Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Quốc kỳ Việt Nam qua các thời kỳ


1. Long Tinh Kỳ (1802-1885) : Quốc Kỳ nguyên thủy của triều đình Nhà Nguyễn
Long Tinh Kỳ
Đối chiếu với các tài liệu được tham khảo thì lá quốc kỳ đầu tiên trong thời nhà Nguyễn đã được đặt tên bằng tiếng Hán là “Long Tinh Kỳ”. (Ghi chú cho tuổi trẻ Việt Nam: Ý nghĩa của các chữ Hán như sau: Kỳ là cờ. Long là Rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng. Râu tua màu xanh dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ. Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời, mà cũng có nghĩa là màu đỏ. Màu đỏ còn biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành. Long Tinh Kỳ là Cờ Rồng có chấm Đỏ viền tua xanh, biểu hiệu cho một dân tộc có nguồn gốc Rồng Tiên ở phương Nam vùng nhiệt đới.)
 2. Đại Nam Quốc Kỳ (1885-1890)
Đại Nam Quốc Kỳ

Đây là hình lá cờ Đại Nam của triều đình Đồng Khánh, được tìm thấy qua tài liệu của người Tây phương.
  

MỸ: ĐÁNH GIÁ NHIỆM KỲ CỦA TỐNG THỐNG BARACK OBAMA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Hai, ngày 5/11/2012

(Tạp chí The Economist)

Không phải từ năm 1933 mới có một tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức trong bối cảnh kinh tế ảm đạm như khi Barack Obama đặt bàn tay trái của mình lên cuốn Kinh thánh vào tháng 1/2009. Hệ thống ngân hàng gần như sụp đổ, hai công ty lớn sản xuất ôtô trượt dốc đến chỗ phá sản; và công ăn việc làm, thị trường nhà và sản lượng đều suy giảm.

Bị vây quanh bởi những thúc ép chính trị, các tổng thống đã thành đặc trưng chỉ có ảnh hưởng ít nhất đối với nền kinh tế Mỹ. Ông Obama, giống như Franklin Roosevelt năm 1933 và Ronald Reagan năm 1981, là một ngoại lệ. Không chỉ những quyết định của ông sẽ có tính quyết định đối với sự phục hồi kinh tế, mà ông còn có một cơ hội để định hình nền kinh tế vốn đã nổi lên. Như một nhà cố vấn đã nói, cuộc khủng hoảng này không nên được phép để uổng phí.

Ông Obama đã để mất cơ hội chăng? Gần 4 năm sau, các cử tri dường như đều nghĩ như vậy: sự tán thành việc quản lý kinh tế của ông gần như xuống tới điểm thấp nhất, trở ngại lớn nhất duy nhất đối với việc tái cử của ông. Tuy nhiên, đây không phải là một sự đánh giá công bằng về thành tích của ông Obama, mà phải xem xét không chỉ những kết quả mà còn những quyết định mà ông đã đưa ra, những lựa chọn thay thế được cân nhắc và những trở ngại trên con đường của ông. Được xem xét dưới ánh sáng đó, thành tích đạt được là tốt hơn. Việc ông xử lý khủng hoảng và suy thoái đã gây ấn tượng. Không may những nỗ lực của ông về việc tái định hình nền kinh tế thường không có được hiệu quả mong muốn. Và lĩnh vực tài chính công của Mỹ đang ở trong tình trạng thảm hại.

Toàn văn bài phát biểu thừa nhận thất bại của Romney


"Tôi mong ước, tôi ước giá có thể đáp ứng niềm hy vọng của các bạn dẫn dắt đất nước này theo một hướng đi mới, nhưng đất nước đã chọn một nhà lãnh đạo khác", ứng viên Cộng hòa Mitt Romney phát biểu trong đêm bầu cử.

Ông Mitt Romney phát biểu trước những người ủng hộ
thành phố Boston, bang Massachusstte vào tối 6/11. Ảnh: AP.

Phát biểu trong đêm bầu cử trước những người ủng hộ ở thành phố Boston, bang Massachusstte, ông Mitt Romney thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống. 

Dưới đây là toàn văn nội dung bài phát biểu của ông.

"Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn các bạn của tôi. Cảm ơn các bạn vô cùng.

Tôi vừa gọi điện cho Tổng thống Obama để chúc mừng ông ấy. Những người ủng hộ và đội tranh cử của ông ấy cũng đáng được chúc mừng. Tôi chúc họ sức khỏe, đặc biệt là chúc tổng thống, đệ nhất phu nhân và con gái họ.

Đây là thời khắc đầy thử thách cho nước Mỹ, và tôi cầu nguyện tổng thống sẽ thành công trong việc dẫn dắt đất nước chúng ta.

Diễn Văn Chiến Thắng của Obama

Diễn Văn Chiến Thắng của Obama


Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều.
Đêm nay, hơn 200 năm sau thuộc địa cũ giành quyền tự định đoạt số phận, nhiệm vụ hoàn thành một liên minh lại phải tiếp tục tiến về phía trước.
Tiến về phía trước vì các bạn. Tiến về phía trước vì các bạn đã xác nhận một lần nữa tinh thần đã giúp chúng ta chiến thắng cả chiến tranh và suy thoái, tinh thần đã đưa đất nước khỏi vực sâu thất vọng tới đỉnh cao hy vọng. Niềm tin rằng trong khi mỗi chúng ta sẽ theo đuổi một giấc mơ riêng, thì chúng ta vẫn là một gia đình Mỹ và chúng ta đi lên hay thất bại cùng nhau với tư cách một quốc gia, một dân tộc.
Trong cuộc bầu cử tối nay, các bạn, những người Mỹ, nhắc nhở chúng ta rằng con đường vẫn còn chông gai, trong khi hành trình của chúng ta vẫn còn dài, chúng ta phải tự nâng mình dậy để tranh đấu, và từ trong trái tim chúng ta biết rằng điều tốt đẹp nhất vẫn chưa đến với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Hai con hổ được nuôi trong nhà dân

Độ này tự nhiên mình thích tin về dân nuôi hổ.
Trông các chú hổ xinh quá.

Hai con hổ được nuôi trong nhà dân

Hai con hổ nặng khoảng 70kg được cảnh sát phát hiện đang được nuôi nhốt trong lồng sắt tại một nhà dân ở tỉnh Nghệ An.

Ngày 6/11, cảnh sát môi trường huyện Diễn Châu (Nghệ An) kiểm tra nhà ông Nguyễn Văn Sáng (57 tuổi) ở xã Diễn Quảng và phát hiện trong chuồng sắt nhốt hai con hổ nặng khoảng 70 kg. Ông Quảng cho biết, hai con hổ do người em họ mang đến gửi nên ông không biết được nguồn gốc xuất xứ.
Hai con hổ nặng 70 kg, sức khỏe tốt được phát hiện trong nhà dân. Ảnh: N.P
Hai con hổ nặng 70 kg được nuôi nhốt trong tình trạng sức khỏe tốt. Ảnh: N.P

Sáng 7/11, công an huyện Diễn Châu triệu tập bà Nguyễn Thị Thể (xã Đô Thành, huyện Yên Thành), em họ ông Sáng lên làm việc. Bà Thể khai, đã nuôi hai con hổ trên tại nhà riêng từ tháng 2/2011. Gần đây, thấy chính quyền và cảnh sát kiểm tra gắt gao chuyện nuôi hổ trái phép nên bà Thể đã mang sang gửi ở nhà ông Sáng.

Đọc sách văn học online - thú vui mới của giới trẻ


(Nguoiduatin.vn) - Không cần tốn nhiều thời gian để đến các hiệu sách chọn và tìm mua sách văn học mình yêu thích, bạn trẻ chỉ cần ngồi nhà, nhấp vài cú chuột là có thể... đọc. Đọc sách văn học online đang là thú vui mới của giới trẻ trong thời đại công nghệ @ này.
Giới trẻ mê mẩn với những trò chơi ngoài sách vở
Ớn lạnh tiệc bikini của giới trẻ Sài thành

Cầm quyển sách đọc là bị... "ẩm IC"

Có nhiều lý do để giới trẻ thích đọc online, nhưng nguyên nhân chủ yếu là sự tiện dụng. Cách đọc "tĩnh" này khiến nhiều bạn trẻ không phải chen chúc trong các thư viện sách, không phải cầm trên tay những quyển sách dày cộp. Những bạn trẻ ham đọc sách văn học online đã mách nhau nhiều địa chỉ như: Đọc sách online, thư viện online, sách hay online... Đó là những trang web có số lượng bạn trẻ truy cập nhiều nhất.

Trên các trang này có đủ sách thuộc nhiều lĩnh vực để lựa chọn và các loại sách mới cũng được cập nhật thường xuyên. Theo đường dẫn của các trang web này, chúng tôi phát hiện, thời gian vừa qua, các bạn trẻ truy cập vào hạng mục sách văn học nhiều nhất. Họ coi đó như "thư viện nhà mình", tranh thủ đọc bất kỳ thời gian nào (có thể) trong ngày.

15 năm Internet VN: Hành trình thuyết phục ròng rã


Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông, chia sẻ rằng mỗi ngày thấy chị bán rau, anh xe ôm... trước nhà cũng có điện thoại, cũng bàn chuyện trên Internet, ông lại xúc động và thấy may mắn vì đã mạnh dạn vận động mở cửa Internet.

Được mệnh danh là người có ảnh hưởng số một đến Internet Việt Nam và có tên trong danh sách 50 Người Tiên phong do VnExpress.net tổ chức bầu chọn, tiến sĩ Mai Liêm Trực không giấu được sự bồi hồi khi nhớ lại quãng thời gian không thể nào quên - những ngày đầu Việt Nam hoà mạng Internet toàn cầu cách đây 15 năm (Internet mở cửa từ 19/11/1997) và quá trình vận động nhằm thay đổi quan niệm về quản lý Internet kéo dài xuyên qua hai thế kỷ.


- Cách đây 15 năm, không phải ai cũng có thể hiểu được tầm quan trọng của Internet. Trong hoàn cảnh nào ông đã nhận thấy sự cần thiết phải triển khai Internet ở Việt Nam?

- Năm 1991, tôi sang Mỹ dự hội nghị thông tin vệ tinh của thế giới và bạn bè quốc tế giới thiệu với tôi về Internet. Tôi cảm thấy rất hấp dẫn bởi khi đó chúng ta đã có điện báo, điện thoại, fax nhưng cùng với Internet là sự phát triển của thư điện tử. Cũng trong năm đó, World Wide Web ra đời đã tiếp sức mạnh và làm tăng triển vọng của mạng kết nối toàn cầu. Khi về nước, tôi cùng các nhà khoa học công nghệ như ông Bạch Hưng Khang, Trần Bá Thái... hỗ trợ nhau về viễn thông và công nghệ để làm sao kết nối Internet ra nước ngoài. Những bức thư điện tử đầu tiên của các lãnh đạo và chuyên gia Việt Nam với một số nước, như e-mail của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi cho lãnh đạo Thụy Điển chính là chất xúc tác lớn cho khát vọng của những người làm khoa học công nghệ và viễn thông là sớm triển khai Internet ở Việt Nam.

Thơ vui: Ngày xưa và ngày nay

Thơ vui: Ngày xưa và ngày nay


Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột, như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu
Hơn nửa thế kỷ dãi dầu
Tháng ngày oanh liệt còn đâu nữa mà
Ngày xưa súng ống sáng loà
Bây giờ chẳng khác quả cà mốc meo
Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi

LÀO XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC NỐI VIENTIANE VỚI LAO BẢO

LÀO XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC NỐI VIENTIANE VỚI LAO BẢO

Ngày 5/11, tại thủ đô Vientiane đã diễn ra lễ ký dự án xây dựng tuyến đường sắt nối Lào và Việt Nam. Dự án có tổng kinh phí 5 tỷ USD, do Tập đoàn Giant Consolidated Limited của Malaysia làm chủ đầu tư.

Tham dự lễ ký có Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong và Thủ tướng Malaysia Mohd Najib Tun Abdul Razak.

Tuyến đường sắt có tổng chiều dài 220km, sẽ được xây dựng tại tỉnh Savannakhet ở Trung Lào, đến biên giới cửa khẩu Lao Bảo của Việt Nam. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành trong 5 năm và đây sẽ là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Lào nối trực tiếp với Việt Nam.

Tỉnh Savannakhet nằm trên hành lang Đông-Tây nối liền Thái Lan, Lào và Việt Nam thông qua cầu Hữu nghị Lào-Thái Lan bắc qua sông Mekong và đường số 9. Con đường huyết mạch Bắc-Nam trên đường 13 chạy từ Trung Quốc qua Lào đến Campuchia cũng đi qua Savannakhet.

Người Việt ở Mỹ


Theo báo cáo vừa công bố của cục Điều tra dân số Mỹ (US Census Bureau), vào năm 2010 tổng số người Việt ở Mỹ là 1.548.449 người, tăng 38% so với năm 2000.

Người Việt hiện đứng thứ tư trong số các cộng đồng châu Á ở Mỹ, xếp sau cộng đồng Trung Quốc (3,34 triệu người), Ấn Độ (2,843 triệu người), và Philippines (2,556 triệu người).

Tập trung ở mười bang
Vào năm 2010, 3/4 người Việt sống tập trung trong mười bang Mỹ. Trong đó, dẫn đầu là California (581.000 người), Texas (210.000 người), Washington (67.000 người), Florida (58.000 người), Virginia (54.000 người), Georgia (45.000 người), Massachusetts (43.000 người), Pennsylvania (39.000 người), New York (29.000 người) và Louisiana (28.000 người). 

Trượt tuyết trên đỉnh Monts Jura

Trượt tuyết trên đỉnh Monts Jura

Mấy hôm nay ngắm cảnh tuyết trên núi Monts Jura qua cửa sổ làm mình lại nhớ đến những lần đi trượt tuyết trên đó. Tiếc rằng hồi đó lười không chụp ảnh, duy nhất có đợt mới bắt đầu học trượt tuyết đầu năm 2010 có chụp 1 số ảnh. Dưới đây là một vài kiểu trong số đó. Xem lại ảnh cũ này mới thấy sau gần 3 năm, nay Đức Nguyên và Đức Trung đã lớn hơn hẳn so với hồi đó.

Đức Nguyên trong bộ quần áo trượt tuyết màu xanh.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Lợi ích nhóm trong nền kinh tế Việt Nam

Lợi ích nhóm trong nền kinh tế Việt Nam

2012-11-06
Với những bất ổn của kinh tế vĩ mô hiện nay, mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nhóm lợi ích và đa số người tiêu dùng tại Việt Nam không ngừng trở nên gay gắt.
AFP photo, Một dự án bất động sản lớn tại Hà Nội chụp hôm 04/10/2012
Một hình thức tham nhũng
Từ hồi tháng 10 năm ngoái, trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 3, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến vấn đề lợi ích nhóm trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư ở Việt Nam.
Vấn đề lợi ích nhóm gần đây được nhắc đến ngày một nhiều. Mấy hôm trước đây, cụm từ này đã vang lên trong hội trường Quốc hội, khi Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, bà Lê Thị Nga đề cập đến ngành xăng dầu. Mỗi lần doanh nghiệp xăng dầu tăng, giảm giá đều có biểu hiện bắt tay ấn định giá, vi phạm luật cạnh tranh. Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, cụ thể vấn đề giá xăng dầu hiện nay như sau:
Vấn đề giá xăng dầu, Việt Nam hiện nay đang thực hiện theo Nghị định 84 của Chính phủ. Trong lãnh vực kinh doanh xăng dầu, vẫn còn là một loại thị trường độc quyền, 3 công ty chiếm thị phần gần 90%. Trong bối cảnh chưa có một thị trường cạnh tranh thực sự, Nghị định lại quy định để cho doanh nghiệp độc quyền tự định giá. Khi giá thế giới tăng cao thì các doanh nghiệp này yêu cầu tăng ngay. Khi giá thế giới giảm, đặc biệt là giảm rất sâu, thì các doanh nghiệp này chần chừ không giảm. Trước áp lực của công luận, các doanh nghiệp này buộc mới giảm và giảm nhỏ giọt.
Trong thực tế hiện nay, biểu hiện của lợi ích nhóm trong kinh doanh xăng dầu thể hiện chỗ những tập đoàn này. Vì mục đích lợi nhuận, và do giữ vị thế độc quyền, các tập đoàn này không tăng giảm theo giá cả thế giới. Điều đó đang gây bất ổn về giá cả trong nền kinh tế thị trường.

Sách… một trang: Ngông?


Sách… một trang: Ngông?

PN - Thị trường vừa xuất hiện cuốn sách lạ mang tên Lifebook - cuốn sách cuộc đời, do Công ty sách Alphabooks - NXB Hồng Đức xuất bản từ dự án cùng tên của một nhóm điều hành trẻ gồm Trần Quang Tùng, Trịnh Hà Lê, Khuất Ngọc Hân, Đào Thị Hương Giang, Nguyễn Văn Thanh... Có định dạng như mọi cuốn sách khác, nhưng sự khác thường nằm ở chỗ cuốn sách chỉ có… một trang nội dung. Đây là một cuộc chơi ngông hay một dự án ý nghĩa của người làm sách trẻ?
    Những Cuốn sách cuộc đời đang được bày bán
    Thực tế, đây là cuốn sách dày 300 trang, nhưng ngoài trang đầu ghi ít dòng thể hiện thông điệp “Vì cuộc đời này là của bạn”, các trang còn lại là những tờ giấy trắng. Người mua sách sẽ “điền vào chỗ trống” bằng những dòng tâm sự, trải lòng, những ước mơ của mình lên những trang sách bỏ trống. Độc giả cũng có thể chính là một trong những tác giả của cuốn sách.
    Liệu có nhiều người sẽ chịu bỏ ra 88.000đ mua một cuốn sách trống trơn? Mua rồi liệu có viết, viết xong liệu có muốn gửi ngược lại cho người bán?

    (2) Đôi điều về dịch thuật

    Blog / Nguyễn Xuân Hoàng


    Trịnh Y Thư

    PHẦN 2

    4.
     
    Bạn hỏi tôi tại sao chọn con đường dịch thuật. Không, tôi đâu có chọn nó. Nó chọn tôi đấy chứ. Dịch mệt lắm. Dịch còn có nghĩa là sai khiến. Với tôi, nó đồng nghĩa với “dịch vật”. Từ điển Hán-Việt của cụ Đào Duy Anh định nghĩa “dịch vật” là “Sai khiến mọi vật, như dùng trâu cày dùng ngựa cỡi.” Đôi khi người dịch chẳng qua chỉ là con trâu kéo cày, bảo gì làm nấy, đổ mồ hôi, sôi nước mắt.
     
    Và “dịch vật” nhất là dịch thơ.
     
    Dịch một bài thơ có lẽ nhanh chóng hơn dịch một cuốn tiểu thuyết nhưng chưa chắc đã dễ dàng hơn. Tôi không tin tưởng vào việc dịch thơ lắm mặc dù trước đây tôi có lai rai dịch một số thơ của Yevgeny Yevtushenko, Boris Pasternak, Czeslaw Milosz, Robert Frost . . . sang Việt ngữ, phần lớn là những bài tương đối dễ dịch, dễ hiểu, không đòi hỏi chữ nghĩa ẩn mật hoặc tư duy siêu hình. Có nhiều lập luận chống đối việc dịch thơ, phần lớn là của các nhà thơ. Họ bảo bản dịch không bao giờ lột tả được trọn vẹn cái phong phú và ẩn mật của chữ nghĩa trong nguyên tác. Quả tình tôi không rõ lắm, hoang mang là đằng khác, và mỗi lần dịch thơ, tôi đều cảm thấy có cái gì bất ổn.

    (1) Đôi điều về dịch thuật

    Blog / Nguyễn Xuân Hoàng


    Trịnh Y Thư

    PHẦN 1

    1.

    Trước khi nói đến dịch thuật, bạn hãy cho phép tôi đưa ra một nhận định hết sức cơ bản và sơ đẳng như sau: Giữa bất kì hai ngôn ngữ dân tộc nào không hề hiện hữu sự đồng dạng cùng chia sẻ một hệ thống phối ngữ biến những kí hiệu ngôn từ hữu cơ thành những biểu hiệu có ý nghĩa. Nếu bạn chấp nhận đó là định đề hay nguyên lí đã được chứng minh thì tôi có thể rút ra một hệ luận dùng làm nguyên tắc chỉ đạo cơ bản cho công việc dịch thuật, đó là, nội dung một dịch phẩm ít nhiều có thể bị thêm, bớt, hoặc sai lệch với nguyên tác. Hầu hết các thể loại dịch thuật đều bị chi phối bởi nguyên tắc này, ít hơn ở sách giáo khoa, khoa học thường thức và nhiều hơn ở bình diện văn học. Nếu bạn đồng ý như thế, tôi có thể bảo dịch thuật văn học là sự tái tạo, hoặc sáng tác lại, một tác phẩm văn học để cho nó một đời sống mới.

    Rất có khả năng nó sẽ tái hiện ở một “đời sống mới”. Bốn thành tố quyết định đời sống của tác phẩm là thời đại, nhà văn, tác phẩm và người đọc; một dịch phẩm hiển nhiên phải có riêng nó một đời sống mới bởi nếu dịch phẩm thành công thì chí ít năm mươi phần trăm những thành tố trên là mới. Đời sống mới này đôi khi còn rực rỡ, trường tồn hơn đời sống “cũ” của nguyên tác như trường hợp bản dịch Chinh Phụ Ngâm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm; và, nhìn ở góc độ nào đó, Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du cũng là tác phẩm dịch.

    Trần Đăng Khoa viết tiếp về người Việt đọc sách


    (VOV) -Nhà trường hãy trở thành nơi đầu tiên, cùng với gia đình, tạo cho con người thói quen và niềm say mê đọc.

    Trong buổi hầu chuyện bạn đọc tuần trước, tôi có thưa với các Thượng Đế rằng, tôi rất nghi ngờ, nếu ai đó bảo người Việt bây giờ rất ít đọc sách hoặc không còn ai đọc sách nữa. Nếu không còn ai đọc thì người ta in sách ra để làm gì.

    Chúng ta không có nhà xuất bản tư nhân. Nhưng các nhà xuất bản nhà nước đều do các tư nhân chi phối. Sách in khá đẹp và giá rất đắt. Có cuốn vài trăm ngàn. Có cuốn đến cả triệu bạc. Cái giá ấy đâu có dành cho người bình dân buôn thúng bán mẹt và các trí thức, học giả về hưu. Vậy mà vẫn trên trời dưới sách.

    Người ta đẩy giá lên để có tiền chia cho người in sách, bán sách, quảng bá sách. Nhiều nhà buôn sách giàu sụ, có xe hơi, nhà lầu. Còn các nhà văn và các dịch giả, những người làm ra chính cuốn sách thì lay lắt. Không ai có thể sống nổi bằng nghề viết sách, dịch sách.

    Thói quen đọc sách cần được tạo từ thuở nhỏ (Ảnh minh hoạ)

    Ngắm Monts Jura chiều 6.11.2012

    Monts Jura chiều 6.11.2012

    Chiều nay đi làm về sớm, trời nắng đẹp, khác hẳn mấy hôm nghỉ cuối tuần mưa liên tục. Tiện thể máy ảnh đang để trong ô tô, lấy ra chụp vài kiểu đỉnh Monts Jura và quang cảnh trước nhà.

     Monts Jura nhìn từ vườn trước nhà. 
    Tuyết đã tan nhiều sau gần một tuần mưa liên miên

    Khám phá Tây Bắc mùa thu

    Khám phá Tây Bắc mùa thu

    Ruộng bậc thang vàng óng, những nương ngô trải dài bước vào kỳ thu hoạch, rừng cây lá xanh lá đỏ ẩn hiện quanh đồi núi trập trùng. Du khách được chiêm ngưỡng cảnh sắc núi rừng Tây Bắc với vẻ đẹp khó quên.

    Lên Tây bắc, du khách phải trải qua những đường đèo núi gập ghềnh, song được ngắm nhìn những ngọn núi hùng vĩ thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Trong các tour hành trình Tây Bắc du khách được đi qua các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

    China is Okay - Trung Hoa Vẫn Ổn



    China is Okay

    Trung Hoa Vẫn Ổn
    Stephen S. Roach

    Stephen S. Roach

    Aug. 29, 2012

    29/8/2012

    NEW HAVEN – Concern is growing that China’s economy could be headed for a hard landing. The Chinese stock market has fallen 20% over the past year, to levels last seen in 2009. Continued softness in recent data – from purchasing managers’ sentiment and industrial output to retail sales and exports – has heightened the anxiety. Long the global economy’s most powerful engine, China, many now fear, is running out of fuel.

    NEW HAVEN – Có một sự quan ngại đang gia tăng rằng nền kinh tế Trung Hoa có thể rơi vào tình trạng hạ cánh nặng nề. Thị trường chứng khoán Trung Hoa đã giảm 20% trong năm ngoái, về mức của năm 2009. Sự yếu kém tiếp diễn trong các dữ liệu gần đây – từ nhận định của quan điểm quản lý về sức mua và sản lượng công nghiệp tới doanh số bán lẻ và xuất khẩu – đã làm tăng thêm mối lo ngại. Đã từng tạo ra động lực mạnh mẽ nhất cho nền kinh tế toàn cầu kéo dài, Trung Hoa, hiện giờ có nhiều quan ngại rằng, đang rơi vào trạng thái ‘hết nhiên liệu’.

    Quan Vân Trường (2011)


    Quan Vân Trường (2011)




    Cá Mập Lên Bờ 2012 [Phim Kinh Dị Mỹ 2012]

    Cá Mập Lên Bờ 2012 

    [Phim Kinh Dị Mỹ 2012]



    NĂM QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

    5 Myths About the Chinese Communist Party 

    NĂM QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC



    5 Myths About the Chinese Communist Party

    NĂM QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

    BY RICHARD MCGREGOR

    RICHARD MCGREGOR
    "China Is Communist in Name Only."

    “Trung Quốc là chủ nghĩa cộng sản chỉ trên danh nghĩa”

    Wrong. If Vladimir Lenin were reincarnated in 21st-century Beijing and managed to avert his eyes from the city's glittering skyscrapers and conspicuous consumption, he would instantly recognize in the ruling Chinese Communist Party a replica of the system he designed nearly a century ago for the victors of the Bolshevik Revolution. One need only look at the party's structure to see how communist -- and Leninist -- China's political system remains.

    Quan niệm trên là sai lầm. Nếu Vladimir Lenin tái sinh ở Bắc Kinh vào thế kỷ 21 và tìm cách quay mắt khỏi các toà nhà chọc trời tráng lệ và sự tiêu dùng xa hoa của thành phố này, ông sẽ nhận ngay ra trong đảng Cộng sản Trung Quốc đang cầm quyền một bản sao của hệ thống mà ông đã thiết kế gần một thế kỷ trước dành cho những người chiến thắng của cuộc Cách mạng Bônsêvích. Chỉ cần nhìn vào cơ cấu của đảng là thấy được hệ thống chính trị của Trung Quốc vẫn còn mang tính cộng sản – và theo chủ nghĩa Lênin như thế nào.

    Nhậu côn trùng ở Thủ đô

    Nhậu côn trùng ở Thủ đô31/10/2012 08:14
    Nộm da trâu, thịt đà điểu nướng, cá sấu chiên xù… dường như không còn là “sơn hào hải vị” của dân nhậu Hà thành nữa. Phải bám gót các tay sành ăn uống, tôi mới có cơ hội khám phá được một thế giới ăn nhậu độc, lạ… nhưng không kém phần rùng mình.
    “Của độc là của ngon”
    Từ hồi còn bé xíu, con gái miền núi như tôi đã biết đến cái món khoái khẩu châu chấu rang của mấy ông bố trong những buổi nhậu nhẹt. Và bây giờ, nó cũng trở thành món khoái khẩu của các bậc “thượng đế” nơi phố thị. Nhưng phải nói rằng, thật khó mường tượng chuyện mấy loại côn trùng như bọ xít, giun, bọ cạp, sâu… lại có thể nằm trong thực đơn của nhiều quán nhậu Thủ đô.
    Nhậu côn trùng ở Thủ đô
     
    Vô tình bám gót gã sành ăn người Hà Nội, tên Hùng, tôi bước chân vào quán nhậu khá lịch sự và đẹp mắt ở ven đường Nghi Tàm. Các món Hùng gọi ra có cái tên vừa lạ, vừa quen: Chả trứng kiến, châu chấu sữa, xôi trứng kiến, nhái phơi bờ rào, bọ xít rang lá chanh… 
    Chỉ cần nghe tới đây thôi, tôi giật thót mình. Gọi là gái miền núi thật đấy nhưng nghĩ tới cái mùi hôi đặc trưng của loài bọ xít là thấy ớn người. Nếu ai đã nhiều lần lướt web và bất chợt biết tới câu chuyện bọ xít “ hút máu người” từng xôn xao dư luận thì ắt hẳn việc họ hàng nhà bọ xít trở thành món ăn được ưa thích là điều hoang đường. Khi các món được bày biện ra bàn, tôi cũng như nhiều người thực khách lần đầu tiên đặt chân tới đều đăm chiêu quan sát và lưỡng lự. 

    Trà đạo Việt

    Chủ nhật, 04/11/2012, 00:33 (GMT+7)
    Văn hóa uống trà của người Việt Nam đã hình thành từ thế kỷ thứ 9. Một nếp sinh hoạt đẹp lành, nhất là vào dịp tết đến xuân về, sau hương trà thơm ngát dâng lên tổ tiên là khay trà ấm áp hội tụ gia đình. Không cầu kỳ thủ tục như Chanoyu - trà đạo Nhật - hay Gongfucha - trà đạo Trung Hoa, trà đạo Việt Nam tuy rất thoáng, nhưng cũng kén hương trà.
    Có thể nói trà đạo Việt Nam chẳng những phổ biến ở trong nước mà đã đi ra thế giới qua nhiều loại danh trà mang nhãn hiệu như Mộc Châu, Cầu Tre CTE… Ngày nay đến Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM để tham dự một phiên sinh hoạt của CLB Trà Việt, ta sẽ thấy không như xưa là toàn cụ già khăn đóng áo dài, mà toàn giới trẻ mặc quần jeans áo pull, với 120 thành viên mà người “già” nhất mới 27 tuổi.

    Một đồ trà cổ gồm chén tống và chén quân.
    Nếu lùi một chút, đọc tác phẩm Chén trà trong sương sớm của cố nhà văn Nguyễn Tuân thì mới cảm thấy người xưa đã thấm với đạo trà Việt. Cũng chi li không kém, xin trích dẫn một đoạn: “Nước sôi già lắm rồi. Nhưng thói quen vẫn bắt cụ Ấm rót thử một chút nước xuống đất, bật lên tiếng xèo xèo bốc khói, mới thực sự sôi. Mở đầu cho một công việc vụn vặt trong mỗi ngày tàn còn lại, ông đã sợ nhất cái ấm trà tàu pha hỏng lúc sớm mai”. Xưa trà, rượu đi liền với thơ phú, nay trà rượu đi liền với nhạc ca. Như cụ Ấm cùng các bạn trà thương nhắc nhủ cuộc đời mấy câu thơ gốc chữ Hán diễn Nôm: “Mai sớm một chén trà, canh khuya dăm chén rượu, mỗi ngày mỗi được thế, thầy thuốc không lại nhà”.

    Ẩm thực đường phố Việt Nam lên báo Mỹ

    Ẩm thực đường phố Việt Nam lên báo Mỹ

    (Dân trí) - “Nước Mỹ đã sinh ra những nhà hàng di động nhưng Việt Nam mới là thiên đường ẩm thực đường phố. Không đâu lại có văn hóa ẩm thực đa dạng như Việt Nam”, trang CNNgo.com đã viết về Việt Nam như thế.
     >>  Ẩm thực đường phố Sài Gòn trong top đầu thế giới
     >>  Cảm nhận món ăn Việt giữa lòng Dubai

    Những hàng quán vỉa hè Việt Nam có những mẹo rất riêng hay còn gọi là “bí quyết gia truyền” để có thể hấp dẫn khách đến với quán của mình. Người Việt Nam rất “cơ động”, họ đi lại bằng những chiếc xe máy gọn gàng và len lỏi giữa phố phường đông đúc một cách hăng hái để có thể thưởng thức món ngon mình muốn.
    Ẩm thực đường phố Việt Nam lên báo Mỹ


    Từ bánh mì pa-tê, các món xôi phục vụ nhanh gọn cho tới những món phải tìm tới tận nơi như các loại bún, phở… người bán hàng đều không thiếu khách bởi dòng người hàng ngày đổ ra đường là bất tận và chắc chắn trong số đó có không ít những cái dạ dày đang đói muốn thưởng thức những món ngon lạ miệng.

    Theo chân thợ săn báu vật rừng: Cuộc chiến ngầm

    Theo chân thợ săn báu vật rừng:

    Dân gian từ xa xưa đã có câu: “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt” và xếp thợ rừng vào danh sách đệ nhất tội đồ của thiên nhiên: “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”. Những điều này vận vào trường hợp của nhóm T “fulro” hoàn toàn đúng. Bây giờ họ đã trở thành đại gia rừng già, tài sản hàng trăm tỉ nhưng họ vẫn không chấp nhận ngồi nhà hưởng thụ mà vẫn lang thang lầm lũi trong rừng già, đối mặt với hàng ngàn nguy hiểm như những kẻ “mắc kiếp nạn”.

    Một gốc gỗ hóa thạch hàng triệu năm tuổi do nhóm T. "fulro" phát hiện.


    Những kho báu giữa rừng hoang
    T. "fulro" cho biết, ở Việt Nam có nhiều nhóm thợ săn kho báu rừng già nhưng có đẳng cấp, mạnh vốn như nhóm của anh ta rất hiếm. Trong những chuyến xuyên rừng, khi phát hiện một kho báu, họ lẳng lặng thu gom những báu vật lộ thiên, gọi là "ăn nước nhất" rồi đánh dấu địa điểm để bán lại cho các nhà khai thác "ăn nước hai". Chỉ riêng việc "ăn nước nhất" mỗi người trong nhóm cũng bỏ túi vài tỉ đồng. Trong chuyến đi rừng này, nhóm của T. "fulro" tiếp tục khai thác "ăn nước nhất" mỏ gỗ hóa thạch lộ thiên đã được đánh dấu trước đó. Đó là lý do, T. "fulro" đề phòng tôi cho người bám đuôi.

    LÍNH GÁC THỤY SĨ Ở VATICAN



    [24.06.2012 12:46 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]
    (NCTG) Tại sao đội lính gác tại Tòa Thánh Vatican lại phải là người Thụy Sĩ? Các hướng dẫn viên du lịch thường không giải thích kỹ lắm về thắc mắc này, mặc dù đây là điều không ít người quan tâm.

    Một người lính trong đội quân cận vệ Thụy Sĩ tại Tòa Thánh Vatican
     

    Trong thực tế, các Giáo hoàng không có dây mơ rễ má gì với người Thụy Sĩ. Lần lại lịch sử, vào khoảng thế kỷ thứ XV- XVI thì Thụy Sĩ đang là nước có lực lượng quân đội tinh nhuệ nhất, được rèn luyện tốt nhất. Quân đội Thụy Sĩ đã đánh bại cả quân đội Áo, thời bấy giờ đang được cho là hùng mạnh nhất ở Châu Âu và giành được ba vùng đất - nay là ba bang thuộc miền Trung nước Thuỵ Sĩ, hình thành nước Thụy Sĩ đầu tiên. Sau này, họ mới mở rộng lãnh thổ ra các vùng lân cận.

    Chất lượng đào tạo quân đội của Thụy Sĩ được các nước láng giềng khâm phục và từ đó mà nhu cầu thuê lính Thụy Sĩ để bảo vệ Hoàng gia tại các nước Châu Âu trở nên phổ biến. Họ có mặt cả ở các nước khác ở Châu Âu, không phải chỉ Vatican. Sau đó, Giáo hoàng Julius II (1443-1513) mới là người chính thức yêu cầu thuê đội lính Thụy Sĩ như lính gác và bảo vệ cho Giáo hoàng. Đây được coi là một hợp đồng thuê lao động bình thường. 

    (1) Du lịch châu Âu: CHUYỆN MỘT CHUYẾN ĐI

    Du lịch châu Âu: 


    (NCTG) Bình thường, cứ được đi chơi, dù chỉ một nơi, một ngày là đã thích thú lắm rồi, thế mà lần này mình còn được đi xa gần mười lăm ngàn cây số, sang hẳn một châu lục khác, đến với những thành phố hoàn toàn mới.


    Tiệm cà phê ở Aix dưới cây plantane 

    Đầu thu năm nay, trong chưa đầy chục ngày, mình đi được tất cả năm thành phố, chỗ nào cũng thích mê mệt đến mức nếu viết ra sẽ nhàm vì phải sử dụng mãi một số thán từ kiểu như “tuyệt vời!”, “quá đẹp!” - nhưng, đấy là sự thật mà có lẽ ai cũng đồng ý với mình nếu đã từng đến Budapest (Hungary), Grenoble, Antony, Aix en Provence (Pháp) và Vienna (Áo). 

    Aix en Provence đáng yêu 

    Gây ngạc nhiên nhất cho mình trong cuộc hành trình có lẽ là Aix en Provence, một thành phố nhỏ và cực kỳ xinh đẹp ở miền Nam nước Pháp. 

    "Chát" với nhà văn viết truyện ma nhiều nhất Việt Nam

    "Chát" với nhà văn viết truyện ma nhiều nhất Việt Nam

    (Nguoiduatin.vn) - Từng có một thời, người được sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là viết truyện ma nhiều nhất bị chế độ cũ cấm viết vì cho rằng, đó là cách tuyên truyền của cách mạng.
    "Ma trong các câu chuyện hầu hết đều do tôi tưởng tượng nhưng truyện của tôi có rất ít chi tiết ma quỷ. Trong đó, nhân vật chính hầu hết là ma nữ. Tôi cho rằng, những người thấp cổ bé họng khị bị áp bức, họ ít có khả năng dùng vũ lực, sức mạnh để đấu tranh đòi lại quyền bình đẳng. Chỉ khi chết đi, hồn ma của họ mới trở về và báo oán những kẻ cường hào, ác bá. Đó âu cũng là theo thuyết nhà phật: Gieo gì gặt nấy. Cái cuối cùng mà tôi muốn nói, thông qua những câu chuyện chính là triết lý đó", nhà văn Thượng Hồng (bút danh Người Khăn Trắng) vừa được sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là người viết truyện ma nhiều nhất Việt Nam chia sẻ.
    Nhà văn Thượng Hồng
    Nhân duyên đến với... chuyện ma
    Ông kể lại câu chuyện của một người bạn và nó là một trong những nguyên nhân sau này ông hay viết chuyện ma. Số là vào những năm 1972, khi Sài Gòn còn ngổn ngang, có một anh tài xế chuyên lái xe từ Sài Gòn về Biên Hòa (Đồng Nai) và ngược lại.
    Một ngày nọ, lúc khoảng 6h chiều, khi chạy ngang qua nghĩa trang quân đội chế độ cũ, cách cầu Đồng Nai chừng 500m, anh tài xế mơ hồ thấy một cô gái mặc chiếc áo dài trắng tinh khôi, mái tóc xõa dài buông mềm bay bay trong gió đứng vẫy tay đón xe. Dù chỉ lướt qua, anh cũng kịp thấy một vẻ đẹp kỳ bí, đầy mê hoặc nhưng cũng phủ đầy vẻ liêu trai khó tả. Lúc ấy, trời đã bắt đầu buông sương lạnh xuống. Vừa chạy anh vừa sợ và thắc mắc: "Giờ này sao còn có cô gái đứng đón xe, hay có lẽ cô ấy đang đón xe về nhà". Dù đã chạy qua khoảng 200m, anh vẫn quay xe lại. Anh nghĩ, bỏ một cô gái giữa lúc trời tối thì quá nhẫn tâm. Hơn nữa, xe cộ thường hiếm khi qua lại ở đoạn đường này.

    Chuyện ở ngôi làng Trinh Tiết độc nhất vô nhị



    (Dân trí) - Đó là ngôi làng cổ nằm bên con sông Đáy nổi tiếng với phiên chợ Sêu sầm uất và nghề trồng dâu, nuôi tằm phát triển mạnh đến mức được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm” một thời. Ngôi làng mang tên Trinh Tiết thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
    Cổng làng Trinh Tiết
    Cổng làng Trinh Tiết 
     Sự tích tên làng
    Các cụ cao niên trong làng Trinh Tiết kể lại rằng: xưa kia làng có tên là Bối Lang, sau đổi tên thành làng Sêu, nổi tiếng khắp xa gần bởi có những người con gái hiền dịu, nết na, xinh đẹp, đảm đang, tháo vát, đặc biệt là đức tính thờ chồng nuôi con. Sở dĩ làng có tên “Trinh Tiết” bởi tương truyền rằng: Phụ thân của Thành hoàng làng Triệu Quốc Bảo là một người “xứ trong” ra đây lập nghiệp rồi xây dựng gia đình. Hai vợ chồng chung sống rất hòa thuận và hạnh phúc. Khi sinh hạ được Bảo thì bố mất, để lại cảnh mẹ góa con côi.

    Mẹ Bảo là người phụ nữ nức tiếng gần xa về vẻ đẹp trời phú. Chính vì thế khi người chồng quá cố qua đời, có rất nhiều chàng trai giàu có đến ngỏ lời cầu hôn nhưng bà vẫn một lòng thủ tiết. Bà tần tảo nuôi con một mình, nhất quyết không tái giá. Dân làng cảm phục và noi gương bà, từ đó trở đi ai nấy đều dặn lòng mình phải luôn chung thủy với chồng con.

    10 lý do ASEAN muốn Obama làm tổng thống


    Ngày mai (theo giờ Việt Nam), thế giới sẽ biết được ai là vị tổng thống được cử tri Mỹ lựa chọn. Nhưng với ASEAN, rõ ràng ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm nhận được nhiều cảm tình hơn với 10 lý do sau đây.
    1. Nhìn chung, lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn Obama tại vị vì như vậy ông có thể tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) sẽ được tổ chức 2 tuần tới đây ở Phnom Penh, Campuchia. EAS lần thứ 7 sẽ là một trong những hội nghị quan trọng nhất giữa lãnh đạo các nước ASEAN và các cường quốc lớn trên thế giới gồm cả Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ khi mỗi nước này đang trải qua những thay đổi quan trọng với những diễn biến chính trị trong nước và môi trường năng động bên ngoài. Với ASEAN, Obama biểu hiện cho sự tiếp diễn các cam kết của Mỹ với châu Á.
     - 1
    ASEAN muốn Obama tiếp tục ở lại làm tổng thống Mỹ
    2. Nếu đối thủ Cộng hòa Mitt Romney giành chiến thắng, ông không có lý do để công du tới Đông Nam Á vào bất cứ thời điểm xác định nào trong tương lai. Nhiệm vụ đầu tiên của ông là sẽ củng cố đội ngũ chính quyền mới cũng như tái định hình chính sách đối ngoại của Mỹ với Trung Đông, tập trung vào Israel và Iran. Nếu châu Á có vấn đề, lúc đó vai trò sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc và Nhật Bản. ASEAN sẽ rơi xuống đáy danh sách.