số tiền mặt và địa chỉ để uỷ thác cho dịch vụ gửi đến tận tay người thụ hưởng là thân nhân của họ (BN).

Ở một đường dây khác ở trong nước, Đại gia muốn chuyển tiền để đầu tư ra nước ngoài chỉ cần mua vàng từ các Tiệm vàng (TV) ở VN, giao vàng cho Dịch vụ chuyển tiền tại Việt Nam (DVV) uỷ thác giao đô cho thân nhân bên Mỹ (ĐT). DVV chỉ nhận vàng SJC.

DVV dùng vàng mua đô từ NHNN hoặc qua trung gian là TV. DVV giao tiền đô cho BN, DVM giao đô nhận từ VK cho ĐT.

BN không thể tiêu xài trong lãnh thổ VN bằng tiền đô mà phải bán đô lấy tiền Đồng. Bình quân thuế chiếm 30% doanh số bán lẻ. Thuế này lại không đến tay người dân, hay nói cách khác người dân không được hưởng gì từ thuế.

Các hoạt động giao dịch trên được khái quát qua sơ đồ sau:
Vàng "có giá" và không thể mất giá vì nó là phương tiện thanh toán thực sự thay thế cho đô. Giá vàng cao hơn giá thế giới thể hiện giá trị thật của đô la lâu nay không được tự do chuyển đổi và bị NHNN áp đặt tỷ giá. Cảnh báo để mọi người chớ có dại mà short vàng để kiếm lãi sau 30/6 với kỳ vọng giá vàng sẽ hạ.

Chú thích:
Từ nhiều năm nay, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới sau khi đã áp thuế khoảng 4-5 triệu đồng/lượng, cá biệt có lúc cao điểm lên đến 6-7 triệu đồng/lượng.

Lập luận được cho là "có tính thuyết phục" đó là các ngân hàng đã bán số vàng huy động được bằng lãi suất 1-3% để lấy tiền cho vay với lãi suất có lúc lên đến 25%, bình quân là 20%. Theo đó cho dù giá vàng có tăng 10% khi mua lại để trả cho khách gửi vàng thì ngân hàng vẫn có lãi 7-9%. Các ngân hàng buộc phải mua lại vàng trên thị trường bằng mọi giá để kịp tất toán vàng vào thời điểm 30/6 tới. Cầu về vàng đã vượt quá số cung nên giá vàng SJC cao hơn giá thế giới. Theo quan điểm này, giá vàng trong nước sẽ "cân bằng" với giá thế giới sau ngày 30/6 tới đây.

Lập luận trên mới nghe thì thấy có lý đối với dân chúng không có vàng nhưng không có lý đối với giới ngân hàng. Vì cái gọi là "Tất toán vàng" không phải là hành động thực tế mà chỉ là khẩu hiệu để hô cho có khí thế cách mạng. Trước đó đã có 4 lần gia hạn tất toán vàng:

Ngày 30/6/2010
Ngày 31/7/2010
Ngày 30/6/2011
và ngày 30/6/2013 là thời hạn tất toán vàng lần thứ 4, không có gì bảo đảm đây là lần cuối.


----------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét