Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Huy động trái phiếu địa phương và bài học từ Trung Quốc

Rất ủng hộ quan điểm trong bài viết dưới đây. Tôi cũng đã trả lời một số quan chức CP qua email với tinh thần này (xem vài trích đoạn ở dưới bài này). 
Tôi hơi ngạc nhiên là bác Dũng cho rằng trong giai đoạn 2000-2011, “cứ 1% tăng lên của đầu tư công năm đầu tiên sẽ khiến đầu tư tư nhân thu hẹp 0,48% sau một thập niên"; chẳng lẽ có sự thay đổi nhanh như vậy giữa hai thập kỷ ? Vì theo tính toán của tôi cho giai đoạn 1990-2002 thì đầu tư của nhà nước có ảnh hưởng bất lợi tới đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh, nhưng mức độ bất lợi không lớn.
Nếu trong tổng đầu tư khu vực kinh tế nhà nước chia ra thành đầu tư ngân sách trực tiếp, tín dụng ưu đãi và đầu tư của DNNN thì (i) đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trực tiếp có ảnh hưởng rất tích cực tới đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh với thời gian trễ là 1 năm; (ii) đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước có ảnh hưởng rất tích cực tới đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh với độ trễ 1 năm và tiếp tục phát huy tác động dài hạn hơn; và (iii) có sự cạnh tranh về đầu tư giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh trong nước, theo nghĩa đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng lên sẽ có ảnh hưởng tiêu cực làm giảm đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh (xem ở đây).

SGTT.VN – Ngày 3.1.2013 vừa qua, TTXVN đưa tin UBND thành phố Đà Nẵng đã phát hành trái phiếu chính quyền địa phương với tổng khối lượng phát hành có giá trị 5.000 tỉ đồng. Năm 2012, ngân sách nhà nước gặp phải “bội chi” khi thâm hụt 11 tháng đầu năm 2012 đã tăng lên mức khoảng 6,2 tỉ USD. Trước đó, nghị định số 01 năm 2011 về phát hành trái phiếu chính phủ, và thông tư 81 năm 2012 của bộ Tài chính vô tình tạo nên “làn sóng” phát hành trái phiếu địa phương như cứu cánh để “bồi lấp” các khoản bội chi, bất chấp các cảnh báo của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước.

Để đảm báo mục tiêu GDP
Theo báo cáo của Chính phủ, phát hành trái phiếu chính phủ trong nước năm 2010 được 68.292 tỉ đồng, năm 2011 đạt 80.447 tỉ đồng và dự kiến năm 2012 là 120.000 tỉ đồng. Gần đây, sau khi công bố bội chi được nêu ra, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều tỉnh, khu vực đua nhau kiến nghị phát hành trái phiếu địa phương. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu “cuộc đua” trái phiếu địa phương này không nhằm mục đích phục vụ chính sách, dự án, hay kèm theo giải pháp đầu tư nào mà chỉ nhằm “hoá đầy” ngân sách, đảm bảo mục tiêu GDP.

Mỹ: đồng xu 1.000 tỷ USD

Mỹ: đồng xu 1.000 tỷ USD

Dựa trên một điều luật của Mỹ, một nghị sĩ cho rằng chính phủ có thể đúc xu 1.000 tỷ USD và gửi vào FED để tiếp tục chi tiêu. Tuy nhiên, cách này cũng được cho là quá rủi ro và có thể gây kiện tụng.

Vừa chấm dứt cuộc đàm phán căng thẳng về kế hoạch ngân sách, Tổng thống Mỹ Barrack Obama và Quốc hội lại chuẩn bị cho cuộc chiến nâng trần nợ vào tháng 2 tới. Nợ công của nước này đã chạm mốc 16.400 tỷ USD ngày 31/12/2012. Nếu không có biện pháp giải quyết, Mỹ sẽ vỡ nợ và khiến cả thị trường tài chính thế giới chao đảo.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 2/1 với Capital New York, Hạ nghị sĩ New York Jerrold Nadler đã gợi ý Bộ Tài chính Mỹ cho đúc xu 1.000 tỷ USD, gửi vào Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) để trả bớt nợ. Ông nói: "Tôi hoàn toàn nghiêm túc đấy! Nghe thì có vẻ ngớ ngẩn, nhưng đó là việc hợp pháp. Bạn sẽ thấy điều này là bình thường nếu đặt trong tình cảnh kinh tế Mỹ có nguy cơ bị hủy hoại như hiện nay".
Đồng xu platinum mệnh giá 100 USD của Mỹ. Ảnh: US Coin Book
Đồng xu platinum mệnh giá 100 USD của Mỹ. Ảnh: US Coin Book
Ý tưởng trên xuất phát từ một điều luật của Mỹ cho phép Bộ Tài chính đúc tiền xu bạch kim với mọi mệnh giá. Việc này sẽ cho phép chính phủ tiếp tục chi tiêu kể cả khi không được phát hành thêm nợ.

Đã thu về 430 triệu đô la từ đầu tư ra nước ngoài


Viettel là tập đoàn đầu tư ra nước ngoài có tiếng nhất. Ảnh Viettel.
Tư Hoàng (TBKTSG Online) - Các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển về nước lợi nhuận lên đến 430 triệu đô la Mỹ từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết thông tin trên tại cuộc họp báo tổ chức ngày hôm nay (4-1) của bộ. Ông cho biết thêm là khoản lợi nhuận này phần lớn là từ ba lĩnh vực bao gồm khai thác dầu khí, viễn thông, và trồng cao su.
“Có một số dự án đã thành công bước đầu và chuyển lợi nhuận về nước,” ông Hoàng nói, song không nêu tên các doanh nghiệp cụ thể. Thống lĩnh ba lĩnh vực nên trên là Tập đoàn Viettel, PetroVietnam của nhà nước, và Hoàng Anh Gia Lai.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 712 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 12,4 tỉ đô la Mỹ tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến cuối năm 2012. Tổng số vốn thực hiện lũy kế ước đạt khoảng 3,8 tỉ đô la Mỹ.
Riêng năm 2012, có 75 dự án đầu tư mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 1,3 tỉ đô la Mỹ tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ; và vốn thực hiện đạt khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 28% so với năm 2011.

HOTGIRL KỂ CHUYỆN "LIÊN HOAN XÁC THỊT"


Nếu như trước đây, nhiều em ở độ tuổi teen làm tình rồi quay clip để làm kỷ niệm, để khoe bạn thì nay hiện tượng này ngày càng biến tướng.
“1 girl 5 boy xưa lắm rồi”
Phải đến lần thứ ba gặp mặt, trò chuyện, thuyết phục và khẳng định sẽ không đưa bất cứ hình ảnh, tên, địa chỉ hay thông tin thật của nhân vật, L. (19 tuổi, Hà Nội) mới dè dặt và bắt đầu kể về một thế giới thác loạn tập thể sau những buổi trốn học.
Một bộ phận giới trẻ nghiện sex tập thể
L. kể: “Trong mỗi cuộc sex tập thể, số thành viên nam sẽ nhiều hơn khoảng 20% so với thành viên nữ. Khi đã đủ hơi men, mỗi thành viên sẽ cắn chừng nửa viên thuốc lắc cho phê, sau đó là đến màn bay tập thể. Các thành viên khi đã cắn thuốc vào thì họ nhảy nhót điên cuồng và đôi khi không thể kiểm soát được bản thân.
Mỗi một tiệc sex sẽ được “chủ bang” (người cầm chịch) quyết định có bao nhiêu thành viên và liên hoan dưới phương thức nào. Có khi, từng đôi sẽ sex riêng biệt, một nửa các cặp sẽ được phép sex trước, nửa còn lại chỉ được nhìn để tăng độ say, độ nồng, sau đó mới nhập cuộc. Có khi là buổi sex-party theo phương thức share (chia sẻ).
Theo đó, cánh đàn ông sẽ dẫn theo hàng mới là người chịu chơi, biết đủ các kiểu làm tình và chấp nhận share. Các thành viên sẽ tự nguyện đổi hàng để tăng hứng thú. Đổi hàng thường diễn ra bất ngờ, tự nhiên khi một thành viên này thấy bạn tình của đôi khác cuốn hút thì ngỏ ý trao đổi, khi được sự đồng thuận cả đôi bên thì lập tức hành sự.

ÔNG NGUYỄN BÁ THANH: NHÀ CẢI CÁCH HAY KẺ ĐỘC TÀI


Lời bàn của Phamvietdao.net: Theo thiển ý của Phúc Lộc Thọ thì trong tình thế của Việt Nam hôm nay rất cần một nhà cải cách có tư cách độc tài; Có điều sự độc tài đó không nhằm vơ về cho nhóm lợi ích của mình, tay chân của mình, dòng tộc của mình...
Chủ blog là người từng học tại Romania và theo dõi rất kỹ về nhà độc tài Nicolae Ceuasescu; Ông này được dư luận đông tây cho là một nhà độc tài, xây dựng một lực lượng an ninh hùng hậu để áp đặt những chính sách, chính kiến chính trị của ông...Ông có những sai lầm trong các chính sách sai lầm trong điều hành kinh tế vĩ mô khiến cho nền kinh tế Romania bên bờ phá sản, đẩy nhân dân Romania vào cảnh đói khổ ? Song nhờ chính sách độc tài của ông mà thủ đô Bucarest có 15 km đường tàu điện ngầm, xây dựng con sông 2 đáy chảy qua thủ đô để cải tạo môi trường; Sai lầm của ông là cho xây dựng nhà Quốc hội lớn nhất nhì thế giới, tốn rất nhiều tiền của, theo một số thông tin thì công trình này phải hàng chục năm sau mời hoàn thiện và tiêu tốn khoảng 5 tỷ USD... Dưới thời ông Ceausescu, ông đã cho xây dựng Đại lộ Sự chiến thắng của Chủ nghĩa xã hội, sánh với Đại lộ Sanh Elyse của Pari, xây được 2 km thì hết tiền; Dưới thời Ceausescu mọi người dân đều có việc làm, mặc dù thu nhập thấp và có nhà ở nhờ chính sách xã hội đảm bảo...
Tóm lại nhờ vào cách cai trị độc tài ông cũng đã làm cho Romania có được nhiều công trình phúc lợi xã hội cho dân: Còn chuyện tham nhũng của gia đình Ceausescu thì hiện nay báo chí Romania chưa đưa ra được nhiều bằng chứng ngoài một số biệt thự, nhà nghỉ dánh riêng cho gia đình ông. Những cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy: Nếu ông Ceausescu còn sống ra ứng cử tổng thống Romania, ông sẽ trúng vòng 2 với tỷ lệ cao...

Vòng cung thịnh vượng bốn bên


Sau khi trở lại vị trí người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đã có những bước đi mạnh mẽ với ưu tiên tập trung vào an ninh quốc gia và tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại. Và không khó để nhận ra trong những bước đi này, Thủ tướng Abe đang muốn khôi phục lại ý tưởng “Vòng cung thịnh vượng bốn bên” nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng và “bao vây” Trung Quốc. Theo đó, Nhật sẽ lấy quan hệ đồng minh với Mỹ làm hạt nhân, đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm an ninh với Ấn Độ và Australia.

Ngay trong bài phát biểu sau khi nhậm chức, Thủ tướng Abe đã khẳng định phát triển quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ - Ấn là vấn đề có tính chất then chốt nhưng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm an ninh Nhật - Mỹ - Australia cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

Ý tưởng này đã hình thành từ 5 năm trước. Trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên, ông Shinzo Abe đã kêu gọi thành lập liên minh “Vòng cung thịnh vượng bốn bên” dọc theo rìa ngoài Âu - Á giữa Nhật, Mỹ, Australia và Ấn Độ, bởi lẽ ông đã lường trước được tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở những năm tiếp theo.

Vực thẳm ngân sách là gì?


(Petrotimes) - Dư luận thế giới đang quan tâm tới những tranh cãi tài chính ở Mỹ. Người ta nói nhiều tới việc nước Mỹ sắp rơi xuống “vực thẳm ngân sách” hay "vách đá ngân sách, tài khóa". Vậy vực thẳm ngân sách là gì?

Trước khi nói về chuyện quá rắc rối, xin được nhắc rằng một tài khóa ngân sách của Mỹ khởi sự ngày 1/10/2012 qua ngày 30/9/2013. Khi cơ quan nghiên cứu độc lập của Quốc hội là Congressional Budget Office (CBO) công bố dữ kiện sau cùng của “tài khóa 2012” thì đấy là tình hình chi thu ngân sách của nước Mỹ tính đến cuối tháng 9/2013. CBO ít bị chính trị chi phối nên công trình nghiên cứu của họ được coi trọng và thực tế thì có chi phối cách suy nghĩ hoặc vận động của các chính trị gia.

Biếm họa về vực thẳm ngân sách của Mỹ
Bây giờ đến vực thẳm ngân sách (tiếng Anh gọi là “Fiscal Cliff”). Ðó là một chữ thông tục xuất phát từ lời phát biểu của Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ông Ben Bernanke, về mối nguy cho kinh tế Mỹ khi hai biện pháp cắt giảm chi công và tăng thuế được tự động áp dụng kể từ đầu năm 2013.

Câu chuyện những đứa trẻ bị mất tích

TRUNG QUỐC VÀ HẬU QUẢ BI KỊCH CỦA CHÍNH SÁCH MỘT CON:
(Petrotimes) - Chính sách một con tại Trung Quốc ngày càng chứng kiến nhiều bi kịch mà một trong số đó là nạn bắt cóc trẻ em. Ngày 24/12/2012, cảnh sát Trung Quốc đã phá vỡ 9 đường dây bắt cóc chuyên nghiệp, giải cứu 89 em và bắt 355 nghi phạm. Ghi nhận chính thức từ Bộ Công an Trung Quốc cho biết, mỗi năm có đến 10.000 trẻ em bị bắt cóc nhưng con số thật có thể lên đến 70.000! Chỉ riêng năm 2011, 5.320 vụ bắt cóc đã bị phá, giải cứu được 8.660 em…
Tại sao dịch bắt cóc bùng nổ?
Theo tờ Tuần san Thế kỷ, nghiên cứu của Viện Khoa học - Xã hội Chiết Giang năm 2011 cho biết, bọn kinh doanh trẻ em đã lợi dụng nhiều lỗ hổng trong chính sách kế hoạch hóa gia đình tại các vùng quê và cơ chế quản lý hộ khẩu nói chung. Tại những vùng quê được khảo sát, hầu hết người độ tuổi mang thai đều bỏ làng lên thành phố kiếm sống, khiến công tác thống kê dân số và quản lý hộ khẩu gặp khó khăn và thiếu chính xác. Trong khi đó, giới chức hành chính địa phương không có chức trách thống kê dân số. Công tác này thuộc về bộ phận kế hoạch hóa gia đình.
Một cuộc biểu tình chống dịch bắt cóc trẻ em tại Đông Hoàn (Quảng Đông), 
nơi khoảng 1.000 trẻ đã bị mất tích chỉ từ năm 2008 đến 2009

Trung Quốc đẩy mạnh ảnh hưởng bằng kinh tế tại Cam Bốt


Ký kết dự án đầu tư lớn tại Cam Bốt của các 
nhà đầu tư Trung Quốc hồi cuối năm 2013
Phạm PhanBắc Kinh đang đẩy mạnh đầu tư vào Cam Bốt và bằng những dự án lớn mang tính chiến lược. Đầu năm 2013, Trung Quốc đã đổ hơn 9 tỷ đô la vào một loạt 3 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và chế biến thép. Đầu tư lớn, viện trợ nhiều, mở rộng hợp tác quân sự đó là những bước đi kinh tế giành ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Cam Bốt và Lào, hai nước trên bán đảo Đông Dương sau lưng Việt Nam.
Thông tín viên Phạm Phan tại Phnom Penh tường trình :
Tốc độ đầu tư của Trung Quốc vào cam Bốt tăng mạnh
Đầu năm 2013, Cam Bốt thông báo họ đã hợp tác với Trung Quốc trong một dự án đồ sộ trị giá đến 9, 6 tỷ Mỹ Kim. Đây là một tin mừng hay đáng lo ngại ? Dự án mới nhất thể hiện rõ dự tính lâu dài của Trung Quốc tại xứ Chùa Tháp, đó là khai thác tài nguyên xứ nghèo để cung cấp cho guồng máy kinh tế luôn khao khát nguyên liệu của họ, qua việc họ đầu tư khai thác chế biến sắt và thép tại Preah Vihear và rồi chuyển vận về Trung Quốc bằng đường biển.

Chiến tranh Trung-Ấn 1962

Chiến tranh Trung-Ấn 1962

Chiến tranh Trung-Ấn, cũng gọi là Xung đột biên giới Trung-Ấn, là một cuộc chiến tranh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ấn Độ. Nguyên nhân chính của cuộc chiến là việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như hàng loạt các cuộc xung đột biên giới diễn ra sau cuộc nổi dậy Tây Tạng năm 1959, và Ấn Độ trao qui chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma. Ấn Độ cũng thực hiện chính sách thiết lập một số tiền đồn dọc biên giới, gồm cả một số vị trí nằm ở phía bắc tuyến McMahon, là phần phía đông của đường kiểm soát trên thực tế do Trung Quốc tuyên bố năm 1959.
Phần màu đỏ là đường McMahon
Giao tranh bắt đầu ngày 20 tháng 10 năm 1962 giữa Quân Giải phóng Nhân dân  Quân đội Ấn Độ. Quân Trung Quốc đồng loạt mở các cuộc tấn công tại Ladakh và dọc theo tuyến McMahon ngày 20 tháng 10 năm 1962, trùng hợp với cuộckhủng hoảng tên lửa Cuba. Quân Trung Quốc tràn qua các vị trí của quân Ấn Độ tại cả hai mặt trận, đánh chiếm được Rezang la tại Chushul ở mặt trận phía tây, cũng như Tawang ở mặt trận phía đông. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngưng bắn vào ngày 20 tháng 11 năm 1962, và rút khỏi phần lớn các khu vực chiếm được.

50 NĂM SAU CHIẾN TRANH TRUNG - ẤN


TTXVN (Hồng Công 30/12)
Cách đây năm thập kỷ, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đã giao tranh và đổ máu trên một chiến trường cao nhất của thế giới. Dấu mốc 50 năm sau cuộc chiến Trung – Ấn đã bị dấu mốc kỷ niệm 50 năm Cuộc khủng hoảng Tên lửa Guba làm mờ nhạt trên truyền thông quốc tế. Tuy nhiên, theo báo mạng Asia Times Online, cuộc xung đột biên giới chóng vánh và cay đắng giữa Trung Quốc với Ấn Độ đã để lại một hệ quả địa chính trị to lớn không chỉ cho hai cường quốc này mà còn cho toàn thế giới.
Mối quan hệ cốt lõi giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới bị ám ảnh bởi bóng ma của lịch sử và sự xuất hiện của nguy cơ xung đột trong tương lai. Môi trường chiến lược vẫn bị mắc kẹt trong mô hình của sự đối đầu, bất chấp những cải thiện trong quan hệ văn hóa, chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Những nguyên nhân địa chính trị khu vực đã dẫn đến cuộc chiến Trung-Ấn vẫn hầu như chưa được giải quyết. Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn tranh chấp biên giới chung, vốn được người Anh và người Tây Tạng ấn định năm 1914. Chính phủ Trung Quốc bác bỏ đường biên giới này với lý do nó là do đế quốc phương Tây để lại. Trung Quốc đòi chủ quyền đối với bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, trong khi Ấn Độ lại đòi chủ quyền đối với khu vực Askai Chin do Trung Quốc kiểm soát. Đặc biệt, Ấn Độ hiện vẫn hỗ trợ về mặt chính trị và nơi cư trú cho Đạt Lai Lạtma – thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng. Chính phủ Trung Quốc coi chính sách này là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Đề án lớn phải qua Ban Kinh tế TƯ thẩm định

Đề án lớn phải qua Ban Kinh tế TƯ thẩm định

- Ban Kinh tế Trung ương sẽ thẩm định các đề án kinh tế - xã hội quan trọng trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Theo quyết định 161 vừa được Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh ký, Ban Kinh tế TƯ được xác định chức năng là cơ quan tham mưu của Ban chấp hành TƯ mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, các chính sách lớn thuộc lĩnh vực KT-XH.
Thêm một khâu thẩm định. Nhiệm vụ của Ban được phân thành năm nhóm:
Thứ nhất, chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, đề xuất xây dựng đường lối, chủ trương, nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định về lĩnh vực KT-XH của Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách lớn về KT-XH, phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, về các vấn đề xã hội gắn với kinh tế theo phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tham gia ý kiến với các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc TƯ và các cơ quan liên quan về các đề án, dự án KT-XH lớn.
Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ (trái) được phân công làm Trưởng Ban Kinh tế TƯ.Ảnh: Lê Anh Dũng

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Ba người bị bắn chết ở một làng Thụy Sĩ

Ba người bị bắn chết ở một làng Thụy Sĩ
Cập nhật: 10:41 GMT - thứ năm, 3 tháng 1, 2013
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/01/130103_swiss_gunman_shooting.shtml
Làng Conthey, nơi xảy ra vụ nổ súng

Một người đàn ông đã nổ súng tại một làng ở Thụy Sĩ giết chết ba người và làm bị thương hai người khác, cảnh sát cho biết. Vụ việc xảy ra hôm thứ Tư, lúc khoảng 21:00 giờ địa phương (tức 20:00 GMT) tại làng Daillon thuộc quận Valais, cách thành phố Geneva 100km về phía đông.
Các cuộc điều tra cho thấy người đàn ông này vấn được biết là một tay nghiện ma túy và từng là bệnh nhân tâm thần, giới chức trách nói.Cảnh sát đã bắn bị thương người bị tình nghi đã thực hiện vụ nổ súng này sau khi ông ta đe dọa sẽ bắn vào cảnh sát. Ông này đã bị bắt.
Kẻ tình nghi không được nêu tên trong vụ tấn công tại làng Daillon là một người gác tòa đang mất việc, 33 tuổi, cảnh sát cho biết tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm.

Lên núi nghe chuyện sẻ áo nhường cơm

TP - Đã vài năm nay, giáo viên, học sinh nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở ở vùng cao Na Hang (Tuyên Quang) duy trì đều đặn phong trào “Hũ gạo tình thương”, quyên góp gạo, ngô, ủng hộ các bạn nghèo vào những dịp giáp hạt, mất mùa.
Các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Thượng Nông quyên góp gạo giúp đỡ các bạn nghèo
Các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Thượng Nông quyên góp gạo giúp đỡ các bạn nghèo .
Lá rách ít đùm lá rách nhiều
Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Thượng Nông nằm cách trung tâm thị trấn Na Hang hơn 60km là điển hình của phong trào “Hũ gạo tình thương” dù hầu hết các em học sinh đều là người dân tộc thiểu số.

Gieo chữ trên bản nghèo


Miệt mài bên trang sách cho buổi dạy sớm mai.

Đã một lần bạn đến với đồng bào vùng cao để trải nghiệm những điều kỳ thú của miền sơn cước và nếm trải những thiếu thốn vất vả nơi vùng cao Mường Sang (Mộc Châu, tỉnh Sơn La)? Nhưng với những tình nguyện viên thủ đô, họ đã đến, nhưng không chỉ là để trải nghiệm.
Hàng tháng ăn ở, sinh hoạt cùng đồng bào dân tộc Thái đã đem đến cho những tình nguyện viên trẻ những hiểu biết mới về cuộc sống nhọc nhằn của người dân vùng núi Sơn La. Vượt hơn chục kilômét đường dốc mới mua được đồ ăn, vượt vài quả núi, mấy con suối để vào bản dạy trẻ con chữ... Khó chồng khó, nhưng với những tình nguyện viên ấy, họ đến với hành trang mang theo là tri thức, nhằm chia sẻ sự thiếu thốn trong cuộc sống của trẻ em nơi đây.

CHỢ CHỒM HỔM Ở HOUSTON


Nguyễn Trọng Tạo: Người Việt đến đâu cũng thích ngồi chồm hổm (ngồi xổm)? Định cư tận Mỹ mà vẫn lập được chợ chổm hổm!!! Mời bạn ghé thăm chợ chồm hổm của người Việt ở Houston…
TTXuân – 6g30 sáng, chiếc Acura bóng lộn đời mới nhất đỗ xịch ở ven đường.
Một ông già từ trong xe khệ nệ bưng thùng giấy đựng mấy bó rau bỏ xuống. Cạnh
đó, mấy bà già cũng tất bật lôi từ xe hơi của mình những trái mướp, quả bầu, mớ
chanh, ớt, đậu bắp… để bày biện. Mỗi sáng chủ nhật, phiên chợ chồm hỗm ở
Houston của người Việt lại được bắt đầu như thế ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ


Châu Âu: “nguy cơ thật sự” cho kinh tế toàn cầu 2013

TT - Trong bài viết ngày 2-1, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz nhận định các vấn đề nợ của châu Âu sẽ là quả bom lớn nhất có nguy cơ làm nổ tung nền kinh tế toàn cầu năm 2013.
Người thất nghiệp Tây Ban Nha xếp hàng từ sớm trước một văn phòng việc làm của chính phủ ở Madrid ngày 3-1 - Ảnh: Reuters 
“Trong viễn cảnh 2013, những nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới nằm ở châu Âu” - ông Stiglitz cảnh báo trên nhật báo kinh doanh Handelsblatt của Đức. Ông chỉ rõ địa chỉ của nguy cơ này là Tây Ban Nha và Hi Lạp, bởi “những nước này đang chìm trong suy thoái mà không có một dấu hiệu hồi phục nào”.
Nhà kinh tế học người Mỹ này khẳng định gói thỏa thuận tài chính của các nước khu vực đồng euro “không phải là một giải pháp”, còn việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thu mua cổ phiếu của các con nợ châu Âu chỉ là “một thứ thuốc giảm đau tạm thời”. Theo ông, ECB không nên “tiếp tục theo đuổi chính sách khắc khổ như một điều kiện để hỗ trợ tài chính cho các quốc gia, bởi điều này sẽ chỉ đem lại hiệu quả duy nhất là làm tình trạng của con bệnh trở nên tồi tệ hơn mà thôi”.
Cảnh báo thắt lưng buộc bụng

Nước ngoài săn lùng doanh nghiệp Việt

Khối ngoại săn lùng doanh nghiệp Việt

Chi cao hơn 30-50% so với giá giao dịch trên sàn chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài đang tỏ rõ quyết tâm mua bằng được cổ phần doanh nghiệp Việt khi thị trường đang ở mức không thể thấp hơn.
Doanh nghiệp nội theo nhau tìm vốn ngoại
Mở đường cho doanh nghiệp Việt tìm vốn ngoại

Hoạt động mua bán, chuyển nhượng cổ phần manh nha từ giữa năm 2012 và đang ngày càng sôi động, với hàng loạt thương vụ giá trị lớn. Đình đám và mới nhất (27/12) phải kể đến hợp đồng bán 20% cổ phần của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank, mã: CTG) cho đối tác Nhật bản, Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ với trị giá lên tới 15.465 tỷ đồng, tương đương 743 triệu USD. Đây được xem là giao dịch mua bán sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay trong ngành tài chính ngân hàng.

Doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng mua cổ phiếu nhiều công ty giá cao hơn từ 30% đến 50% so với thị giá. Ảnh: Bạch Hường

Tập đoàn Đông Nam Á càn quét DN Việt

Trước đây tôi thường cho rằng các công ty nước ngoài sẽ bắt đầu thâu tóm các DN VN khoảng từ năm 2015-2016 để làm cơ sở, chỗ đứng chân, chuẩn bị đến khi nền kinh tế này rơi vào cuộc tổng khủng hoảng lớn vào khoảng năm 2020 thì sẽ triển khai ồ ạt chiến dịch thâu tóm các DN và tài sản khác lúc đó sẽ sụt giá thảm hại; nhưng qua một số bài viết gần đây như bài này, dường như nhiều công ty nước ngoài đã có sự chuẩn bị sớm hơn.

Tập đoàn Đông Nam Á càn quét DN Việt

 Không chỉ các tập đoàn đến từ Mỹ hay châu Âu mà nhiều tập đoàn lớn trong khu vực Đông Nam Á đang thò bàn tay thâu tóm các DN Việt Nam. Những cái tên mới lạ nhưng đang gây nên những cú sốc M&A ở Việt Nam.
SCG mua Prime Group với gần 5000 tỷ đồng
Prime Group là tập đoàn đầu tư đa ngành, đầu tư chủ yếu trên các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng nhất là gạch ốp lát. Prime Group hiện có công suất 75 triệu m2 gạch mỗi năm và chiếm 20% thị phần gạch trong nước. Siam Cement Group (SCG) là một DN lớn nhất Thái Lan hoạt động tập trung vào 5 lĩnh vực chính là hóa dầu, giấy, xi măng, vật liệu xây dựng và phân phối. 


Giá thuê, giá mua nhà

Thực ra cách trong bài này cũng không hay lắm, chỉ là dễ làm, lưu để nhớ.


Giá thuê, giá mua nhà
Con số đầu tiên trong bất động sản được nhiều người quan tâm là giá nhà đất, bao nhiêu là vừa? Có người nói giá cả do thị trường quyết định, cứ theo giá thị trường hiện nay là không sai. Có người phản bác, thị trường nay đang méo mó, bất động sản tồn kho cao, cung vượt xa cầu, lẽ ra giá phải giảm cho đến khi cung cầu gặp nhau nhưng nào có giảm đâu. Lại có người bảo, giá không thể giảm là do chủ đầu tư đã lỡ kê giá dự án lên cao để vay tiền, nay giảm giá, dù bán được cũng không đủ tiền trả nợ. Chủ nợ là ngân hàng cũng không muốn bất động sản giảm giá vì kẹt giá trị thế chấp lỡ định ở mức cao rồi, cứ để vậy hóa ra có lợi hơn cho sổ sách.
Vậy có cách nào ước chừng giá nhà sao cho hợp lý? Ở các nước có một tỷ lệ thường được dùng để xem thử giá nhà trên thị trường hiện đang đắt hay rẻ. Đó là tỷ lệ tiền thuê nhà so với giá nhà. Lệ thường, tiền thuê nhà tính theo năm, nhân cho 15 thì ra kết quả, được xem là giá căn nhà đó ở mức hợp lý. Ví dụ một căn nhà đang cho thuê với giá 1.500 đô-la/tháng thì 270.000 đô-la (tức 1.500 x 12 x 15) là trị giá phù hợp nhất của căn nhà đó. Thật ra, người ta bảo giá nhà thường nằm trong khoảng tỷ lệ 15-20; dưới 15 là đang rẻ, quá 20 là đắt.

Các kiểu nợ xấu


Cũng là nợ xấu nhưng vấn đề nợ nước ngoài của Thái Lan năm 1997, nợ dưới chuẩn của Mỹ và nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam có những đặc điểm khác nhau nên cách giải quyết cũng khác nhau.  
Khủng hoảng do nợ ở Thái Lan năm 1997
Cách đây hơn 15 năm, vào tháng 7-1997 tôi có dịp đi công tác ở Thái Lan ngay đúng ngày chính phủ nước này quyết định thả nổi đồng baht, khơi mào cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn châu Á. Lúc đó dĩ nhiên báo chí đưa tin rầm rộ, phân tích đủ kiểu nhưng vẫn thiếu vắng một cái nhìn tỉnh táo toàn diện vấn đề nợ của Thái Lan – một cái nhìn chỉ vài năm sau mới lắng xuống thành lịch sử kinh tế. Thậm chí lúc đó, tôi còn khá ngây thơ khi phỏng vấn Thủ tướng đương nhiệm Chavalit Yongchaiyudh, “ông có thể tiên đoán gì cho nền kinh tế Thái Lan trong sáu tháng tới?” Câu trả lời của Chavalit cũng “ngây thơ” không kém: “Tại bất kỳ nước nào, tình hình kinh tế không thể đảo ngược trong vòng sáu tháng. Chúng ta không thể trông chờ sự phục hồi trong sáu tháng. Nhưng các bạn sẽ thấy phép lạ xảy ra tại Thái Lan, tôi tin thế”.
Những tháng sau đó, đồng baht mất một nửa giá trị, nền kinh tế Thái Lan suy sụp hoàn toàn, hàng loạt cao ốc, công trình xây dựng bị đình trệ, nạn thất nghiệp tràn lan, hàng loạt doanh nghiệp lớn phá sản, nhiều ngân hàng đóng cửa. Chỉ một tháng sau tuyên bố của Chavalit, IMF phải nhảy vào và bỏ ra 17,2 tỷ đô-la Mỹ để cứu nền kinh tế Thái Lan.

(2) Sự thịnh vượng của đất nước: Lý thuyết của Adam Smith và thực tế tại Việt Nam


Đỗ Kim Thêm

Thuyết trọng thương

Với hơn 230 trang sách trong quyển bốn Smith đưa việc phê phán thuyết trọng thương vào trọng điểm và khi bàn về cách vận hành của thị trường ông chỉ tóm tắt có mười trang.
Ông khởi đầu bằng chuyện bình thường trong xã hội là trong cuộc chạy đua ai cũng muốn thắng, nhưng khi người chạy cản trở người khác không có cơ hội cùng chạy là một chuyện không công bình mà các khán giả phải phản đối và trọng tài phải can thiệp. Từ thí dụ này ông áp dụng vào sinh hoạt kinh tế.
Hoạt động kinh tế cũng cần có quy luật vì đây là cuộc đua về sản xuất và phân phối sản phẩm cho xã hội. Ai tham gia vào tiến trình sản xuất để thoả mản nhu cầu xã hội, qua đóng góp đất đai, tư bản hay sức lao động, đều có quyền hưởng thành quả đóng góp. Sự phân phối thành quả này có trong từng nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp tìm cách thay đổi phương thức sản xuất do bí mật nghề nghiệp, bằng sáng chế mới để tạo độc quyền thị trường và tăng doanh thu. Họ có ưu thế xã hội hơn công nhân và người tiêu thụ. Do đó, có mâu thuẫn quyền lợi giữa doanh nghiệp và công nhân, giữa doanh nghiệp và các đối thủ trong nước hay ngoại quốc. Họ đề cao là thịnh vượng của đất nước do bán nhiều hơn mua, bán hàng mắc và mua hàng rẻ. Bằng lập luận này họ áp lực chính quyền và thu phục công luận tin thuyết trọng thương là quyền lợi chung của đất nước. Theo Smith họ chỉ bảo vệ quyền lợi riêng.

(1) Sự thịnh vượng của đất nước: Lý thuyết của Adam Smith và thực tế tại Việt Nam (1)


Đỗ Kim Thêm

Sự thịnh vượng của Việt Nam là một ưu tư của mọi người Việt mà câu trả lời đơn giản và quen thuộc là dân có giàu thì nước mới mạnh. Nhưng phải nghĩ và làm gì để đạt mục tiêu này là một vấn đề phức tạp, vì việc tái cấu trúc kinh tế hiện nay đang có ba khó khăn chính là định hướng xã hội chủ nghiã, khả năng của chính quyền và sự đồng thuận của toàn dân.

Trong chiều hướng trao đổi các luận điểm này thì phương cách vận hành của nền kinh tế thị trường tại các nước phương Tây có thể đem lại một khởi điểm lý thuyết nào cho suy luận cũng là chủ đề cần tìm hiểu. Để đóng góp vào việc thảo luận chung, tiểu luận sau đây sẽ giới thiệu sơ lược tác phẩm An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations của Adam Smith làm một lý thuyết nền tảng cho việc so sánh với thực trạng kinh tế Việt Nam.

Lý thuyết của Adam Smith

Tác giả

Adam Smith (1723-1790) học tại các Đại học Glasgow (1737-40) và Oxford (1740-46) và là giáo sư Luận lý và Đạo đức học tại Đại học Glasgow (1751-63). Với hai danh tác The Theory of Moral Sentiments (1759) và An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations (1776) ông được hậu thế tôn vinh là người khai sinh khoa học kinh tế.

“Khuôn méo không đúc được sản phẩm tròn”


(Dân trí) - Đó là lời bàn của Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an về dự thảo nghị định thu hút công chức tài năng đang được Bộ Nội vụ soạn thảo.
Bộ máy tham nhũng sao hút được người tài?

(Minh họa: Ngọc Diệp) 

Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, song song với việc thu hút, bồi dưỡng, đãi ngộ nhân tài, phải xây dựng một bộ máy trong sạch. Cái gốc của việc tạo lập môi trường làm việc trong sạch, đó là phải khắc phục được tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tha hóa…
Có một điều chắc chắn, người có năng lực hiện nay không thiếu, nhưng bộ máy nhà nước không thu hút và sử dụng được nhân tài. Lý do vì sao tưởng cũng không khó lý giải, tệ nạn chạy chức, chạy quyền đã làm vẩn đục chốn công đường.

Cái giá của sự bất công bằng

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Số đầu năm dương lịch 2013
  
(Về giai cấp “siêu giàu” mới nổi)
Trần Hữu Dũng
Một trong những sự kiện gây nhiều phản ứng trên thế giới trong vài năm gần đây (nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008) là sự phân hoá thu nhập ngày càng rộng ra ở một số quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ, và ngay cả Mỹ.  Thiểu số giàu có thì càng giàu hơn cực nhanh, đến độ “khủng”, còn đa số trung lưu và nghèo thì hoặc là chững lại, hoặc là nghèo hơn.  Ở Mỹ chẳng hạn, trong hai năm 2009-2010, khi mà thu nhập bình quân của 99% gia đình Mỹ chỉ tăng lên 0,9% thì thu nhập của 1% giàu nhất tăng lên 11,6%!  Một điều đáng lưu ý nữa là trong năm quốc gia có nhiều tỷ phú (đô la) nhất thế giới (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ) thì hai nước vẫn còn tự xưng là “xã hội chủ nghĩa”, và hai nước vẫn còn được xem là đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ)
Sự gia tăng bất công bằng thu nhập này đã gây ra nhiều làn sóng công phẫn ở các quốc gia liên hệ, không những từ thành phần xã hội bị “bỏ lại phía sau”, như phong trào “chiếm Wall Street” ở Mỹ năm 2011, và nhiều hội đoàn tiến bộ khác, mà còn được sự chú ý của nhiều học giả, nhà nghiên cứu nổi tiếng (ví dụ như nhà kinh tế Joseph Stiglitz,[1] nhà báo Timothy Noah,[2] Chrystia Freeland[3]...). Nhiều bình luận gia (ví dụ như Jonathan Chait) cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua có biểu hiện của một “chiến tranh giai cấp” trong đó giai cấp trung lưu và nghèo của Mỹ mà đại diện là Obama đã đánh bại giai cấp cực giàu của Mỹ mà Romney là đại diện.

Nghị định về Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Nghị định về Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Ngày 26/12/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 109/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Theo Nghị định này, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước.

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về khoa học xã hội gồm: Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam; Những vấn đề cơ bản về phát triển toàn tiện con người Việt Nam và các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hóa, văn minh nhân loại; những vấn đề cấp bách về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hóa, văn học, ngôn ngữ, tâm lý học nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dấu ấn Đà Nẵng - Thành phố 5 không


5 không gồm không có người đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy và không có cướp của giết người. Sau đó tiếp đến là phong trào “Thành phố 3 có” là có văn hóa văn minh đô thị, có nhà ở và có việc làm.
Những ngày qua, thông tin đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, đã nhận nhiệm vụ Trưởng ban Nội chính Trung ương, khiến nhiều người dân, cán bộ, lão thành cách mạng Đà Nẵng tỏ ra nuối tiếc vì thành phố thiếu đi một con người “máu lửa”, dám nghĩ dám làm; thiếu đi một “đầu tàu” để tiếp tục đưa Đà Nẵng đến những tầm cao, biến những khát vọng thành hiện thực.
  • Đột phá từ những chương trình
Trong bài nói chuyện với hơn 4.000 cán bộ TP, đồng chí Nguyễn Bá Thanh nói: “Dư luận cả nước hay nhắc đến Đà Nẵng, bởi TP này có khát vọng chứ không phải tham vọng”. Chính khát vọng đã thúc đẩy con người nơi đây luôn đi tìm giá trị mới của cuộc sống. Nói đến Đà Nẵng, mọi người đều nghĩ ngay đến đồng chí Nguyễn Bá Thanh và ngược lại. Dấu ấn của đồng chí gắn liền với những chương trình, quyết sách mang tính đột phá từ những ngày đầu chia tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ, 1997).

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh (bên phải) trong một lần tiếp xúc với người thường xuyên bạo hành gia đình.

Sửng sốt vì bệnh nhân ung thư tăng nhanh

Sửng sốt vì bệnh nhân ung thư tăng nhanh

 - Bệnh nhân mắc bệnh ung thư đang tăng nhanh tại Việt Nam. Điều đáng buồn là phần lớn người bệnh đến khám khi đã ở giai đoạn muộn, khiến tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư ở Việt Nam chưa được cao như mong muốn.
Bệnh nhân tăng nhanh, phát hiện muộn
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc bệnh viện K, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư cho biết, mỗi năm tại Việt Nam, số bệnh nhân ung thư mắc mới là 150.000 người và có 75.000 người tử vong.
Cộng với số bệnh nhân đã mắc, tính tới thời điểm hiện tại, cả nước có 240.000 - 250.000 người mắc bệnh đang sống chung với bệnh ung thư.
Theo ông Thuấn, bệnh ung thư có xu hướng gia tăng, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới. Các loại ung thư phổ biến là phổi, dạ dày, gan, đại tràng (với nam) và ung thư vú, cổ tử cung, dạ dày, phổi, đại trực tràng (với nữ).
Bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện K (Ảnh: C.Q) 

Việt - Trung: 'Những điều không thể không nói'

Việt - Trung: 'Những điều không thể không nói'


TS Vũ Cao Phan: Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Có thể khẳng định, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc là một mối quan hệ đặc biệt. Nó đặc biệt ở sự gần gụi, tương đồng. Không chỉ tương đồng về chế độ chính trị, về phương thức tổ chức xã hội và phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại mà trước hết ở sự gần gụi láng giềng, ở sự gần gụi văn hóa, lịch sử. Ít  nhất mối quan hệ này đã tồn tại từ khi lịch sử thành văn được ghi lại, hơn hai ngàn năm trước.
Một ví dụ là ngay từ thời Tần Thủy Hoàng đã lưu truyền câu truyện về tướng Lý Ông Trọng, một người to lớn dị thường và có tài thao lược của đất Giao Chỉ, làm đến chức Tư lệ hiệu úy của nước Tần, giúp Hoàng đế dẹp loạn miền Tây Vực khiến quân Hung nô còn khiếp oai ngay cả khi ông đã nằm xuống.
Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà những sự tranh chấp về lợi ích lãnh thổ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và phủ mây đen lên mối quan hệ ấy.

Không đọc được nghiên cứu quốc tế, làm sao phát triển?


Việt Nam cần có các hành động thiết thực như mua bản quyền tải báo từ các tạp chí thế giới, tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi cho các nhà khoa học trong nước phát huy hết khả năng.
Người Việt ở nước ngoài có nhiều bài đăng tạp chí quốc tế

Trong diễn đàn "Tại sao người Việt Nam trong nước lại ít có công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí nước ngoài", Trần Anh Sơn, giảng viên khoa Cơ khí, Đại học Bách Khoa TP HCM, hiện đang làm nghiên cứu sinh tại Đài Loan cho rằng, chưa cần đề cập đến việc tính điểm cho giáo sư, phó giáo sư, người đam mê nghiên cứu trong nước đang phải đối mặt với một vấn đền rất khó khăn đó là: "Bản quyền download (tải về) báo từ các tạp chí thế giới. Ông Sơn cho rằng các nhà khoa học ở trong nước cần tạo điều kiện để tải miễn phí các bài báo đăng trên tạp chí thế giới.
"Có một chân lý bất cứ người làm khoa học nào cũng biết, đó là "khoa học luôn có tính kế thừa và phát triển". Thế hệ sau thừa hưởng, phát huy và sáng tạo dựa trên những thành quả nghiên cứu đi trước. Điều này giúp định hướng đúng cho hướng nghiên cứu, đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc rất nhiều. Nói một cách nôm na, khi cần tính toán trọng lực, chúng ta không cần phải ra vườn ngắm quả táo của Newton rơi, rồi tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn; thay vào đó, chúng ta chỉ cần áp dụng định luật và tính toán.

(3) CHÂU Á ĐANG TÁI CẤU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?

TTXVN (Angiê 28/12), (Tiếp theo)
Liệu có hình thành một liên minh chống lại Bắc Kinh?
Nếu Trung Quốc duy trì chính sách cứng rắn kể từ năm 2008, liên minh sắp được hình thành trên sẽ cứng rắn hơn. Các nước khu vực sẽ tìm cách tự bảo vệ chống lại mối đe dọa của Trung Quốc bằng cách củng cố sức mạnh quân sự trong khi hợp tác hơn nữa về an ninh và tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ. Một cuộc chiến tranh khu vực là ít có khả năng bởi nhiều nước có vũ khí hạt nhân trong khi Oasinhtơn đã cam kết trong khu vực và tất cả các nước châu Á đồng thuận cần thiết bảo vệ tăng trưởng. Tại Đông Á, sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau đang đóng vai trò điều hành trong dài hạn bằng cách ngăn cản mọi cuộc xung đột chính trị phát sinh. Trừ những thay đổi cấp tiến, sự phụ thuộc kinh tế sẽ cần phải giữ chức năng là sứ giả hòa bình. Yếu tố này không có thế mạnh tại Nam Á và tầm ảnh hưởng còn yếu trong quan hệ giữa Đông Á và Nam Á. Tuy nhiên, có khả năng các nước châu Á đang lao vào một cuộc chạy đua vũ trang và thực hiện các chính sách đối trọng. Mong muốn của Trung Quốc là bảo vệ hay đạt được những mục tiêu của một cường quốc hàng đầu – vũ khí nguyên tử, khả năng không gian, hải quân tầm xa – là điều hợp lệ, song Bắc Kinh cần trông chờ những điều mà các nước láng giềng hành động. Nhật Bản, Đông Nam Á và Ấn Độ liên quan tới sức mạnh quân sự gia tăng từ Trung Quốc. Các nước đang đáp trả bằng các phương tiện tương tự. Đó là một thế tiến thoái lưỡng nan an ninh cổ điển dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang nếu Trung Quốc không quay trở lại với thái độ ôn hòa và gắn kết hơn với ý tưởng phát triển hòa bình, song trước hết lại đang là một nền “hòa bình lạnh” có vũ trang.

(2) CHÂU Á ĐANG TÁI CẤU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?

TTXVN (Angiê 28/12), (Tiếp theo)
Bản sắc khu vực như thế nào cho châu Á: cạnh tranh và cuộc chiến giành ảnh hưởng?        
Sự phụ thuộc của các nước Đông Nam Á theo các cấp độ khác nhau vào các tổ chức liên chính phủ (IGO) châu Á là một dấu hiệu nữa chứng tỏ sự tương tác gia tăng giữa hai phức hệ an ninh và đặt ra vấn đề nóng bỏng liên quan tới bản sắc của châu Á với tư cách là một khu vực. Loại hình tổ chức này đã được tăng cường trong những năm 1990. Như nhà phân tích T.J. Pempel nhận xét, Đông Á khác với các khu vực khác bởi có nhiều IGO với quy mô khiêm tốn và tồn tại không chồng lấn lên nhau. Không một IGO khu vực nào tập hợp đầy đủ các Nhà nước như tại Đông Á. Diện mạo Đông Á đặc biệt này được gọi là “cuộc chạy đua gia nhập hiệp hội”, nơi các Nhà nước khu vực đang lao vào một cuộc cạnh tranh dữ dội để xác định nước muốn trở thành thành viên của tổ chức hay nhóm nước nào qua cách mà nước đó thể hiện quan niệm về bản sắc, vai trò khu vực và địa vị của mình trong một cộng đồng quốc tế được phương Tây sắp xếp và quản lý.

(1) CHÂU Á ĐANG TÁI CẤU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?


CHÂU Á ĐANG TÁI CU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?

TTXVN (Angiê 28/12)
Theo đánh giá mới đây của mạng tin “Chân trời chiến lược”, một “siêu liên hiệp” châu Á đã hình thành. Chúng ta đang chứng kiến siêu liên hiệp này qua mô hình tăng cường gia nhập các tổ chức liên chính phủ châu Á, cùng sự xuất hiện các chính sách đối trọng với Trung Quốc, nhất là dựa vào Ấn Độ. Cam kết của Mỹ đối với Đông Á và Nam Á cũng góp phần củng cố siêu liên hiệp này. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh từ năm 2008 đang giúp Oasinhtơn gia tăng ảnh hưởng tại châu Á bất chấp Mỹ đang trong giai đoạn suy tàn trên trường quốc tế.
Từ gần 10 năm nay, giới phân tích luôn nhấn mạnh đến khái niệm liên hiệp an ninh khu vực. Chúng ta đang đề cập đến sự xuất hiện của giả thiết một siêu liên hiệp tam giác nổi Nam Á và Đông Á trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. 5 xu hướng lớn bao trùm quá trình tái cấu trúc địa chính trị của châu Á 10 năm qua gồm: sự phát triển của Trung Quốc, Ấn Độ, sự suy yếu của Mỹ, các cuộc tranh giành ảnh hưởng để xác định một bản sắc khu vực châu Á và sự xuất hiện các chính sách đối trọng với Trung Quốc.
Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Trung Quốc giành hợp đồng đầu tư lớn kỷ lục tại Cam Bốt

Trung Quốc giành hợp đồng đầu tư kỷ lục tại Cam Bốt
Chỉ trong một tuần, các doanh nghiệp Trung Quốc thi nhau tuyên bố xây nhà máy lọc dầu 2,3 tỷ USD, đường sắt dài 404 km và cảng biển công suất 50 triệu tấn hàng hóa tại Campuchia.
Trung Quốc ồ ạt đầu tư bất động sản tại Lào / Trung Quốc đầu tư 7 tỷ USD xây đường sắt Lào

Hôm qua (1/1), Tập đoàn Công nghiệp khai mỏ sắt - thép Campuchia (CISMI) đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Cầu - đường sắt Trung Quốc. Theo đó, hai công ty sẽ hợp tác xây đường sắt dài 404 km từ tỉnh Preah Vihear đến Koh Kong và một cảng biển tại Koh Kong để hỗ trợ ngành công nghiệp khai thác kim loại tại Preah Vihear.
Zhang Chuan You - Tổng giám đốc CISMI cho biết đường sắt sẽ chạy qua các tỉnh Preah Vihear, Kampong Thom, Kampong Chhnang, Kampong Speu và Koh Kong. Trong khi đó, cảng biển có thể chuyên chở 50 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Campuchia đang là điểm đến ưa thích của 

các công ty Trung Quốc. Ảnh: Business in Asia