Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

IMF đánh giá tích cực về kinh tế vĩ mô của Việt Nam

Bản lưu này gồm 2 phần. Phần 1 là bài của TTXVN cho rằng IMF đánh giá tích cực về kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ hiện nay của Việt Nam. Phần 2 là toàn văn thông báo báo chí của IMF về kết quả chuyến công tác tại Việt Nam. Thử so sánh xem có giống nhau không ?

IMF đánh giá tích cực về kinh tế vĩ mô của VN
Press Release No. 13/143 of IMF
Cuối tháng 4/2013, Đoàn tham vấn kinh tế vĩ mô thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tiến hành chuyến công tác tại Việt Nam. Sau khi kết thúc chuyến công tác, IMF đã có những đánh giá khá tích cực về một số diễn biến kinh tế vĩ mô và điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian vừa qua. 
Cụ thể là kinh tế vĩ mô đã có dấu hiệu đang hồi phục từ mức đáy, chủ yếu nhờ xuất khẩu mạnh mẽ. Lạm phát đã giảm từ mức hai con số xuống khoảng 7% (so với cùng kỳ) vào tháng 3/2013.
Thông cáo báo chí của IMF cũng khẳng định thị trường tài chính đã bình ổn trở lại, nhờ nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc cung cấp thanh khoản và sáp nhập một số ngân hàng nhỏ, yếu kém. 
Thặng dư cán cân vãng lai tăng lên hơn 9 tỷ USD trong năm 2012 một phần nhờ nhập khẩu thấp và hoạt động kinh tế yếu. Nhờ đó, tổng dự trữ quốc tế tính đến cuối tháng 2/2013 đã tăng lên hơn 2,5 tháng nhập khẩu dự kiến đối với hàng hóa và dịch vụ.


IMF nhấn mạnh rằng những thành tựu đã đạt được trong ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính trong năm 2012 đã cải thiện độ tín nhiệm của các thành viên tham gia thị trường đối với Ngân hàng Nhà nước.

Trong khi lạm phát nói chung đã giảm xuống, lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm cơ bản và năng lượng) vẫn còn ở mức cao, điều này đã hạn chế khả năng giảm lãi suất.

IMF cũng khuyến nghị Chính phủ để giữ vững các lợi ích từ ổn định kinh tế vĩ mô, rất cần duy trì vị thế chính sách hiện tại. Trong ngắn hạn, Chính phủ cần duy trì vị thế chính sách tiền tệ hiện nay, và bắt đầu rút lại các biện pháp kích thích tài khóa.

Trong tương lai, những kết quả đạt được gần đây cần phải được củng cố thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp để tăng thêm dự trữ quốc tế và đệm ngân sách.

IMF rất ủng hộ việc các cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt đầu các cải cách cấu trúc quan trọng trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.

Trong lần phỏng vấn gần đây với VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam), Trưởng Đoàn cán bộ IMF, ông Alfred Schipke cũng đã khẳng định trong hơn một năm qua, chính sách kinh tế của Việt Nam đã khá thành công trong việc tái lập sự ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này được thể hiện qua việc lạm phát giảm mạnh, mà nhờ đó củng cố niềm tin vào đồng nội tệ.

Chính điều này đã góp phần vào sự ổn định của thị trường ngoại hối và cho phép Ngân hàng Nhà nước tăng khả năng ứng phó với các ảnh hưởng từ bên ngoài bằng việc tăng dự trữ ngoại hối.

Những thành quả này rất quan trọng, song để giữ vững và củng cố được những thành quả đó, các nhà chức trách cần tránh vội nới lỏng các chính sách, và một điều khác cũng hết sức quan trọng là chính sách tài khóa cần phải tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực ổn định vĩ mô.

Về tiến trình cải cách khu vực ngân hàng, ông Schipke cũng cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã có những bước tiến để củng cố lĩnh vực này. Điều đó được phản ánh trong các đề xuất cải cách khu vực ngân hàng, sáp nhập các ngân hàng yếu, và các thảo luận gần đây về việc thành lập công ty quản lý tài sản để giải quyết các vấn nạn liên quan đến nợ xấu (NPL) của hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh là còn rất nhiều việc phải làm và quá trình này cần được đẩy nhanh hơn nữa. Ông Schipke nhấn mạnh bất cứ cải cách khu vực ngân hàng nào cũng không phải dễ dàng vì điều này đòi hỏi sự quyết tâm và cam kết từ tất cả các cấp.

Do một lượng nợ xấu lớn của khu vực ngân hàng là của các doanh nghiệp nhà nước, cải cách ngân hàng cần đi đôi với cải cách doanh nghiệp nhà nước. Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành hữu quan, và Văn phòng Chính phủ.

Ông Schipke cho rằng cũng rất quan trọng khi nhấn mạnh rằng sẽ cần có một chi phí nhất định để xử lý những thách thức này. Một điều nữa là sẽ phải có sự tổn thất và kinh nghiệm thế giới cũng chỉ ra rằng xử lý khu vực ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chắc sẽ dẫn đến một số chi phí tài khóa.

Đoàn công tác tháng 4/2013 của IMF cũng đã có đánh giá về thị trường vàng và công tác điều hành thị trường vàng tại Việt Nam. IMF cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp trên nhiều khía cạnh khác nhau để quản lý thị trường vàng, bao gồm việc loại bỏ vai trò trung gian tiền tệ của vàng để qua đó có thể điều hành chính sách tiền tệ tốt hơn qua tiền VND, giảm bớt biến động trong khu vực tài chính do tình trạng đầu cơ vàng.

Các biện pháp gần đây của Ngân hàng Nhà nước là bước đi quan trọng đầu tiên để tăng cường quản lý thị trường vàng (cấm ngân hàng thương mại cho vay dựa trên tài sản thế chấp bằng vàng) nhằm mục tiêu giảm bớt áp lực trên thị trường ngoại hối và rủi ro cho hệ thống ngân hàng như rủi ro về tín dụng, kỳ hạn, đồng tiền, thanh khoản.

IMF cho rằng nỗ lực của Chính phủ trong việc dừng việc các ngân hàng huy động vàng để cho vay và các hoạt động đầu cơ khác đã có hiệu quả.

Đoàn IMF ủng hộ các biện pháp cấm ngân hàng nhận tiền gửi bằng vàng là vì lợi ích của ổn định tài chính và không thấy trường hợp nào cần rút lại các biện pháp quản lý hành chính đã được thực hiện./.
(TTXVN) 
http://www.vietnamplus.vn/Home/IMF-danh-gia-tich-cuc-ve-kinh-te-vi-mo-cua-Viet-Nam/20135/198512.vnplus
--------------------

IMF Concludes 2013 Article IV Consultation Mission to Vietnam - 
Press Release No. 13/143 April 26, 2013

An IMF mission led by Mr. Alfred Schipke visited Hanoi and Ho Chi Minh City during April 8–25 to conduct the 2013 Article IV Consultation discussion with the Vietnamese authorities. The mission met with senior officials from the State Bank of Vietnam (SBV), the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, private sector representatives, and development partners. The findings of the mission, which are outlined below, will be reflected in the 2013 Article IV staff report. This report, together with the joint IMF-World Bank Financial Sector Assessment Program (FSAP) report, is currently scheduled to be discussed by the IMF Executive Board in late June.

Discussions focused on recent economic developments and the outlook, near-term macroeconomic policy challenges, and reforms in the financial and state-owned enterprise (SOE) sectors, including issues arising from the FSAP. In this context, the SBV and the IMF co-organized a one-day conference on April 18 titled “Vietnam: Retaining Stability, Enhancing the Competitive Edge, and Reaping the Growth Potential.”

On the macroeconomic front, there are signs that activity could be bottoming out, led by strong exports. Headline inflation has declined from double digits to about 7 percent (y/y) in March 2013. Calm has returned to financial markets with the SBV’s efforts to provide liquidity and the merger of several small weak banks. The current account surplus surged to over US$9 billion in 2012, in part due to weak activity and low imports. With this, gross international reserves rose at end-February 2013 to more than 2½ months of prospective imports of goods and nonfactor services. The macroeconomic and financial market stabilization gains of 2012 improved the credibility of the SBV with market participants. At the same time, weak domestic demand weighed on real GDP growth which slowed to 5¼ percent (y/y) in 2012 (from 6¼ percent in 2011). While headline inflation has come down, core inflation (excluding raw food and energy) remains high, limiting the room for rate cuts.

Going forward, recent stabilization gains need to be consolidated through appropriate macroeconomic policies to further bolster international reserves and fiscal buffers. The Vietnamese authorities need to accelerate reforms in the banking sector and the SOE sectors to reduce vulnerabilities and restore Vietnam to a higher, sound and sustainable growth path. The authorities have initiated important structural reforms in the banking and SOE sectors, which is welcome. These measures need to be implemented decisively and additional steps considered.


http://www.imf.org/external/np/sec/pr/2013/pr13143.htm

NH Nhà nước đã xuyên tạc báo cáo của IMF (?)

Theo GS. Trần Hữu Dũng nhận định rằng "Đây là cái Press Release chính gốc của IMF.  IMF nên phản kháng NHNN đã xuyên tạc báo cáo của họ. (Nếu ông Bình và bộ hạ dám xuyên tạc IMF thì họ còn dám làm việc gì nữa?)"

Chắc nhiều người cũng như tôi, muốn biết các tổ chức tài chính thế giới nghĩ gì về các quản lý vàng, đặc biệt là cách bán đấu giá vàng của NHNN Việt Nam. Cho nó khách quan.

Hôm qua thấy Standard Chartered Bank đưa ra một báo cáo về vàng ở Việt Nam nhưng nội dung không có gì mới, gần như cả báo cáo chỉ miêu tả thị trường vàng cũng như những đặc điểm của thị trường này và những diễn biến trong thời gian gần đây. Phần nhận định chỉ nói, biện pháp quản lý nhập khẩu vàng đã giúp ổn định giá trong nước (ít biến động hơn trước) nhưng cũng tỏ ra lo lắng về hiệu ứng lâu dài. Đó là việc bán vàng của NHNN sẽ ảnh hưởng lên dự trữ ngoại hối, mà dự trữ ngoại hối giảm sẽ gây áp lực giảm giá tiền đồng. Báo cáo nhận xét các biện pháp hiện nay chỉ tác động lên thị trường trong ngắn hạn; về dài hạn, muốn ổn định thị trường thì phải ổn định nền kinh tế nói chung, xây dựng niềm tin vào đồng nội tệ và giảm nhu cầu vàng.

Đáng chú ý là trong tuần trước, tự nhiên nhiều báo đăng tin về đánh giá của IMF về tình hình kinh tế Việt Nam cũng như cách điều hành chính sách của NHNN. Điều lạ đầu tiên là đoàn IMF đến Việt Nam làm việc theo khuôn khổ tham vấn thường niên từ hồi cuối tháng 4 nay đến cuối tháng 5 tự nhiên nhiều báo mới đăng lên. Điều lạ thứ nhì là ở cuối tin có đưa nhận định của IMF về các quản lý thị trường vàng của NHNN theo hướng IMF tỏ vẻ đồng tình với các biện pháp đã đưa ra và không thấy có lý do gì rút lại các biện pháp quản lý hành chính đã được thực hiện.

Lạ là bởi vì tôi vào trang web của IMF, lấy cái press release được IMF phát ra ngay sau chuyến đi và không thấy một chữ nào về vàng cả (IMF Concludes 2013 Article IV Consultation Mission to Vietnam). Rồi trong cái báo cáo kết luận dài hơn đến 9 trang cũng không thấy nói gì về vàng cả. Hừm, biết đâu IMF nói với báo chí mà mình không biết nhưng tìm hiểu thêm thì hóa ra các báo lấy gần như nguyên văn từ một bản tin của NHNN! Các báo lấy tin từ một nguồn mà nguồn đó nói về phát biểu của một nguồn khác, lại không kiểm chứng coi có nói vậy không. Thiệt tình!

Nguyễn Vạn Phú


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét