Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Bài viết rất hay của 1 bác sĩ người Nhật: Chọn lựa một quan niệm sống

Một bài viết rất hay của một bác sĩ người Nhật:


Tác giả: Yến Tuyết/Sống Magazine

Thư hàng tuần, 
Gửi cô bạn gái của tôi,

Cho dù trong số Emails mà tôi nhận được hàng ngày từ bạn bè và người quen có những cái emails không cần thiết hay vô ích mà tôi phải xóa ngay, tôi phải cảm ơn một vài người đã gởi cho tôi những tin tức đáng để đọc và suy nghĩ, như cái email về thái độ sống và lý tưởng của một bác sĩ người Nhật mà tôi muốn gởi đến bạn sau đây.

"Cô bạn gái của tôi"
(ảnh đẹp từ Blog Hà Linh Nhật Bản, ảnh chỉ có tính minh họa)

Qua câu chuyện này bạn sẽ đồng ý với tôi là dù ảnh hưởng của giáo dục gia đình vào đời sống con người rất quan trọng vì nó góp phần giúp chúng ta có một giá trị đạo đức căn bản, thế nhưng khi trưởng thành, mỗi cá nhân sẽ tự quyết định để chọn lựa cho mình một quan niệm và đường lối sống theo cái phương cách riêng mà mình lãnh hội từ những thực tế xã hội và tình yêu thương đồng loại.

Bác sĩ Shigeaki Hinohara năm nay đã 97 tuổi, là một vị Bác sĩ hành nghề lâu năm nhất trên thế giới. Quá trình làm việc của ông thật phi thường: từ năm 1941, ông đã chữa bệnh cho các bệnh nhân ở Bệnh viện St. Luke’s International Hospital ở Tokyo và dạy học ở St. Luke’s College of Nursing.

Năm 2012 được mùa kiều hối

Năm 2012 được mùa kiều hối

(Petrotimes) - Với 400.000 lao động xuất khẩu đang sinh sống, làm việc tại 101 quốc gia khắp thế giới. Mỗi lao động xuất khẩu chỉ cần gửi về cho người thân 2.500USD/năm thì doanh số kiều hối từ lao động nước ngoài đã lên tới 1 tỉ USD/năm, góp phần đáng kể trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam.
Với khoảng 4 triệu kiều bào đang sống, làm việc và du học tại nước ngoài lượng kiều hối chuyển về Việt Nam (VN) lớn thứ 9 trên thế giới. Nếu năm 1994, kiều hối chuyển về chỉ từ 16 quốc gia thì nay đã nâng lên 207 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày càng có nhiều người Việt sử dụng các kênh chính thống để gửi tiền về.
Từ năm 1991 đến nay, kiều hối chuyển về nước đạt trên 65,82 tỉ USD, bằng 60-70% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (từ năm 1991-2011, đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 88,945 tỉ USD). So với vốn ODA, nguồn kiều hối gấp 2 lần (từ năm 1993 đến nay, vốn ODA cam kết khoảng 70 tỉ USD, vốn giải ngân trên 30 tỉ USD). Theo các chuyên gia, tác động của lượng kiều hối này đối với nền kinh tế là rất tích cực, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN giảm. Kiều hối trở thành một nguồn ngoại tệ lớn mà chúng ta thụ hưởng hoàn toàn. Đây là nguồn tiền thực, góp phần làm bình ổn tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia.

Trung Quốc đang ‘gặp vấn đề’ với một Myanmar đang thức tỉnh


Một Myanmar đang thức tỉnh sẽ dẫn đến tinh thần chống Trung Quốc bòn rút tài nguyên ngày càng gia tăng. Vậy Bắc Kinh định xây dựng quan hệ thế nào với nước này?

Biểu tình phản đối việc xây đập thủy điện Myitsone chắn dòng Irrawaddy. 
Ảnh irrawaddy.org

Trong bài viết dành riêng cho Đài “Tiếng nói nước Nga”, Hiệu trưởng Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Lukin phân tích: Thời gian gần đây, với nhịp độ phát triển cực nhanh và thèm khát có thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên, Trung Quốc đã tích cực tìm chúng ở nước ngoài. Trên lãnh thổ Trung Quốc, hoặc những nguồn tài nguyên không có đủ, hoặc việc khai thác tài nguyên tốn kém quá nhiều về tài chính, môi trường cũng như xã hội. Nếu như trước đây, công dân Trung Quốc không dám lên tiếng thì ngày nay những nhà bảo vệ môi trường trong nước đã có thêm sức mạnh. Vả lại cũng là điều không mấy an toàn khi phải chọc giận chính người dân của nước mình.

Kết quả là những công ty lớn của Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước ngày càng thường xuyên tìm kiếm cơ hội phát triển công việc ở nước ngoài. Đặc biệt, với sự khuyến khích chính phủ, các công ty này thường xây dựng các mối quan hệ đặc biệt với các nước giàu tài nguyên ở châu Phi và châu Á có thái độ chống phương Tây và đôi khi với cả những chế độ độc tài. Dễ dàng đối phó hơn với những thể chế tương tự: họ luôn cần có nguồn đầu tư mà không dễ gì nhận được từ phương Tây, còn phản ứng của người dân trong nước thì chẳng phải là điều đáng quan tâm lắm…

Phát ngôn nực cười của các đại quan - Bão, và gió ở nghị trường

Bão, và gió ở nghị trường

Nhắc đến “tiết tháo” và sau đó chất vấn: Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho sự tiến bộ của chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?. Phát ngôn của ĐBQH Dương Trung Quốc rõ ràng là “cơn bão” lớn nhất ở nghị trường suốt 26 ngày qua
Để ở nhà“Câu hỏi của Đại  Biểu thì chúng tôi cũng có đầy đủ nhưng để ở nhà…” (Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời chất vấn “Có bao nhiêu tổng công ty ngành xây dựng sai phạm tương tự như Sông Đà (thất thoát 10.767 tỷ đồng).
Người tiêu dùng có trách nhiệm
“Đề nghị người tiêu dùng có trách nhiệm hơn với các hàng hóa tiêu dùng. Thái độ của người tiêu dùng cũng hết sức quan trọng. Nếu chúng ta kiên quyết nói không với hàng kém chất lượng, chúng ta không góp phần tiêu thụ những sản phẩm này, trong dư luận chúng ta cần phải có tiếng nói mạnh hơn, có thái độ kiên quyết hơn khi thấy những sản phẩm này có biểu hiện chất lượng kém, tôi nghĩ cũng là sự góp sức vào cuộc chiến hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng độc hại. Trách nhiệm tuyên truyền thuộc về các bộ, các ngành, nhưng sự tham gia của xã hội cũng là phần quan trọng” (Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn về việc quản lý hàng kém chất lượng).

'Khóa môi' và... từ chức - Bất tín nhiệm công khai

Phát biểu quá hay của vị quan chức nào đó ở Bắc Trà My  Chính quyền huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã phải tuyên bố từ nay, huyện sẽ không đón tiếp các đoàn đến kiểm tra và xem xét hiện tượng động đất ở thủy điện Sông Tranh 2 nữa, vì không giải quyết được việc gì (VietNamNet, ngày 20/11). Trong khi người dân vẫn quá khốn đốn, lo sợ, hoang mang, còn động đất ngày càng mạnh, cứ như thích... đùa dai với tất cả.
Tuyên bố của chính quyền "huyện Động đất", quả là một lá phiếu bất tín nhiệm công khai, sòng phẳng với các nhà khoa học, nhà quản lý thuộc những ngành chức năng có liên quan.

'Khóa môi' và... từ chức

Ngẫu nhiên trong tuần, có hai câu chuyện đều về sự "hoàn tục". Ở nơi này, thiền viện, là sự hoàn tụccủa một nhà tu hành, từng khoác áo cà sa. Ở nơi kia, nghị trường, là bàn về chuyện hoàn tục của những người chấp chính. Nơi, sự hoàn tục dễ dàng như trút bỏ. Nơi, trút bỏ là cả một quá trình dài chưa rõ hồi kết...Con đường dám hoàn tục, trở về với đời thường từ quan trường, vẫn là nơi cỏ tục lụy mọc dày và che khuất!

Hoàn tục rất dễ...
Vụ việc Mr Đàm "khóa môi" nhà sư T. P. Đ, gây nên làn sóng bất bình lớn trong xã hội và giới phật tử sau cuộc đấu giá từ thiện để ủng hộ một ca sĩ khác đang mang trọng bệnh, tưởng chừng đã kết thúc, lắng xuống với những cái kết buồn cho mỗi phía. Mr.Đàm bị ngành văn hóa phạt 5 triệu đồng, còn nhà sư bị phạt ba tháng "biệt chúng"- một hình phạt nghiêm khắc theo quy định của Giáo hội.
Vụ việc ầm ĩ đến nỗi, trang điện tử tờ Bangkok Post của Thái Lan - xứ sở của Phật giáo, cũng đưa tin về câu chuyện cực kỳ phản cảm này, dẫn nguồn từ hãng thông tấn lớn nhất của Đức- DPA. Đủ biết, đụng chạm đến tín ngưỡng đâu phải chuyện để tạo... scandal như Mr. Đàm vừa làm.
Vậy mà bỗng nhiên cái kết ấy lại bùng lên theo hướng khác.

Chuyến công du hỏa tốc của Tổng thống Hoa Kỳ sang ĐNÁ

Tại dinh Hoà Bình là nơi nhóm họp hội nghị thượng đỉnh  người ta chỉ thấy đúng hai biểu ngữ, một cái ghi "Chào mừng Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo" , cái kia viết là "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muôn năm." Không một nước nào khác dự hội nghị được chào mừng hay nói tới.

Chuyến công du hỏa tốc của Tổng thống Hoa Kỳ sang ĐNÁ

2012-11-22
Đông Nam Á là nơi Tổng thống Mỹ mở chuyến công du tiên sau khi vừa thắng cử, mà không phải là châu Âu hay Trung đông, là những nơi được nói đến rất nhiều trong thời gian tranh cử vất vả vừa qua. Và chuyến đi hỏa tốc này đem lại kết quả nào?
Việt-Long:
TT Obama chọn ĐNÁ là nơi đến đầu tiên sau khi thắng cử. Hai anh nghĩ sao?
Thanh Quang:
Theo tôi thì lý do đầu tiên là hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã được dự trù từ lâu nên Tổng thống Obama phải đi Cambodia, nhưng điều đáng chú ý là ông đã nhân dịp này đi qua Thái Lan và Miến Điện, nhất là Miến Điện, là nước mà Hoa Kỳ còn do dự trong sự công nhận và ủng hộ hoàn toàn. Và chuyến công du của Tổng thống Mỹ cũng diễn ra ngay sau khi hai Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ đi Úc, và ông Panetta cũng đến Thái Lan trước Tổng thống một bước.  Vì thế tôi cho là chính phủ Hoa Kỳ muốn nhân dịp này xác định mạnh mẽ chính sách đặt trọng tâm chiến lược vào châu Á, mà họ thường gọi là chuyển trục chiến lược sang châu Á.

Không cho nhập cảnh người mang hộ chiếu Trung Quốc có “đường lưỡi bò“

Ý kiến trên mạng: “Tôi nghĩ còn 1 khía cạnh nữa trong vụ hộ chiếu Tàu. Đó là cách xử sự của nước thứ ba ít hoặc không liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Tàu. Chẳng hạn một người mang hộ chiếu Tàu vào Mỹ thì Mỹ sẽ cấp visa lên hộ chiếu đó? Nếu vậy thì mặc dù Mỹ đã tuyên bố không đứng về bên nào nhưng lại thành ra công nhận bản đồ của Tàu. Rồi hàng trăm quốc gia lớn nhỏ (trong đó có Nga, Anh,Brazil,…), hoàn toàn không liên quan (và có lẽ không quan tâm) đến tranh chấp lãnh thổ cũng cấp visa lên hộ chiếu đó ?!  Thật sự Tàu đã đi một bước đi thâm độc và cũng tạo ra một tiền lệ khó lường hết hậu quả trong ngoại giao thế giới”.

Không cho nhập cảnh người mang hộ chiếu Trung Quốc có “đường lưỡi bò



* Nhiều nước phản đối
TP - Nhiều lần khẳng định trước quốc tế về các “giải pháp hòa bình” trước những vấn đề ở biển Đông, nhưng thời gian qua chính Trung Quốc lại làm phức tạp thêm tình hình với nhiều chiêu trò lập thành phố Tam Sa, phát triển du lịch trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam… Và mới đây là hộ chiếu điện tử mới có “đường lưỡi bò”.
Việc Trung Quốc in “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu là phi pháp. Nguồn: TN
Việc Trung Quốc in “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu là phi pháp. Nguồn: TN.

ThS. Hoàng Việt 
- giảng viên ĐH Luật TPHCM (Chuyên gia nghiên cứu biển Đông): Ngoài quốc huy được in trên hộ chiếu, từ trước đến nay chẳng nước nào lại in hay kèm hình ảnh gì khác lên hộ chiếu cho công dân nước mình.
Đường lưỡi bò và những yêu sách của Trung Quốc vốn không chỉ bị Việt Nam mà ngay cả Malaysia, Indonesia, Philippines… phản đối bởi vì nó không có cơ sở nào trong luật pháp quốc tế.
Các học giả chân chính của Trung Quốc cũng nhiều lần lên tiếng phản đối lập luận đường lưỡi bò này. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách vùng nước nằm trong đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích biển Đông như thế. Nó đi ngược lại với học thuyết các vùng nước lịch sử.

4 LÝ DO KHIẾN TỔNG THỐNG MỸ SỐT SẮNG ĐI THĂM MYANMAR


Của Tổng thống Obama đến thăm Myanmar đã được mô tả như là một chuyến thăm lịch sử, ông là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm đất nước này; cho đến năm ngoái Myanmar vẫn là một quốc gia được Mỹ đưa vào danh sách các quốc gia vi phạm nhân quyền, người dân phải sống ở một trong những chế độ độc tài quân sự hà khắc nhất thế giới.


Hàng ngàn người đã tụ tập để chào đón Barack Obama, người đã nói về sự cần thiết phải cải cách dân chủ và kinh tế sẽ tạo ra cơ hội phát triển mới.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama trong khu vực Đông Nam Á cho thấy liên quan tới chiến lược đối ngoại của Mỹ tại khu khu vực này nhiều lý do, theo Business Insider. Sau đây là 4 lý do quan trọng khiến Tổng thống Mỹ sốt sắng đến thăm:

Dầu khí.
Myanmar là một quốc gia rất giàu dầu khí, trong tổng số 62 lô có dầu 10 lô đã được cho phép kêu gọi đầu tư, theo hãng tin Bloomberg. 34 mỏ dầu nằm ở trên cạn và 8 mỏ dầu nằm vùng nước sâu vừa phải và 20 mỏ sâu trong nước, theo thông tin của Phó Bộ trưởng Năng lượng Aung Htin. Myanmar có trữ lượng khí đốt tự nhiên từ 11 đến 23 nghìn tỷ feet vuông với trữ lượng khoảng 50 triệu thùng dầu thô, theo đánh giá tác động môi trường.

CÁC CÔ GÁI DAO ĐỎ THÍCH "COONG TRÌNH"


Phụ nữ Dao đỏ trong trang phục truyền thống.

Người Dao đỏ không coi quan hệ ngoài vợ chồng thuộc phạm trù đạo đức. Họ gọi đó là "coong trình". Thậm chí, càng ngủ với nhiều đàn ông càng tốt.
Tân Phương (Lào Cai) là nơi có đông người Dao đỏ sinh sống. Cách đây gần hai chục năm, một chàng thanh niên kiểm lâm mới ngoài hai mươi tuổi mặt còn đầy lông tơ, vừa ra trường được phân công phụ trách địa bàn nên chưa hiểu biết gì về phong tục tập quán của người Dao đỏ. Xuống cơ sở anh được phân về ăn ngủ tại nhà ông trưởng bản. Đêm ấy sau khi chủ nhà mổ gà, mời cán bộ kiểm lâm một chầu rượu say bí tỉ, anh lăn ra ngủ.
Chừng nửa đêm thì thấy hai cô gái tuổi độ 17-18 đến bên giường cầm áo anh lôi dậy. Chưa hiểu ra sao thì hai cô thì thầm vào tai anh: "Cán bộ ra rừng ngủ với chúng tao đi. Chúng tao thích cán bộ mà. Dậy đi chúng ta đi “coong trình” nào..."
Anh cố thụt đầu vào trong chăn, thì hai cô gái càng lôi anh mạnh hơn, khiến anh vô cùng sợ hãi. Trước khi lên vùng cao, người ta kể với anh chuyện ma cà rồng chuyên hút máu người. Ma cà rồng hiện hình qua các cô gái xinh đẹp, đêm đêm đi tới những ngôi nhà, chờ khi ngủ say mới dùng một cọng cỏ tranh luồn qua màn hút máu người đang ngủ. Ai bị ma cà rồng hút máu thì da cứ vàng bủng rồi chết.

Đặc công Việt Nam làm thế giới phải nể phục

Bác Hồ đã nói: Đặc công là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ. 
Khâm phục sự tận tụy vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của các anh.

Đặc công Việt Nam làm thế giới phải nể phục

PNTD: Mới đây trên trang quân sự “Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa” đã đưa một loạt tin ảnh về sức mạnh của đặc công Việt Nam cùng với sự bình luận tôn trọng giành cho lực lượng “đặc biệt” của quân đội nhân dân Việt Nam…

Theo báo chí Trung Quốc thì lực lượng đặc công của Việt Nam được đào tào hết sức bài bản, chính quy, tinh nhuệ. Theo đó, báo chí nước này nhận định có 5 lực lượng được xem là ưu tú nhất trong lực lượng quân đội Việt Nam có tên gọi là M1, M13, M26. M47 và K3.

Hoan hô Biên phòng Lào Cai, Móng Cái đóng dấu "hủy" vào hộ chiếu lưỡi bò


Ấn Độ cấp cho các công dân Trung Quốc thị thực có in hình bản đồ của họ, 
trong đó có mô tả hai khu vực tranh chấp nói trên thuộc lãnh thổ Ấn Độ.


Trong số gần 200 khách du lịch từ Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh vào VN ngày 23/11 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức năng phía VN đã đóng dấu hủy 4 hộ chiếu có in chìm hình đường lưỡi bò, đồng thời bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu này đã đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời cho người nhập cảnh.
Trung tá Trần Việt Huynh--đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Lào Cai--cho biết đến nay lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã đóng dấu hủy vào 111 hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình đường lưỡi bò khi nhập cảnh vào VN.
Trong khi đó, theo đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh (đồn biên phòng số 7), sau khi phát hiện bản đồ đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò) được in lên một số trang trong hộ chiếu phổ thông điện tử của người Trung Quốc, đồn biên phòng áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc

CƠ QUAN LÃNH SỰ VIỆT NAM KHÔNG ĐÓNG DẤU THỊ THỰC NHẬP CẢNH VÀO HỘ CHIẾU ĐƯỜNG LƯỠI BÒ CỦA CÔNG DÂN TRUNG QUỐC


Phamvietdao.net: Theo một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao cho hay, để đối phó với hành động ngang xương của nhà đương cục Bắc Kinh: phát hành hộ chiếu điện tử có hình ảnh đường lưỡi bò; ngang nhiên công bố chủ quyền lãnh hải Trung Quốc trùm lên vùng đặc quyền kinh tế tế của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trên Biển Đông; Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lệnh cho các cơ quan lãnh sự không được phép đóng dấu thị thực vào loại hộ chiếu này đối với công dân Trung Quốc khi xin thị thực vào Việt Nam…


Việc in hình ảnh lãnh hãi nước khác vào hộ chiếu là một tiền lệ chưa từng có trong quan hệ quốc tế; việc Trung Quốc ngang nhiên phát hành hộ chiếu lại cho hình bản đồ lãnh hải của quốc gia khác vào hộ chiếu, một loại giấy tờ tùy thân dành cho công dân nước mình khi xuất ngoại mang nhiều thâm ý bên trong. 

Rất nhiều ý kiến của cư dân vỉa hè cho rằng: Việc phát hành loại hộ chiếu có hình đường lưỡi bò là một đòn nắn gân của Tập Cận Bình với ai đó có thể từng có thỏa thuận ngầm, đi đêm gì đó với ông Tập và với Trung Quốc: để xem họ nhẫn nhịn đến mức nào trước hành động khiêu khích này…

Động băng xanh kỳ ảo ở Thụy Sĩ

Động băng xanh kỳ ảo ở Thụy Sĩ

Một nhiếp ảnh gia người Anh ghi lại hình ảnh đẹp về động băng xanh trong lòng sông Gorner ở Zermatt, Thụy Sĩ.

BodyNhiếp ảnh gia người Anh Robbie Shone
Hình ảnh tuyệt đẹp về động băng do nhiếp ảnh gia người Anh - Robbie Shone, 32 tuổi ghi lại trong một lần cùng đoàn thám hiểm đi vào động băng.
Robbie Shone cho biết, đây là lần đầu tiên anh vào động băng, nó thật đẹp và có màu xanh tươi sáng
Robbie dành phần lớn thời gian trong cuộc đời để khám phá và chụp ảnh một số hang động xa xôi nhất của thế giới. Nhưng đây là lần đầu tiên anh vào động băng. "Nó thật đẹp và có màu xanh sáng", Robbie nói.

Cười một tý: Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước: 'Tôi xin nhận lỗi'

Mấy hôm nay được đọc chuyện cười về vụ UBKTTW có các quyết định kỷ luật nhẹ hều dành cho các vị quan chức cấp cao. Lại cười thêm một tý vì trong vài năm nay, văn hóa "xin nhận lỗi" phát triển quá rầm rộ trong hàng ngũ quan chức cấp cao. Hơi tý là "tôi xin nhận lỗi", xin lỗi từ các cuộc họp với dân lên tới tận Hội trường Quốc hội... Nhưng không có chuyện tự nguyện từ chức nhé, chỉ "tự nguyện" khi biết rằng không tự nguyện thì cũng không được vì cấp trên cũng cần hy sinh vài bác để làm yên lòng dân mà. Còn chuyện nhận lỗi xong, lần sau lại mắc đúng lỗi đó và vẫn thản nhiên nhận lỗi lại thì cũng là chuyện thường ngày ở ta ấy mà.

"Tôi đã thiếu kiểm tra giám sát, phát hiện kịp thời các biểu hiện sai phạm trong thực thi nhiệm vụ. Tôi xin nhận lỗi và rút kinh nghiệm", ông Nguyễn Tấn Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nói về những sai phạm của tỉnh này.
Hai chủ tịch tỉnh bị kỷ luật

Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đề nghị cảnh cáo về mặt Đảng và đề nghị cơ quan chức năng cảnh cáo về mặt chính quyền, cho thôi chức với ông Trương Tấn Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, ông Nguyễn Tấn Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, đã có cuộc trao đổi với báo chí về các vấn đề liên quan sự việc này.
Xin ông cho biết kết luận sai phạm cụ thể liên quan đến trách nhiệm của chủ tịch tỉnh và các cá nhân trong Ban Cán sự đảng UBND tỉnh?
Ông Nguyễn Tấn Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước. Ảnh: PL TP HCM.
- Tôi khẳng định là hiện nay chưa khởi tố vụ án nào liên quan đến các sai phạm của chủ tịch tỉnh. Vụ việc vẫn đang do cơ quan điều tra làm rõ. Báo chí đăng tin tôi trả lời đã khởi tố các vụ án để làm rõ trách nhiệm của chủ tịch tỉnh làm dư luận hiểu nhầm. Tôi không phát ngôn thiếu căn cứ như vậy. Chiều 23/11, họp Ban Thường vụ tôi phải đính chính việc này. Chủ tịch tỉnh có khuyết điểm là vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, khi có vụ việc theo quy chế phải xin ý kiến Thường trực và Thường vụ Tỉnh ủy nhưng anh ấy đã thiếu sót. Anh ấy đã xin thôi chức vì sức khỏe kém (bị viêm gan).
Ông Thiệu đã chủ động xin thôi chức vì lý do sức khỏe hay nhận thấy có sai phạm?
- Anh ấy đã nhận khuyết điểm, nộp đơn xin thôi chức trước khi Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét đề nghị kỷ luật cảnh cáo về mặt đảng và chính quyền.

Việt Nam sẽ nhận 9 tỷ USD kiều hối năm 2012

Việt Nam sẽ nhận 9 tỷ USD kiều hối năm 2012

Trong nhóm các nước phát triển, Ấn Độ dẫn đầu về kiều hối với 70 tỷ USD, Trung Quốc xếp thứ hai (66 tỷ USD) và Việt Nam ở vị trí thứ 7 với 9 tỷ USD.
>Kiều hối về Việt Nam tăng mạnh
>Kiều hối năm 2010 vượt 8 tỷ USD

Trong báo cáo mới cập nhật, Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhận định các nước đang phát triển sẽ nhận được tổng cộng 406 tỷ USD kiều hối năm 2012, tăng 6,5% so với năm ngoái. Dẫn đầu danh sách này là Ấn Độ với 70 tỷ USD. Theo sau là Trung Quốc (66 tỷ USD), Philippines và Mexico (24 tỷ USD) và Nigeria (21 tỷ USD).
Việt Nam nhận 9 tỷ USD, xếp thứ 7 sau Hy Lạp (18 tỷ USD), Pakistan và Bangladesh (14 tỷ USD). Năm 2011, kiều hối về Việt Nam ước đạt 9 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 8 tỷ USD năm 2010. Việt Nam cũng thuộc top 16 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới trong năm ngoái.

Kiều hối về Việt Nam năm 2012 ước đạt 9 tỷ USD. Ảnh: Anh Quân
Kiều hối về Việt Nam năm 2012 ước đạt 9 tỷ USD. Ảnh: Anh Quân

WB dự đoán lượng kiều hối chảy vào các nước đang phát triển sẽ tăng 7,9% năm 2013, 10,1% năm 2014 và 10,7% năm 2015 để chạm mốc 534 tỷ USD. Kiều hối trên toàn thế giới ước tính đạt 534 tỷ USD năm nay và tăng lên 685 tỷ USD năm 2015. Nếu tính theo phần trăm GDP, các nước nhận kiều hối nhiều nhất năm 2011 là Tajikistan (47%), Liberia (31%) và Cộng hòa Kyrgyz Republic (29%).

Lạm phát hạ nhiệt cuối năm

Lạm phát hạ nhiệt cuối năm

Khác với thông lệ những năm gần đây, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 lại có xu hướng giảm khá mạnh so với tháng 10. Tính chung, lạm phát hiện tăng hơn 6,5% so với thời điểm cuối năm 2011.
Chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội / TP HCM

Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của cả nước tăng 0,47%, đồng thời là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số này lao dốc kể từ đỉnh cao 2,2% của tháng 9. Trong vòng 4 năm gần đây, đây cũng là lần đầu tiên CPI tháng 11 thấp hơn so với tháng 10. Tính từ đầu năm, mức tăng của chỉ số này là 6,52% và nếu so với cùng kỳ 2011, lạm phát đang ở mức 7,08%.

Diễn biến tăng giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế 4 tháng qua. Số liệu: GSO
Diễn biến tăng giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế 4 tháng qua. Số liệu: GSO
Tác nhân chính gây tăng giá trong tháng này vẫn là nhóm thuốc và dịch vụ y tế (tăng 5,16%) trong đó, dịch vụ y tế tăng 6,66%. Mức tăng này, tuy vậy đã giảm khá nhiều so với những tháng trước do việc tăng giá viện phí ở một số tỉnh thành đã được giãn dần tiến độ. Việc điều chỉnh này đã bắt đầu được thực hiện từ tháng 7 và tác động mạnh nhất trong các tháng 8 - 10.

(2) Những bức ảnh thiên nhiên đẹp nao lòng


Ảnh của Stefan Eisele.

Tác giả Marcin Kesek.

(1) Những bức ảnh thiên nhiên đẹp nao lòng

Thư giãn thứ 7:


Những bức ảnh đẹp, do một tạp chí tiếng Trung tập hợp, khiến 
chúng ta có cảm giác người đứng sau ống kính cũng rợn ngợp trước tự nhiên.

Bức Girl của Yusuke Sakai.

Đảo Skye ở Scotland. Ảnh: Matteo Zanvettor.

Những 'bông hoa' kết từ người khỏa thân


Sự sáng tạo kỳ diệu biến người khỏa thân thành những bông hoa rực rỡ hay những chú bướm đa sắc…


Cecelia Webber, nghệ sĩ đến từ Los Angeles, Mỹ đã chụp rất nhiều ảnh khỏa thân. Sau đó, qua hàng trăm giờ xử lý trên máy tính, cô tạo ra những bức ảnh bông hoa, con bướm đẹp tự nhiên, sống động và đậm chất sáng tạo.

“Hãy chuẩn bị cho ngày Trung Quốc sụp đổ” *

infoNET

“Hãy chuẩn bị cho ngày Trung Quốc sụp đổ” *

Thứ sáu 23/11/2012 08:02
Lê Trí
Những ngày qua, cái tên Trung Quốc đã gần như thu hút mọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Người ta nói về sức mạnh của Trung Quốc, dự đoán khi nào Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới… Nhưng người ta đã không để ý rằng, những dấu hiệu “diệt vong” đang xuất hiện lại khá nhiều ở Trung Quốc.
Không thể phủ nhận sự trỗi dậy quá mạnh mẽ của Trung Quốc trong những năm qua đã khiến không ít quốc gia phải lo ngại và thậm chí là gióng lên những hồi chuông báo động ở những cường quốc mạnh nhất thế giới. Tại Diễn đàn An ninh quốc tế vừa diễn ra hồi tuần trước tại Halifax (Canada), cái tên Trung Quốc đã trở thành tâm điểm của mọi cuộc thảo luận. Ở đó, các đại biểu đặt câu hỏi liệu ông Obama có bị hút theo vị tân lãnh đạo Tập Cận Bình của Trung Quốc hay không? Liệu nước Mỹ sẽ làm gì với những cuộc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay ASEAN? Liệu Tokyo và New Delhi có bỏ Washington để chạy về phía Bắc Kinh hay không?… Từng đó câu hỏi đã cho thấy sức ảnh hưởng của Trung Quốc giờ đây đã lớn đến thế nào.
Nhưng cũng có nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, thực tế những dấu hiệu diệt vong giống như những gì đã có ở Liên bang Xô viết trước kia giờ đây đang xuất hiện trở lại khá nhiều ở Trung Quốc và rất có thể Trung Quốc sẽ sụp đổ trước khi kịp vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, cách đây 2 thập kỷ, cả chính phủ Mỹ và CIA đã khá bối rối khi bất ngờ nhận ra rằng đối trọng của mình đã sụp đổ quá nhanh chóng đến như vậy và giờ đây, đã đến lúc nước Mỹ cần phải lắng nghe lời kêu gọi: “Hãy chuẩn bị cho ngày Trung Quốc sụp đổ”.

Ấn Độ trả đũa hộ chiếu “lưỡi bò” của Trung Quốc

Ấn Độ trả đũa hộ chiếu ‘lưỡi bò’ TQ (BBC). – Ấn Độ trả đũa hộ chiếu “lưỡi bò” của Trung Quốc (NLĐ). – Đài Loan cũng phản đối hộ chiếu “lưỡi bò” (NLĐ). – Hộ chiếu ‘lưỡi bò’: Đài Loan phản đối, Ấn Độ trả đũa (ĐV). – Đến lượt Đài Loan phản đối hộ chiếu « lưỡi bò » của Trung Quốc (RFI).

Thứ Sáu, 23/11/2012 23:36

Tiếp sau Việt Nam và Philippines, đến lượt Ấn Độ và vùng lãnh thổ Đài Loan lên tiếng phản đối mẫu hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc. Nguyên nhân do 2 khu vực Arunachal Pradesh, Aksai Chin của Ấn Độ và đảo Đài Loan cũng bị “đính kèm” vào bản đồ Trung Quốc in trên hộ chiếu.

Để trả đũa, Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh đã cấp cho các công dân Trung Quốc thị thực có in hình bản đồ nước này bao gồm 2 khu vực trên, theo hãng tin PTI ngày 23-11.
Vào năm 1962, giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã nổ ra một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu tại Aksai Chin và Arunachal Pradesh. Đến năm 1993 và 1996, hai nước đã ký các hiệp định về đường kiểm soát thực tế để duy trì hòa bình nhưng Trung Quốc luôn tuyên Arunachal Pradesh và Aksai Chin thuộc lãnh thổ của mình.

Hộ chiếu mới của Trung Quốc đang gây bất bình đối với các nước láng giềng. Ảnh: Reuters
Cùng ngày, hãng tin AP đưa tin các nghị sĩ Đài Loan nhận định việc in hình hòn đảo này vào bản đồ Trung Quốc là một sự khiêu khích, có thể phương hại đến quan hệ đang dần tốt đẹp giữa hai bờ eo biển kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền. “Thực tế, hộ chiếu điện tử này chỉ là mầm họa, kích động tranh chấp trong khu vực” - người đứng đầu cơ quan phụ trách quan hệ với Trung Hoa đại lục của Đài Loan nhấn mạnh.

Cam Bốt lại bị nghi ngờ giúp Trung Quốc thao túng hồ sơ Biển Đông

Cam Bốt lại bị nghi ngờ giúp Trung Quốc thao túng hồ sơ Biển Đông

Trọng Nghĩa Phải chăng Cam Bốt đã trở thành «nội gián» cho Trung Quốc trong nội bộ ASEAN để thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông ? Câu hỏi này lại được giới quan sát nêu lên vào hôm nay, 21/11/2012, sau khi báo chí tiết lộ rằng chủ tịch đương nhiệm ASEAN cho đến giờ phút chót vẫn muốn nêu bật điều mà Cam Bốt và Trung Quốc đều cho là ASEAN đã nhất trí không quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông.

Trong một bản tin đánh đi từ Phnom Penh vào tối hôm qua (20/11), mạng truyền thông Singapore Chanel News Asia tiết lộ : « Nhiều quốc gia ASEAN nêu lên tính không chính xác của một số điểm trong dự thảo Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh » tại Cam Bốt. Điểm đặc biệt gây tranh cãi là một số câu chữ nói về cách quản lý tranh chấp Biển Đông. Theo nhà báo Singapore, trong dự thảo Tuyên bố đúc kết Hội nghị Thượng đỉnh 10 nước ASEAN họp ngày 18/11, có nguyên một đoạn trong phần nói về Biển Đông khẳng định rằng đã có đồng thuận trong các lãnh đạo ASEAN là không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Đoạn văn đó đã buộc nhiều nước thành viên lên tiếng yêu cầu Chủ tịch ASEAN điều chỉnh sự thiếu chính xác đó vì lẽ trên điểm này, không hề có nhất trí trong nội bộ Hiệp hội Đông Nam Á.

Theo một số quan chức ASEAN, sai sót đến từ Chủ tịch ASEAN là Cam Bốt đã đưa điều khoản này vào bản dự thảo đầu tiên được lưu hành. Tuy nhiên ngay từ hôm 19/11, phía Philippines, mà cụ thể là Tổng thống Benigno Aquino, với hậu thuẫn của một số nước khác, trong đó có Việt Nam, đã cực lực bác bỏ kết luận đó, cho rằng nội việc Philippines không đồng ý cũng đủ chứng mình là không có đồng thuận.

Hộ chiếu «lưỡi bò» Trung Quốc: Đã đến lúc phải có giải pháp quyết liệt hơn

Hoan hô bác Mỹ quá:

Hộ chiếu «lưỡi bò» Trung Quốc: Đã đến lúc phải có giải pháp quyết liệt hơn

Thụy My
Nhà cầm quyền Bắc Kinh vừa cho phát hành loại hộ chiếu điện tử mới, trong đó có in bản đồ có hình lưỡi bò, biểu thị yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa. Chính quyền Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Ấn Độ đã nhanh chóng lên tiếng phản đối với các mức độ khác nhau.
Về phía người dân Việt Nam, thủ đoạn mới của Trung Quốc cũng đã làm cho dư luận hết sức xôn xao. Vừa trở về từ Ấn Độ và Nepal hôm nay 23/11/2012, ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ về vấn đề này, với tư cách một công dân Việt.
RFI Kính chào ông Nguyễn Văn Mỹ, rất cám ơn ông đã nhận trả lời phỏng vấn. Thưa ông, ông có cảm nghĩ như thế nào về hành động Trung Quốc in bản đồ có hình lưỡi bò lên hộ chiếu ?
Ông Nguyễn Văn Mỹ : Tôi vừa đi công tác ở Ấn Độ và Népal, nên chỉ mới nắm thông tin một cách tổng quát thôi. Nhưng điều đó thì bản thân tôi không hề ngạc nhiên, chỉ có điều họ đưa ra như vậy là rất sớm. Tức là chuyện đó trước sau gì cũng làm thôi. Mà phải chăng đây là cái món quà đầu tiên ra mắt thế giới của Tập Cận Bình.

LÊN MỘC CHÂU - TÂY BẮC ĐI EM!..

LÊN MỘC CHÂU - TÂY BẮC ĐI EM!..


Mai Thanh Hải - Cứ mỗi năm đến kỳ, Tây Bắc lại bừng bừng hoa lá đủ màu xanh đỏ, dọc từ ven Quốc lộ 6 cửa ngõ Hòa Bình, cho đến tận những vành đai biên giới xa hút, chỉ nghe thấy cái tên địa danh, người đã lắc lư theo đường sống trâu, theo cua tay áo, theo đường xuống thấp lên cao, theo vực thẳm suối dài...

Mà lạ lắm nhé!. Hoa Tây Bắc nở, cứ như kiểu "sống gấp": Thôi! Cứ nở đẹp đi, hết mình đi... để đón nhận mùa đông dài tê tái, rét đến thấu xương, khổ đến cùng cực, chả biết có sống qua nổi không, tồn tại hết mùa đông không và lại rút ruột, mang chút tinh túy cuối cùng, trải trong màu hoa ban, hoa đào, hoa mận nhàn nhạt...

Đàn ông ngủ nude hạn chế bệnh tình dục

Đàn ông ngủ nude hạn chế bệnh tình dục

Theo các nhà nghiên cứu, ngủ nude có rất nhiều tác dụng cho cả hai giới. Đây được xem là phương thức hữu hiệu giúp quý ông hạn chế được các loại bệnh tình dục.

Ngủ trong tình trạng “thiếu vải” có lợi cho cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần, nhất là thư giãn cơ thể. Ngủ nude đối với nam giới giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm chứng táo bón mãn tính, tiêu chảy mãn tính, đau lưng, đau đầu, cải thiện chức năng cơ thể để có giấc ngủ tự nhiên, thoải mái. Chưa kể còn làm tăng hoạt động của các tuyến da; bài tiết và có lợi cho sự bài tiết, tái sinh của da; hữu ích trong cải thiện sự thích ứng, miễn dịch của cơ thể.

Tăng cường sức khỏe tinh binh

Khi ngủ mà không vướng bận quần áo, khí huyết cơ thể được lưu thông, giúp giảm nhiệt độ tinh hoàn khiến tinh binh hoạt động mạnh mẽ hơn, ngăn ngừa các rối loạn chức năng tình dục ở nam giới.

Hạn chế được bệnh tình dục

Hạn chế viêm nhiễm đường sinh dục và viêm đường tiết niệu. Đồ lót là nơi chứa mồ hôi và các chất bài tiết từ cơ quan sinh dục, vì thế nếu mặc đồ lót kín trong một thời gian dài dễ khiến bộ phận sinh dục bị ẩm ướt và dễ bị viêm nhiễm ngứa ngáy. Việc ngủ khỏa thân sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa được những nguy cơ trên, giúp cơ thể thuận tiện trong việc bài tiết mồ hôi và ngăn ngừa các rối loạn chức năng tình dục nam giới.

Trung Quốc giúp Lào xây đường sắt 7 tỷ USD

TQ tiếp tục đẩy mạnh chính sách cô lập VN:


Công trình đường sắt trị giá 7 tỷ USD, gần bằng GDP của Lào, nối nước này với Trung Quốc sẽ được khởi công trong năm sau, sau khi ngân hàng Trung Quốc đồng ý rót vốn cho dự án.
Trung Quốc sẽ đổ tiền vào Thái Lan  /  Campuchia ngày càng thân Trung Quốc

Công trình đường sắt của Lào do Trung Quốc rót vốn sẽ 
tăng cường quan hệ hai nước và tạo nhiều công ăn việc làm. Ảnh: AFP

EXIM Bank, một ngân hàng nhà nước của Trung Quốc, đã đứng ra cấp vốn cho Lào, và hai bên "đang tiến hành bàn thảo" về khoản vay, quan chức Bộ Giao thông và các công trình công cộng Lào cho biết. Trước đó, Lào và Trung Quốc thống nhất cung cấp vốn cho dự án đường sắt từ biên giới Trung Quốc đến Vientiane.

Công ty Trung Quốc sẽ phụ trách việc xây dựng, Vientiane Times cho hay và mô tả rằng đây là dự án xây dựng hạ tầng cơ sở lớn nhất từ trước đến nay ở Lào. Công trình dự kiến kéo dài trong 5 năm và sử dụng công lao động của 50.000 công nhân Trung Quốc.

Theo kế hoạch, đoạn đường sắt Boten-Vientiane sẽ dài 420 km, qua 76 đường hầm và khoảng 150 cây cầu. Tàu chở khách trên tuyến đường này sẽ chạy với tốc độ lên đến 160 km/h và dừng ở 31 ga sau khi công trình hoàn tất. Đường sắt chạy qua Lào sẽ là một phần tuyến đường sắt nối liền Côn Minh, miền nam Trung Quốc, tới Singapor, qua các điểm Vientian, Bangkok và Kuala Lumpur.

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

CSGT nghĩ gì khi bị "quy" ngành tham nhũng nhiều nhất?

Lại bác Đoàn, lại hoan hô:

CSGT nghĩ gì khi bị "quy" ngành tham nhũng nhiều nhất?


(Kienthuc.net.vn)- Là một chiến sĩ trong lực lượng CSGT Hà Nội, Thượng tá Lê Đức Đoàn không mấy bất ngờ với kết quả cuộc khảo sát này...
Thượng tá Lê Đức Đoàn, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) đã trao đổi với PV Kienthuc.net.vn về kết quả khảo sát do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới công bố sáng 20/11, trong đó CSGT được cho rằng tham nhũng nhiều nhất.
“Tiêu cực hay không tiêu cực, ở bất kì cơ quan nào, lĩnh vực nào, bất kì ngành nghề nào, từng lúc, từng nơi vẫn còn những con người gây bức xúc phiền hà cho nhân dân. Cái đó chỉ là “con cá lá rau”, hay nói thẳng ra là những “con sâu” trong ngành, chứ không thể đánh đồng tất cả các chiến sĩ CSGT luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách gương mẫu…”

Nghề CSGT là nghề nhiều cám dỗ. (Ảnh minh họa)
CSGT là nghề nhiều cám dỗ. (Ảnh minh họa)
Là một chiến sĩ trong lực lượng CSGT Hà Nội, Thượng tá Lê Đức Đoàn không mấy bất ngờ với kết quả cuộc khảo sát này, đặc biệt khi mà lực lượng CSGT được các ý kiến đánh giá là ngành có nhiều tham nhũng nhất. Tuy nhiên, Thượng tá Lê Đức Đoàn cho rằng, tiêu cực hay không tiêu cực, ở bất kì cơ quan nào, lĩnh vực nào, bất kì ngành nghề nào, từng lúc từng nơi vẫn còn những con người gây bức xúc phiền hà cho nhân dân.

Hà Nội: CSGT “kêu trời” với Nghị định 71

Hoan hô bác Đoàn, CSGT mà nói rất đúng.

Hà Nội: CSGT “kêu trời” với Nghị định 71


 - Chỉ trong vòng 10 ngày kể từ khi Nghị định 71 có hiệu lực, CSGT CA Hà Nội vẫn không thể tiến hành xử phạt những xe không sang tên đổi chủ. Và giờ đây không chỉ người dân mà chính CSGT – người thực thi Nghị định 71 phải… "kêu trời". Hầu hết cho rằng Nghị định 71 không thể thực hiện nếu không sửa đổi cho phù hợp.

“Nghị định 71 không sai nhưng… không phù hợp”

Thượng tá Lê Đức Đoàn:
Thượng tá Lê Đức Đoàn: "Cái gì hợp với lòng dân thì làm, cái gì không hợp với lòng dân thì không làm".
Trái hẳn với vẻ nghiêm nghị khi làm nhiệm vụ, Thượng tá Lê Đức Đoàn, công dân ưu tú Thủ đô (Đội CSGT số 1, thuộc Phòng CSGT CA Hà Nội) đã dành cho PV buổi trò chuyện cởi mở, thẳng thắn bày tỏ những “cái khó” của mình cũng như của đồng đội khi thực thi Nghị định 71, mà như ông nói là “có quá nhiều bất cập” và gần như đặt CSGT vào hoàn cảnh “trên đe dưới búa”.

Theo Thượng tá Lê Đức Đoàn, khi bất kì một bộ luật hay nghị định nào đó được ban ra thì người dân phải có nghĩa vụ chấp hành và công an (trong đó có lực lượng CSGT) phải có nghĩa vụ thực thi. Đó là nguyên tắc chung và cơ bản nhất đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật đối với mỗi công dân trong xã hội.

Xét về bản chất, Nghị định 71 không sai, quy định về việc các phương tiện giao thông khi tham gia giao thông hoặc trong quá trình mua bán trao đổi phải làm thủ tục đăng ký sang tên chủ sở hữu là cần thiết. Quy định này không chỉ giúp lực lượng CSGT dễ dàng hơn trong khi thực thi nhiệm vụ của mình (như giải quyết các vụ tai nạn giao thông, xử lý vi phạm, điều tra tội phạm,…) mà quan trọng hơn là nó thể hiện được ý thức, trách nhiệm của công dân đối với tài sản mình sở hữu, tránh những trường hợp tranh chấp tài sản có thể xảy ra.

Tuy nhiên, giữa việc “không sai” và việc “phù hợp để có thể thực hiện trong thực tế” lại là một chuyện khác. Một việc “không sai” nhưng mà khi thực hiện gặp phải vướng mắc, bất cập thì đó là “chưa phù hợp”, phải “sửa đổi”.

4 ngành tham nhũng nhất Việt Nam


Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới mới công bố kết quả khảo sát mang tên “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức”.

Theo đó, 4 lĩnh vực bị đánh giá tham nhũng nhiều nhất là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng.
Cuộc khảo sát đã hỏi ý kiến của hơn 5.000 người, trong đó hơn một nửa là người dân, còn lại là doanh nhân và công chức tại 10 tỉnh thành và 5 bộ ngành.

Kết quả cho thấy, tham nhũng là một trong 3 vấn đề được quan tâm nhất của người dân, bên cạnh mối quan tâm về giá cả sinh hoạt, an toàn thực phẩm.

82% người được hỏi cho rằng tham nhũng phổ biến hoặc rất phổ biến ở phạm vi cả nước.

Hơn 75% người được hỏi cho rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, 45% cán bộ công chức chứng kiến hành vi tham nhũng, 44% doanh nghiệp và 28% người dân trả chi phí không chính thức.

Nguồn: World Bank, VnExpress, Vietnamnet

Nhận xét ngắn về tiến sĩ Nhã đánh giá Trung Quốc đã xuống nước


Hội nghị về biển Đông lần thứ 4 vừa diễn ra trong 3 ngày 19-21.11 tại Sài Gòn. Sau khi hội nghị kết thúc, tiến sĩ Nguyễn Nhã, một người được coi là có những nghiên cứu kỹ về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, vội lên tiếng bày tỏ sự mừng rỡ "theo tôi thì thái độ của các học giả Trung Quốc kỳ này không có như trước. Họ đã rất là mềm mỏng". BBC bình luận rằng tiến sĩ Nhã đánh giá Trung Quốc đã xuống nước tại hội nghị.

Chỉ một ngày sau, 22.11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã phải "cực lực phản đối Trung Quốc in đường lưỡi bò, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, vào hộ chiếu điện tử". Thì ra sự xuống nước của Trung Quốc là như vậy.

Xin có nhời thưa với bác Nhã rằng, giới cầm quyền chóp bu Trung cộng nó không coi mấy cái hội nghị này ra gì đâu. Nó cũng chẳng coi quan điểm của mấy ông học giả học thật người Tàu là quan điểm của nó đâu. Bọn ấy đi dự để cho vui thôi. Tin họ làm gì cho phí lòng tin.

Vậy thì mình nhận xét như vầy:

-Bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh đánh chết cái nết không chừa, thừa thủ đoạn và âm mưu thâm độc để chống phá Việt Nam (việc in lưỡi bò vào hộ chiếu là cực kỳ xảo quyệt). Tin nó thì đổ thóc giống ra mà ăn.

-Nhiều bác nhà ta, nhất là những vị được coi là học giả, nhà nghiên cứu thì lại cực kỳ ngây thơ, ngây thơ cụ, hoặc giả vờ ngây thơ. Dân ta quân đội ta chả trông chờ gì được ở các vị ấy. Chỉ tiếc thời nay không còn người bất khuất như Giang Văn Minh nữa.

22.11.2012
Nguyễn Thông

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

'Kinh tế Đông Nam Á đã đến lúc bùng nổ'

Nhìn người ta đua nhau phát triển mà buồn cho nước VN mình:

Đông Nam Á đang được coi là điểm sáng của kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng nhanh, nhu cầu nội địa mạnh và thị trường chứng khoán khởi sắc.
Thế giới sốt vì 'mỏ vàng' Myanmar
Triệu phú Indonesia sẽ tăng nhanh nhất châu Á

Sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã chọn Đông Nam Á là địa điểm đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài. Việc đó càng củng cố thêm những dự đoán về tầm quan trọng của kinh tế khu vực này với toàn cầu.

Trong khi cả thế giới đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao và tăng trưởng chậm, kinh tế Thái Lan quý III tăng mạnh hơn dự đoán với 1,2% so với quý trước. Cuối tuần qua, Malaysia cũng công bố GDP quý III tăng 5,2% so với cùng kỳ, thấp hơn 5,6% quý II, nhưng vẫn vượt dự báo của các chuyên gia.

Myanmar đang là tâm điểm của giới đầu tư toàn cầu. Ảnh: Bizdaily

TQ tìm mọi cách cô lập VN: Campuchia ngày càng thân Trung Quốc

Trung Quốc đang tìm mọi cách cô lập Việt Nam, trước hết là để không quốc tế hóa được vấn đề Biển Đông, sau là để kìm hãm sự phát triển của VN và ảnh hưởng của VN trong khu vực Đông Nam Á.

Khi lãnh đạo các quốc gia châu Á Thái bình dương tới Campuchia tuần này, họ, đặc biệt là Tổng thống Mỹ Obama, được chào đón nồng nhiệt. Nhưng người bạn thân thiết lâu năm của Phnom Penh vẫn là Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ đổ tiền vào Thái Lan
Chính sách đối ngoại thời Tập Cận Bình

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Campuchia
 Hun Sen trong một hội nghị của ASEAN tuần này. Ảnh: AFP

Đây là lần đầu tiên ông Obama đến với Campuchia, là tổng thống đương nhiệm đầu tiên đến quốc gia này. Còn với ông Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trung Quốc, thì Campuchia đã là bạn thân, với 15 năm quan hệ ngoại giao, viện trợ, tín dụng và đầu tư.

"Campuchia hiểu rằng Trung Quốc là người đem lại lợi ích lớn nhất cho họ trong nhiều năm qua", Li Mingjiang, nghiên cứu viên về chính sách của Trung Quốc tại Học viện nghiên cứu quốc tế Singapore, nói.

Phản đối Trung Quốc đưa 'lưỡi bò' vào hộ chiếu


Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc đưa đường 9 đoạn mà họ đòi hỏi trên Biển Đông vào mẫu hộ chiếu mới là sai trái, yêu cầu Bắc Kinh hủy bỏ nội dung không phù hợp này.
'Đường lưỡi bò' không có cơ sở pháp lý
Họp 4 bên về Biển Đông là vì hòa bình
Chiến lược chiếm dần của Trung Quốc

"Việc làm của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói trong buổi họp báo hôm nay.

Theo ông Nghị, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái đã in trong mẫu hộ chiếu phổ thông mới.

Báo Financial Times hôm qua đưa tin Trung Quốc đã đưa đường 9 đoạn gây nhiều tranh cãi, thường được gọi là "đường lưỡi bò" vào mẫu hộ chiếu phổ thông điện tử mới cấp cho công dân nước này. Đây là việc làm khiến những nước liên quan trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông phản đối.
Philippines tỏ ra không hài lòng vì Trung Quốc đang tìm cách buộc cơ quan nhập cảnh của Philippines phải hoàn toàn công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, mỗi khi có một công dân Trung Quốc được nhận visa, hay ra vào quốc gia Đông Nam Á bằng mẫu hộ chiếu mới.

'Kinh tế toàn cầu tiếp tục xấu hơn trong năm 2013'


Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Morgan Stanley nhận định năm sau, kinh tế toàn cầu nguy cơ mắc kẹt trong thời kỳ tăng trưởng chậm chạp, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách hành động nhanh và quyết liệt hơn.
IMF: 'Khủng hoảng còn kéo dài hết thập kỷ'
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu

Nhóm chuyên gia kinh tế của ngân hàng này dự đoán, theo kịch bản bi quan nhất, khủng hoảng sẽ bùng nổ năm 2013 khi GDP toàn cầu giảm 2%. Trong báo cáo, Morgan Stanley cho biết: "Hơn bao giờ hết, triển vọng kinh tế đang phải trông chờ vào động thái của các chính phủ và ngân hàng trung ương".

Theo Morgan Stanley, GDP toàn cầu sẽ giảm 2% trong năm tới. Ảnh: CNN

Cũng theo kịch bản này, Mỹ sẽ vượt qua vách đá tài khóa và GDP ba quý đầu năm 2013 sẽ tăng trưởng âm. Còn ở châu Âu, Morgan Stanley cho rằng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ thất bại trong việc giảm lãi suất và phải trì hoãn các chương trình mua trái phiếu.

Tuy nhiên, họ cũng khuyên các nhà đầu tư nên nhạy bén, đề phòng các chính sách "quyết đoán và có sức thuyết phục" được tung ra, khiến kinh tế tăng trưởng trở lại. Báo cáo cho biết: "Điều quan trọng là các nhà đầu tư phải thật cởi mở và sẵn sàng chuyển chiến lược nếu chính sách thay đổi". Theo dự báo lạc quan nhất của ngân hàng này, GDP toàn cầu sẽ tăng 4% năm 2013, cao hơn so với 3,1% năm 2012.

VN đang bị TQ tìm cách cô lập: Trung Quốc sẽ ào ạt đổ tiền vào Thái Lan

VN đang bị TQ tìm cách cô lập:


Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mang đến hy vọng cường quốc châu Á là một khách hàng tiềm năng của Thái Lan trong lĩnh vực đầu tư và thương mại, khi ông có chuyến thăm chính thức quốc gia Đông Nam Á,
ASEAN lại bất đồng vì Biển Đông
ASEAN giục Trung Quốc đàm phán về tranh chấp biển

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và người đồng cấp 
Thái Lan Yingluck Shinawatra trong cuộc gặp tại Thái Lan. Ảnh: AFP

Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Thái Lan, đặc biệt là gạo, mở rộng đầu tư với tốc độ 15%/năm tại xứ sở chùa vàng và mở tuyến đường bay mới giữa hai nước, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra phát biểu sau cuộc họp với người đồng cấp Trung Quốc ngày 21/11 cho biết.

Về phía Thái Lan, Thủ tướng Yingluck nói bà đã đề nghị Trung Quốc đầu tư 50 tỷ USD cho khu công nghiệp cảng nước sâu mà Thái Lan cùng phát triển với chính phủ Myanmar tại Dawei, miền nam Myanmar, cũng như các dự án đường sắt và phòng chống lũ lụt khác. Thái Lan cũng quan tâm đến việc đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô và ngành cao su của Trung Quốc.

'Đường lưỡi bò' không có cơ sở pháp lý

Xem bản đồ trong bài mới thấy yêu sách về lãnh thổ biển của ta cũng khiếp (đường vàng)

'Đường lưỡi bò' không có cơ sở pháp lý

Các nhà nghiên cứu quốc tế nhất trí rằng đường lưỡi bò và cái gọi là "quyền lịch sử" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và gây quan ngại cho sự an ninh, hòa bình trong khu vực Biển Đông.
Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế Biển Đông


Sau ba ngày làm việc với 36 tham luận và 107 ý kiến thảo luận, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đã bế mạc vào cuối ngày 21/11.
Điểm nhấn của hội thảo là các học giả đã xem xét tác động và hiệu lực phán quyết mới nhất của của Tòa án quốc tế về phân định biển giữa Nicaragua và Colombia ngày 19/11/2012 đối với tranh chấp Biển Đông. Nhiều ý kiến cho rằng lập luận về đường lưỡi bò dựa trên quyền lịch sử của Trung Quốc cũng không có cơ sở. Bởi lẽ quyền lịch sử của các quốc gia nếu được thiết lập cũng phải nhường hiệu lực cho quyền chủ quyền và quyền tài phán. Điều này được quy định trong Công ước luật biển 1982 về đặc quyền cho các quốc gia ven biển.

Kinh nghiệm du lịch: Bất trắc trên các cung đường phượt

Kinh nghiệm du lịch:

Tháng 9/2010 hai thành viên trong nhóm phượt Thái Bình và Hải Phòng đã tử nạn tại Lào Cai. Tháng 7/2012, một bạn gái sinh năm 1991 đã tử vong trên đường chinh phục cực Đông của Việt Nam do đuối sức. 

Trong các chuyến phượt, xe máy thường được bạn trẻ lựa chọn để có thể tự do khám phá những nơi thâm sơn cùng cốc, nhằm tiết kiệm chi phí, tự chủ về thời gian, chủ động dừng ở những đoạn có cảnh đẹp để chụp hình… Song, nó cũng là yếu tố đầu tiên tạo nên những rủi ro.
Hồng Hạnh, 23 tuổi, thành viên đoàn phượt xe máy lên Hà Giang cuối tháng 10 vừa rồi kể, trong chuyến đi, cô đã chứng kiến 4 vụ tai nạn của các đoàn phượt Hà Giang. Nguyên nhân một phần là đường sá hiểm trở, song không ít vụ tai nạn xảy ra bởi tính hiếu thắng, sự liều lĩnh của các tay lái thích phóng nhanh, vượt ẩu.
"Chặng đầu tiên, bọn em đi xuyên đêm từ Tuyên Quang lên thị xã Hà Giang. Do đi với tốc độ cao, lúc gặp ôtô trên đường phải phanh gấp nên em và 2 bạn nữa bị ngã xe khá nặng…”, Hạnh kể. Cô may mắn chỉ bị thương nhẹ, nhưng 2 thành viên đi cùng bị vỡ đầu gối phải đón xe về Hà Nội ngay trong đêm.

Dân phượt phải đối mặt với nhiều khó khăn trên đường đi...
Một số bạn trẻ còn bất chấp khó khăn của thời tiết như mưa gió, bão lũ, sạt lở… để chinh phục những vùng đất mà họ đã lên kế hoạch trước đó. Bên cạnh đó, số lượng người quá đông, khó kiểm soát được đội hình cũng khiến tai nạn xảy ra. Con người cũng là nguyên nhân quan trọng, bắt nguồn từ việc không hiểu nhau, mất đoàn kết nội bộ, dẫn đến xích mích khiến thành viên có những hành động không hay.

Sức ép tốc độ gia tăng nợ xấu


Tác giả: NGUYÊN HƯNG
Nợ xấu, phá sản, trả giá cho thời ham hố
Được cứu nợ xấu: ngân hàng, BĐS lại lên hương
Tăng tín dụng: Hạ lãi suất hay gỡ nợ xấu?
Xử nợ xấu: Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị gì?

(VEF.VN) - Con số nợ xấu chưa đáng sợ nhưng diễn biến nợ xấu thì rất đáng sợ khi tốc độ tăng nợ xấu trong năm nay tăng rất cao, đỏi hòi nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống.mChuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch, cho biết ông là người lạc quan nhưng niềm tin của ông đang giảm đi và thấy lo hơn trước các thông tin về nợ xấu khi người đứng đầu ngân hàng nhà nước (NHNN) công bố trước Quốc hội.

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thì thì nợ của Việt Nam hiện khoảng 8,86% tổng dự nợ tín dụng (khoảng 2,75 triệu tỷ đồng Việt Nam), hay con số nợ xấu khoảng 252.000 tỷ đồng tính tới thời điểm 30/9/2012.

Đây là con số đã tăng hơn so với 8,6% hay 202.000 tỷ đồng nợ xấu được Chánh thanh tra NHNN Nguyễn Hữu Nghĩa công bố hồi tháng 7 vừa qua.

Về thực trạng nợ xấu, ông Bình cho biết, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng thì nợ xấu chỉ có 4,93% nhưng theo NHNN thì con số là 8,82%. Trong khi đó tốc độ gia tăng nợ xấu tăng chóng mặt. Năm 2008, nợ xấu tăng 74%, năm 2009 tăng 27%, năm 2010 tăng 41%, năm 2011 tăng 64% và chỉ 10 tháng đầu năm 2012, nợ xấu đã tăng 66%, một tốc độc tăng khủng khiếp.


Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết từ tháng 8/2011 ông đã nhìn thấy nguy cơ nợ xấu tăng nhanh và đây cũng là lần đầu tiên NHNN công bố con số về nợ xấu. Trong một cuộc họp của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia năm 2011, Thống đốc Nguyễn Văn Bình là người đầu tiên đặt vấn đề về nợ xấu, tảng băng nợ xấu ảnh hưởng tới nền kinh tế thế nào.