Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

10 nơi đẹp nhất ở Việt Nam trong mắt người nước ngoài

10 nơi đẹp nhất ở Việt Nam trong mắt người nước ngoài

1. Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng

Sở hữu cánh rừng già nằm trong lòng thành phố, bán đảo Sơn Trà được ví như viên ngọc quý của Đà Nẵng. Đến Sơn Trà, du khách vừa có thể lên rừng, xuống biển khi tham gia một loạt các tour trên cạn như khám phá rừng già, tham quan bán đảo bằng trực thăng, tuyến “Không gian Xanh”… và tham gia các tour dưới nước như câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô...

Lên đỉnh thế giới: tháp Burj Khalifa

Du lịch: 

Lên đỉnh thế giới: tháp Burj Khalifa

From the earth to the sky (tạm dịch là hành trình từ mặt đất đến bầu trời) – đó là câu chào mời về một trong những điểm đến hấp dẫn nhất Dubai, (thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập (UAE), mà tôi sớm đọc được ngay khi rời chiếc máy bay của hãng Emirates tại nhà ga số 3.

Toà tháp Burj Khalifa nằm trong tổng thể trung tâm thương mại Dubai nổi tiếng khi được bắt đầu xây dựng năm 2004 và trở thành công trình nhân tạo cao nhất thế giới năm 2009. Tôi quyết định bắt đầu ngày mới tại trung tâm thương mại Dubai, nơi quầy vé đã bắt đầu dòng người xếp hàng để có được mảnh giấy lên đến… trời xanh.
Vinh danh chân dung những kiến trúc sư, chuyên gia,
công nhân... đã góp phần xây dựng Burj Khalifa.

Đường lên bầu trời
Hành trình lên tầng 124 của toà nhà Burj Khalifa chỉ khoảng 1 phút và người ta thổi vào đó đầy những điều kỳ ảo. Những bóng đèn led nhiều màu toả sáng trong thang máy. Càng lên cao âm nhạc càng rộn ràng và hành trình kết thúc khi cánh cửa mở ra với cảm giác choáng ngợp đến run chân khi nhìn xuống bên dưới.

28.000 tỉ đồng cho Sacombank ứng phó

Chỉ một Sacombank mà NHNN phải chuẩn bị 28 nghìn tỷ đồng (1,4 tỷ đô la) để đối phó.Không biết để lo cho cả hệ thống này thì NHNN đã chuẩn bị những gì. Nhưng đúng là NHNN giầu thật.

28.000 tỉ đồng cho Sacombank ứng phó

Sáng nay (3-11), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (MCK: STB) đã tổ chức công bố về việc thay đổi nhân sự hội đồng quản trị. 
Tân chủ tịch Sacombank (đứng giữa)
Ông Phú cũng xác nhận ông Đặng Văn Thành đã được cơ quan điều tra mời làm việc vào ngày 1-11 khi ông đang họp HĐQT. Tại thời điểm này, Sacombank vẫn chưa nhận được thông tin nào từ các cơ quan điều tra cho biết lý do vì sao ông Thành làm việc với các cơ quan điều tra.

Dễ thủng nhĩ, nhiễm khuẩn khi đi lấy ráy tai

“90% trẻ em không cần phải lấy ráy tai; nếu cần, cách tốt nhất là dùng tăm bông thấm giấm ăn ngoáy nhẹ.

Dễ thủng nhĩ, nhiễm khuẩn khi đi lấy ráy tai

Ba ngày sau khi lấy ráy tai ở tiệm hớt tóc, anh Hải nhà ở quận 5, TP HCM thấy tai mình đau nhức dữ dội và chảy dịch vàng. Tại bệnh viện, chàng sinh viên vốn nghiện lấy ráy tai được xác định rách màng nhĩ.

Bệnh nhân cho biết, cậu nhân viên làm tai anh đau nhói nhưng không ngờ lại tổn thương nghiêm trọng như vậy. “Tôi cứ nghĩ màng nhĩ nằm rất sâu. Khó có thể chạm tới được”, bệnh nhân này nói.
Cùng đến Bệnh viện Tai Mũi Họng trong tình trạng tai bị đau nhức và ù kéo dài, anh Khoa nhà ở Tân Bình cũng cho biết mình thường xuyên có thói quen lấy ráy tai ở tiệm.

Màng nhĩ rất dễ bị tổn thương do nằm gần ngoài ống tai.

“Hôm đó khi anh thợ hớt tóc cố lấy miếng ráy to và bám rất sâu thì tôi nghe tiếng 'rắc'. Sau đó tôi ù tai và đau dữ dội trong hai tuần, uống thuốc vẫn không khỏi. Giờ đến bệnh viện mới biết mình bị rách nhĩ”, anh này cho biết.

Doanh nghiệp châu Âu 'chê' môi trường kinh doanh VN


Doanh nghiệp châu Âu 'chê' môi trường kinh doanh VN

Chỉ số Môi trường kinh doanh do Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) tính toán tiếp tục giảm quý thứ 4 liên tiếp, xuống 45 điểm. Đây cũng là quý thứ 2 chỉ số này nằm dưới ngưỡng trung bình.
Việt Nam tiếp tục tụt hạng về môi trường kinh doanh
'Không nên để năng lực cạnh tranh VN rớt mãi'
Chỉ số Môi trường kinh doanh Việt Nam của Eurocham trong vòng 9 quý gần đây.
EuroCham vừa công bố báo cáo Môi trường kinh doanh quý IV/2012, dựa trên kết quả khảo sát các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam. Theo đó, chỉ số Phát triển môi trường kinh doanh (Business Climate Index - BCI) do tổ chức này tính toán giảm từ 48 điểm của quý III xuống mức kỷ lục là 45 điểm. Như vậy, chỉ báo này đã giảm liên tục kể từ đầu năm 2012, sau khi có cải thiện nhẹ vào cuối năm 2011.

Người Việt mở trường tư thục quốc tế tại Lào

Người Việt mở trường tư thục quốc tế tại Lào


Kiettisak International School là trường quốc tế đầu tiên được thành lập năm 1992 tại thủ đô Vientiane nước Lào, sau một quá trình vận động và thuyết phực khá gian nan từ một phụ nữ mà ông bà tổ tiên người Việt đến định cư ở Paksé từ những năm bốn mươi của thập kỷ trước.

RFA - Tiến sĩ Ted Chase và tiến sĩ Changsanga Valakone của trường quốc tế Kietisak
Hoạt động không mệt mỏi của nữ tiến sĩ Lào gốc Việt Nam
Tôi là Nguyễn Thị Nga , tên Lào là Changsanga Valakone, hiệu trưởng Trường Quốc Tế Kiettisak tại nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Nga có bằng Master Of Education Tiến Sĩ Giáo Dục tại Dongdok  Universitiy, có đi trained (tu nghiệp) ở nhiều nước chẳng hạn như  Australia, Anh và Netherland
Đối với nhiều người Lào, có thể nói  không quá rằng tiến sĩ  Nguyễn Thị Nga hay cô hiệu trưởng Chansanga Valakone của Kiettisak International School, thường đi khắp nơi để tham dự những khoá tu nghiệp hoặc những buổi hội thảo về giáo dục tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, là một phụ nữ  tiên phong, can đảm và cương quyết trong việc cổ động dạy dỗ cũng như sử dụng Anh ngữ từ những ngày đầu, nghĩa là trước cả thời kỳ nước Lào thực sự mở cửa ra bên ngoài hồi giữa những năm 1980.

Muôn nẻo đường vé số


Muôn nẻo đường vé số




Hàng chục cây số, hàng trăm quán cà phê, quán ăn và những khu chợ trên khắp địa bàn thành phố Đà Nẵng là quãng đường và địa điểm mà những người mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo trải qua hàng ngày. Họ phải đi, phải đến và phải lam lũ trên những nẻo đường đầy nắng gió, với những vui buồn, cảm động và không ít tủi thân đau khổ.
Ai cũng có thể làm
Bán vé số là một nghề mà không phân chia tuổi tác hay ngoại hình, và hầu như ai cũng có thể làm được.
Nhân viên bán vé số ngoài những trẻ em gia cảnh nghèo khó, người già neo đơn trên địa bàn thành phố thì đa phần là những phụ nữ đến từ các vùng quê nghèo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế… Hầu hết các chủ đại lý ở Đà Nẵng đều có nhà cho họ ở miến phí, mỗi ngày chỉ trả 500 đồng tiền điện nước.

Kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn bất ổn mới


(Toquoc)-Kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ “ngấm” cuộc khủng hoảng thế giới, bắt đầu giảm tốc, kinh tế Nhật Bản “tạm ngừng” phục hồi.

Kinh tế thế giới sa sút trong bối cảnh khủng hoảng tại châu Âu và kinh tế Mỹ phát triển bấp bênh, kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu “ngấm” cuộc khủng hoảng thế giới, bắt đầu giảm tốc, đang gây lo ngại không chỉ cho hai nước này mà còn với cả toàn cầu.

Nguy cơ suy thoái mới trong nền kinh tế toàn cầu

Mạng tin Nghiên cứu toàn cầu (Canada) ngày 28/10, cảnh báo ngay sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ vào năm 2008, các chính phủ khắp thế giới đều tăng vay nợ khi dành hàng nghìn tỷ USD nhằm ngăn chặn một sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, xu hướng này đã bị đảo ngược vào tháng 6/2010, khi một hội nghị của nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi G-20 đề xuất việc quay trở lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng và nhấn mạnh nhu cầu củng cố tài chính. Bản chất của chương trình này là thu hồi tiền đã trao cho các ngân hàng thông qua việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ, nhất là các dịch vụ xã hội.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sụt giảm từ cuối năm 2011

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Tại sao không phải Việt Nam?


Trần Văn Thọ
Trong thời gian gần đây ở Nhật Bản có hai sự kiện liên quan kinh tế châu Á làm tôi suy nghĩ nhiều đến Việt Nam. Thứ nhất là Hội nghị quốc tế về Myanmar nhằm giúp nước nầy phục hưng kinh tế, tổ chức tại Tokyo ngày 11/10, ngay sau hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới và Qũy tiền tệ quốc tế (IMF). Thứ hai là hiện tượng một cuốn sách về kinh tế của một nước châu Á đang bán rất chạy, đó là cuốn Indonesia: Cường quốc kinh tế của Sato Yuri, nhà nghiên cứu Nhật Bản chuyên về Đông Nam Á.
Hình ảnh của Myanmar trên vũ dài quốc tế ngày càng sáng sủa, kể từ khi chính phủ mới thành lập tháng 3 năm 2011, với thái độ, chính sách hòa hợp hòa giải của tổng thống Thein Sein và sự hưởng ứng tích cực của bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD). Mỹ đã hứa giải trừ hầu hết chính sách cấm vận và cộng đồng quốc tế đã đi đến đồng thuận là giúp Myanmar phát triển.

Hội nghị quốc tế về Myanmar có sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trong đó có những nhà tài trợ lớn như Nhật, Ngân hàng thế giới, IMF, và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Đây cũng là những chủ nợ lớn của Myanmar từ trước. Mục đích của hội nghị là để quyết định việc xử lý những nợ tồn đọng làm tiền đề cho những khoản tài trợ mới nhằm giúp nước nầy xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thu hút đầu tư, mở đầu kỷ nguyên phát triển. Tại hội nghị, Nhật Bản, chủ nợ lớn nhất (500 tỉ yen) của Myanmar, đã cam kết xóa 300 tỉ yen và các ngân hàng thương mại Nhật sẽ cho vay 200 tỉ yen để trả số nợ còn lại. Ngân hàng thế giới cũng hứa cho vay 400 triệu USD và ADB cho vay 500 triệu USD để Myanmar trả họ các món nợ cũ. Đầu năm sau, Nhật và các cơ quan quốc tế sẽ quyết định cho Myanmar vay những khoản mới để xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong tình hình mới nầy, Câu lạc bộ Paris mà các nước Âu châu là thành viên cũng dự kiến có hành động tương tự đối với Myanmar.

Ông Đặng Thành Tâm: Doanh nhân duy nhất gặp Chủ tịch Hội đồng Châu Âu

Ông Đặng Thành Tâm: Doanh nhân duy nhất gặp Chủ tịch Hội đồng Châu Âu

Ông Đặng Thành Tâm tiếp riêng ông Herman Van Rompuy

Ngày 31/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp phái đoàn của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy sang thăm Việt Nam từ ngày 31/10-2/11/2012.

Theo tin từ Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI), ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch SGI là doanh nhânViệt Nam duy nhất được đón tiếp và có buổi tiếp riêng ngài Herman Van Rompuy trong chuyến thăm Việt Nam lần này.

Trong buổi tiếp, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu đã đánh giá cao sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp tư nhân Việt nam với các chính sách ngày càng tốt hơn của chính phủ cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, mà SGI là một trong những điển hình. Ông Đặng Thành Tâm cũng đã đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU.

Học sinh cấp 1 đã được luyện nói dối


(Đất Việt) Trẻ em cần được hình thành nhân cách ngay từ nhỏ, vậy mà hiện nay, không ít học sinh cấp một đã được “luyện” nói dối khi đến trường.
Tôi có đứa cháu nhỏ học lớp 4 một trường tiểu học tại quận Đống Đa, Hà Nội. Cứ mỗi dịp thi cử, kiểm tra, cháu lại “thì thầm” nhờ bà thắp hương hộ. Vặn hỏi, cháu mới cho hay là để gặp may mắn hơn trong lúc làm bài. “Cô giáo cháu nói, lúc kiểm tra phải để ý, nếu chép bài phải khéo để không để có giáo khác, hay giám thị hành lang phát hiện”.

Trẻ cần được hình thành nhân cách ngay từ nhỏ

Và cháu cũng cho hay, trước mỗi lần thi cử, cô giáo đều gọi điện trước cho các bạn trong lớp đến học thêm. Những buổi này, chúng cháu được cô luyện cho các bài tập giống y hệt với bài kiểm tra. Để hôm kiểm tra thật, ai cũng làm được, còn bạn nào quên thì khéo léo giở bài tập ra chép. Tuy nhiên, cô căn dặn chúng cháu không được nói với ai là cô bảo thế.

Kiểm tra lại những bài cháu học, tôi thực sự giật mình khi thấy cháu hổng kiến thức làm toán, những cũng hết sức khâm phục vì đáp án, và các con số tính toán lại rất chuẩn. Bởi lẽ, thay bằng việc nhẩm cửu chương, các cháu sẽ dùng máy tính để làm toán cho nhanh.

(3) Quốc hội thảo luận kinh tế-xã hội năm 2012 và 2013

Quốc hội thảo luận kinh tế-xã hội năm 2012 và 2013
BẢN TỔNG HỢP THẢO LUẬN TẠI HỘI TRƯỜNG
  (Ghi theo băng ghi âm)
 Buổi sáng ngày 31/10/2012
Nội dung:
Tiếp tục thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì điều khiển nội dung

Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó chủ tịch Quốc hội
Kính thưa Quốc hội.
Ngày hôm nay theo chương trình Quốc hội sẽ thảo luận tiếp ở Hội trường về kinh tế, xã hội 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013.
Chiều nay Quốc hội sẽ thảo luận ở Hội trường về ngân sách nhà nước 2012, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2013.
Tới chiều ngày hôm qua đã có 48 đại biểu phát biểu, trong đó có 5 thành viên Chính phủ. Theo danh sách đăng ký ngày hôm qua còn lại, cho tới giờ phút này có 43 đại biểu đăng ký. Trong đó có 15 đại biểu ở 15 đoàn chưa phát biểu ngày hôm qua và do đó sáng nay Đoàn Chủ tịch sẽ mời 15 đại biểu ở 15 đoàn chưa có phát biểu ngày hôm qua thì tiếp tục phát biểu và xen kẽ trong phát biểu của đại biểu Quốc hội sẽ mời Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải báo cáo về thủy điện Sông Tranh và mời một số thành viên Chính phủ sẽ báo cáo thêm những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm nói nhiều trong phiên thảo luận ngày hôm qua.
Trước hết mở đầu phiên thảo luận sáng nay xin mời Hòa thượng Thích Chơn Thiện - Thừa Thiên Huế phát biểu.

(2) Quốc hội thảo luận kinh tế-xã hội năm 2012 và 2013

Quốc hội thảo luận kinh tế-xã hội năm 2012 và 2013
BẢN TỔNG HỢP THẢO LUẬN TẠI HỘI TRƯỜNG
  (Ghi theo băng ghi âm)
 Buổi chiều ngày 30/10/2012
Nội dung:
Tiếp tục thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì điều khiển nội dung
  
Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó chủ tịch Quốc hội
Kính thưa Quốc hội.
Chiều nay còn danh sách đăng ký 57 đại biểu và như đã thông báo buổi sáng trong quá trình thảo luận những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan tới chức năng quản lý nhà nước của các bộ. Chúng tôi sẽ mời các vị Bộ trưởng trả lời giải đáp cho đại biểu Quốc hội để có không khí thảo luận trao đi, đổi lại. Nếu như chỉ có để đại biểu Quốc hội phát biểu chỉ đại biểu Quốc hội nói cho nhau nghe thì cũng không hay. Do đó sẽ xen kẽ cho các thành viên Chính phủ cùng phát biểu và rất mong đại biểu Quốc hội trên cơ sở báo cáo của Chính phủ. Phân tích tình hình những mặt được và mặt chưa được, những khó khăn tồn tại về kinh tế - xã hội của 2012.
Đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận và đề xuất những giải pháp cho những tháng còn lại cuối năm. Đặc biệt thảo luận về mục tiêu tổng quát về những chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội, Quốc hội cần phải thảo luận để biểu quyết thông qua sau kỳ họp này. Do đó rất mong đại biểu Quốc hội tập trung cho những vấn đề giải pháp và đặc biệt cho 2013.
Sau đây xin mời đại biểu Lưu Thành Công - tỉnh Vĩnh Long phát biểu.

(1) Quốc hội thảo luận kinh tế-xã hội năm 2012 và 2013

Quốc hội thảo luận kinh tế-xã hội năm 2012 và 2013
BẢN TỔNG HỢP THẢO LUẬN TẠI HỘI TRƯỜNG
  (Ghi theo băng ghi âm)
 Buổi sáng ngày 30/10/2012
Nội dung:
Thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì điều khiển nội dung

Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó chủ tịch Quốc hội
Kính thưa các vị đại biểu khách quý.
Kính thưa Quốc hội.
Theo chương trình làm việc của Quốc hội, trong cả ngày hôm nay và sáng ngày mai Quốc hội sẽ thảo luận ở Hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
Các báo cáo về kinh tế - xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội vào ngày đầu tiên của kỳ họp. Quốc hội đã có thời gian một ngày thảo luận ở Hội trường về các nội dung trên. Đoàn thư ký kỳ họp đã tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội gửi tới các vị đại biểu Quốc hội để nghiên cứu.

“Quốc hội và Chính phủ cùng hứa không tham nhũng”

Ý kiến vừa hay, vừa buồn cho đất nước khi QH và CP phải làm như vậy.
Nhưng hứa mà không thực hiện thì cũng có sao đâu.
Hệ thống pháp luật hiện hành đâu có xử người, tập thể thất hứa ?

NGUYỄN LÊ

Đại biểu đề nghị cả Quốc hội và Chính phủ cùng hứa trước quốc dân đồng bào sẽ không bao giờ tham nhũng... Đây là đề xuất tha thiết của đại biểu Võ Thị Dung (Tp.HCM) tại phiên thảo luận về công tác phòng chống tội phạm và phòng chống tham nhũng của Quốc hội chiều 1/11.

Mong được “lượng thứ nếu có điều gì chưa đúng”, đại biểu Dung cho rằng ngay trong kỳ họp này Quốc hội cần có một thông điệp đến với cử tri và nhân dân cả nước “về việc 498 đại biểu và toàn bộ thành viên của Chính phủ sẽ tuyên hứa trước quốc dân đồng bào kể từ nay sẽ quyết tâm cao để hành động quyết liệt, đẩy lùi tham nhũng có hiệu quả và bản thân của mỗi đại biểu, mỗi thành viên Chính phủ sẽ không bao giờ phạm vào tội tham nhũng”.

Đối với cán bộ công chức trong bộ máy Nhà nước, theo nữ đại biểu này, những ai đã lỡ tham nhũng thì xin nhân dân, Quốc hội, Chính phủ tha thứ xem xét để không hồi tố, nhưng đồng thời kêu gọi sự tự giác, xử sự sao cho có đạo lý với tài sản bất minh đã có được. “Một lần nữa, tự đáy lòng mình tôi tha thiết mong muốn trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ có những thông điệp lạc quan về quyết tâm chính trị và hành động tích cực để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả cũng như phòng, chống tội phạm, đem lại sự an dân”, bà Dung nhấn mạnh.

Vĩnh biệt, đồng chí Mao?

Vĩnh biệt, đồng chí Mao?

 Reuters

Vasili Golovnin, Nguồn: novayagazeta.ruKichbu posted on 01.11.2012

Một quyết định khó tin là có thật vì sự táo bạo hiện đang được thảo luận trong ban lãnh đạo CHND Trung Hoa trước ngày khai mạc đại hội 8 đảng Cộng sản Trung Quốc. Vô số rò rỉ thông tin chứng minh rằng các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đề nghị xóa bỏ khỏi Điều lệ Đảng CS Trung Quốc điều nói đến tư tưởng Mao Trạch Đông như cơ sở lý luận hoạt động của đảng. Và, tuơng tự, của toàn Trung Quốc.
Hiện nay trong Điều lệ của Đảng cộng sản với tư cách là nền tảng tư tưởng chỉ dẫn chủ nghĩa Max Lenin, những tư tưởng nêu trên của đồng chí Mao, những nghiên cứu của cha đẻ “chủ nghĩa tư bản cộng sản” Đặng Tiểu Bình, cũng như của người kế nhiệm ông – bây giờ đã là cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân. Người ta nói rằng ngay cả đương kim lãnh đạo của đảng và nhà nước Hồ Cẩm Đào, người lãnh đạo phái chủ trương cải cách và thị trường căm ghét những tư tưởng bình quân cực tả của những người theo Mao, cũng muốn xứng với vinh dự như thế. Tại đại hội sắp đến Hồ Cẩm Đào sẽ về vườn, nhưng, như tin đưa, ông muốn giữ cho mình vai trò của một hồng y tầm thường cho dù chỉ một thời gian. Giả tưởng sự đóng góp lý luận của ông vào khotàng tư tưởng của đảng có thể giúp nhiều cho điều này.

Chuyện những người Hà Nội giàu nhưng sống đạm bạc

Chuyện những người Hà Nội giàu

nhưng sống đạm bạc


Căn nhà của anh có lúc được trả đến 1000 cây vàng nhưng vợ vẫn bán hàng nước, hai cụ già hơn 70 tuổi vẫn leo trèo gác xép, còn đi du lịch thì cũng chỉ đến biển Cửa Lò (Nghệ An) là hết..."



Hình minh họa

Dạo này, trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta hay nhắc đến giá nhà đất tại Hà Nội thuộc dạng cao của thế giới, nếu xét về mức thu nhập thì đang thuộc hàng đầu thế giới.

Nhìn lại, thì quả là đúng thật. Mỗi mét vuông nhà mặt phố hay các khu chia lô, biệt thự có giá từ 70 triệu cho đến 700 triệu, thậm chí gần 1 tỷ đồng. Vậy, với hàng trăm km đường nội đô cộng với hàng chục khu chia lô của Hà Nội thì ta mới thấy lượng người có số tiền từ 5 tỷ đến hàng trăm tỷ nhiều thế nào. Ở đây ta mới chỉ xét đến giá trị về đất đai.

Trong số những người sở hữu các vị trí đất đai có giá trị trên thì chỉ một số ít họ thực sự là người giàu, họ giàu từ cách sử dụng các phương tiện đi lai, các chuyến nghỉ dưỡng, tham quan du lịch, cách họ tiêu tiền … Còn số còn lại, nhiều hơn, sở hữu nhiều đất đai nhất và giá trị tài sản rất lớn thì chúng ta xét xem họ đã thực sự giàu chưa?

NHỮNG BÀI VÈ ĐI CÙNG NĂM THÁNG

NHỮNG BÀI VÈ ĐI CÙNG NĂM THÁNG


KHÁNH TRÂM
Thằng Bờm...
Thằng Bờm…
Người Việt có một kho tàng văn học dân gian phong phú: Truyện kể, thơ, ca dao, hò vè…Trong đó VÈ được lưu truyền, phổ biến trong xã hội và được quần chúng đón nhận khá dễ dàng do tính chất dân dã (dễ nhớ, dễ thuộc) của thể lọai văn học này.
Theo Đại Nam quốc âm tự vị , VÈ là chuyện khen, chê có ca vần và việc sáng tác VÈ là việc đặt chuyện khen, chê có ca vần. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của VÈ. Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho biết VÈ được ra đời cách đây khoảng vài thế kỷ, từ TK 18 dưới thời phong kiến và kéo dài cho đến ngày nay. Nó tồn tại trong xã hội để đảm nhiệm cái chức trách “khen, chê” được nhân dân giao phó kia. Về hình thức, VÈ sử dụng câu bốn chữ, năm chữ, lục bát, hát giặm, nói lối.
VÈ được chia làm nhiều thể loại: Có VÈ đồng dao là những bài hát dành cho trẻ em, VÈ thế sự ghi chép lại sự việc người thật, việc thật (đây cũng là một dạng sử liệu đơn giản nhưng khá bổ ích đóng góp vào nguồn tư liệu nghiên cứu trong một xã hội còn hạn chế thông tin như ngày nay), VÈ lịch sử mô tả sự chân thật lịch sử trong đó có những cuộc khởi nghĩa của nông dân và đấu tranh chống ngoại xâm. Ngoài ra còn một thể loại nữa của VÈ (thứ này có số lượng bài khá nhiều) là VÈ về loài vật, cây trái, hoa quả, sự vật, nghề nghiệp: VÈ hoa, VÈ cá, VÈ bánh, VÈ làm ruộng…

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Buồn cho du lịch Đồng Văn


(Toquoc)-Theo ước tính của UBND huyện Đồng Văn, có khoảng gần 600 người đổ về đây trong 3 ngày cuối tuần 26, 27, 28/10. Nhưng cùng với niềm vui đông khách, du lịch cao nguyên đá còn mang cả những nỗi buồn hệ lụy của việc phát triển thiếu định hướng.
“Không làm đâu, mệt lắm rồi”
Đó là câu mà một chủ hàng ăn ở thị trấn Đồng Văn nói với khách vào lúc 9 giờ sáng. Khách quá đông trong khi hàng quán thì quá ít, các chủ quán thẳng thắn từ chối phục vụ vì muốn nghỉ ngơi mặc dù đồ ăn thì vẫn chưa hết, và nếu cần, chỉ mất ba bước chân ra đến chợ mua thêm thức ăn chế biến.
Còn nhân viên của quán cà phê Phố Cổ nói với các đoàn khách nườm nượp đi vào rằng: “Hết đồ uống rồi”. Chỉ những vị khách đã biết, cứ lẳng lặng vào, tìm một cái bàn ngồi, và ra hẳn quầy, mở tủ lạnh để yêu cầu chế biến thì vẫn đầy đủ sinh tố, cà phê, trà sữa nóng. Cùng lúc ấy thì nhiều bàn khách bực bội đứng dậy gọi thanh toán vì ngồi một tiếng rưỡi cũng chỉ có đĩa hướng dương.
Đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Văn - chủ nhân của những giá trị văn hóa đang 
tạo nên sức hút nam châm cho du lịch Đồng Văn chưa được hưởng lợi nhiều từ du lịch.

22g, cũng tại một quán ở Đồng Văn, hai nhân viên bán hàng vừa ghi hóa đơn vừa nói với nhau: “Mãi chưa đến 11g để đuổi khách về. Vặn hộ cái đồng hồ cho nhanh hơn đi”.

1.000 TRƯỜNG CA VIỆT NAM


ĐỖ QUYÊN
Cùng Quý độc giả vanchuongplusvn.blogspot.caNhư bổn báo từng tiên lượng về “cuộc tình 1.000 tác phẩm trường ca Việt Nam”, xin vui mừng loan tin:: với bài thơ dài mang tính trường ca Người buôn ngựa ở quảng trường Tahir của tác giả Nguyễn Thanh Hiện, số lượng gần đúng với các tác phẩm trường ca Việt đã đạt tới một ngàn (1.000) - con số biểu tượng mà hiện thực về dáng vóc của thể loại trường ca trong sáng tác văn học Việt Nam và thế giới.
Dưới đây là một số tóm tắt cùng danh sách 409 tác giả và 1.000 tác phẩm trường ca Việt Nam tính đến ngày 27/9/2012 (ngoài các con số cập nhật, có các bổ sung so với bản đã đăng trên vanchuongplusvn.blogspot.ca 16/3/2012).*** 
Từ thời niên thiếu, tôi đã có một ham muốn mãnh liệt hơn hết thảy: Hiểu và giải thích được bất cứ những gì tôi quan sát thấy;Nghĩa là sắp xếp được tất cả những dữ kiện vào các định luật phố quát nào đó.”(Charles Darwin)
“Mang cái nhớ đi qua tháng ngàyViết trường ca để lại mai sau”(Đình Thu)
***
Qua nhiều năm quan tâm và với hơn 2 năm nay, sau khi đưa ra luận điểm “trào lưu trường ca Việt Nam như là một trường phái sáng tác”, chúng tôi đã cập nhật trên nhiều trang mạng trong và ngoài nước, danh sách tác giả và tác phẩm trường ca Việt Nam.


Bài giới thiệu này gồm 4 phần:
Phần I : Lời dẫn của Trần Thiện Khanh
Phần II: Quan niệm về tính trường ca và việc lập danh sách tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam
Phần III: Các danh sách tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam
Phần IV: Lời tạm kết - “Thức dậy, (con khủng long) trường ca vẫn còn đó!”

IMF: Việt Nam cần mạnh mẽ cơ cấu lại DNNN và hệ thống ngân hàng

IMF: Việt Nam cần mạnh mẽ cơ cấu lại DNNN và hệ thống ngân hàng




IMF khuyến nghị các cơ quan chức năng cần tránh nới lỏng chính sách tại thời điểm này. Thay vào đó, cần tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô.
Bên lề Hội nghị Thường niên IMF/WB được tổ chức vào tháng 10/2012 tại Tokyo, Nhật Bản, phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam đã có bài phỏng vấn ông Shinohara – Phó Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về một số đánh giá, khuyến nghị của IMF đối với tình hình kinh tế vĩ mô và định hướng chính sách của Việt Nam trong thời gian tới. 
PV: Xin ông cho biết ý kiến đánh giá của ông về chính sách của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ Việt Nam trong 12 tháng qua, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tỷ giá? Ông có ý kiến tư vấn gì cho chính sách của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước trong những tháng tới và năm 2013?
Ông Shinohara: Các chính sách của Chính phủ Việt Nam trong 12 tháng qua đã góp phần ổn định kinh tế. Điều này được phản ánh qua việc lạm phát thấp hơn, dự trữ ngoại hối tăng, vị thế đối ngoại được cải thiện, và thị trường ngoại hối khá ổn định. Đây là những thành tựu quan trọng đã đạt được mà Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục phát huy.

2013, ADB sẽ hỗ trợ Việt Nam khoảng 1,3 tỷ USD



Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, trong năm 2013 sẽ tài trợ cho Việt Nam từ 1,2 - 1,3 tỷ USD vốn ODA, mức tài trợ này tương đương năm 2012.

2013, ADB sẽ hỗ trợ Việt Nam khoảng 1,3 tỷ USD
Buổi công bố Chiến lược đối tác quốc gia của ADB 2012 - 2015 (Ảnh: Cổng ĐT chính phủ)
          
Trong các năm 2013 - 2015 tới đây, nguồn vốn tài trợ của ADB cho Việt Nam sẽ tập trung vào 6 ngành chính gồm: Nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, môi trường; giáo dục; năng lượng; tài chính; giao thông; nước sạch và đô thị. Trong năm 2013, tuy đã cam kết dành cho Việt Nam khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD, nhưng ADB nhấn mạnh, việc giải ngân nguồn vốn này sẽ tùy thuộc vào kết quả thực hiện dự án, khả năng hấp thụ vốn và khả năng trả nợ của Việt Nam.
 

Nợ của Việt Nam hiện như thế nào?


Nợ của Việt Nam hiện như thế nào?

Hoàn thành ngày 30/10, báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội...

Nợ của Việt Nam hiện như thế nào?


Theo định hướng của Chính phủ, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2015 không quá 65% GDP.

Nhu cầu đầu tư tăng, GDP không đạt kế hoạch, xu hướng gia tăng về nợ công, nợ Chính phủ trong năm 2012 và các năm tiếp theo vẫn tiếp tục.

Hoàn thành ngày 30/10, báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Năm nào Chính phủ cũng báo cáo Quốc hội, song báo cáo năm nay chi tiết hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận xét.

55 dự án có nợ quá hạn

Đầu tư của Mỹ vào Asean tăng, VN đứng cuối bảng


TT - Đại diện Bộ Kế hoạch - đầu tư tại San Francisco (Mỹ) Giang Thanh Tùng cho biết đầu tư của doanh nghiệp Mỹ vào các nước ASEAN vẫn tăng, nhưng VN vẫn chưa thật sự thu hút được dòng vốn này. Do đó, ông Tùng khuyến cáo nên thay đổi cách thức xúc tiến đầu tư.

Cụ thể, cần tập trung tiếp xúc, vận động đầu tư đối với từng lĩnh vực, dự án trọng điểm và đối tác được lựa chọn thay vì tổ chức hội thảo đầu tư tràn lan. Chuẩn bị kỹ các đề xuất dự án đầu tư, các ưu đãi, đảm bảo có thể cam kết.

Được biết, chỉ trong nửa đầu năm 2012, Mỹ đầu tư vào Singapore khoảng 7,3 tỉ USD, dẫn đầu trong các nước Asean. Kế đến là Thái Lan (2,05 tỉ USD), Indonesia (1,36 tỉ USD), Malaysia (1,07 tỉ USD)... Trong khi đó cùng thời gian này, số vốn đầu tư của Mỹ vào VN chỉ vài trăm triệu USD.

“Ngân hàng phải tự giải quyết nợ xấu của mình!”


NGÔ HẢI
Nguồn gốc nợ xấu từ các ngân hàng thương mại mà ra thì các ngân hàng phải tự mình giải quyết”, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nêu quan điểm như vậy về nợ xấu ngân hàng. "Với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nợ xấu là chuyện nhỏ nhưng doanh nghiệp chết mới là chuyện lớn".


Ông nói: Nợ xấu tiếp tục trở thành gánh nặng của nền kinh tế, nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu sẽ rất nguy hiểm không chỉ cho riêng hệ thống ngân hàng, mà cho cả nền kinh tế. Bởi nợ xấu đang là rào cản lớn nhất khiến vốn tín dụng ngân hàng không đến được với doanh nghiệp.

Theo quy định của Basel II & III, thì nợ xấu của ngân hàng không được vượt quá 2% trên tổng dư nợ. Nhưng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố thì nợ xấu đang ở mức 8,6%, cao hơn khá nhiều so với các quy định của Basel.

Ngân hàng thành hiệu cầm đồ

Tuy nhiên, theo tôi, con số về nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cũng chưa thực sự chính xác. Bởi lẽ, một lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng thừa nhận Ngân hàng Nhà nước không đủ lực lượng để đi kiểm tra tất cả hợp đồng nợ của các ngân hàng thương mại.

Vọng phu thời nay


Vọng phu thời nay


(HNM) - Dọc đường từ TP Nha Trang đi huyện Cam Ranh (Khánh Hòa) cơ man hoa giấy. Ở cái xứ đầy nắng gió này, hoa giấy màu rất thật, không lờ nhờ như nơi khác. 

Nhìn hoa, tôi chợt nghĩ đến các chị là vợ cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa, với những cá tính mạnh mẽ, rõ ràng, chấp nhận thiệt thòi, vượt khó vươn lên… "Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về/Người tung hoành bên núi xa xăm/Người ngóng chồng còn đứng muôn năm" - Lời bài hát Hồn vọng phu của nhạc sỹ Lê Thương loang ra trên nền hoa sặc sỡ. Vọng phu xưa và nay đều thế.
 
Chị Nguyễn Thị Hằng (chồng là Phan Thanh Hải
công tác tại đảo Thuyền Chài) đang dạy con học.

Ở bán đảo Cam Ranh, muốn tìm "vọng phu" dễ lắm, đi mỏi chân cũng chưa gặp hết, người nọ chỉ tiếp đến người kia, chỗ khu tập thể quân nhân vùng 4 Hải quân rất nhiều chị có chồng đang công tác tại Trường Sa, dân địa phương thường gọi đấy là xóm vắng chồng. Trước khi thâm nhập thực tế, mấy anh cán bộ xã Cam Lâm thì thầm với tôi: Vào khu gia binh dù giữa ban ngày cũng ngại lắm. Sao ngại? Thì cậu vô sẽ biết, chứ để tả rành rẽ thật khó, nhưng chúng tôi nghĩ ấy cũng là lẽ tự nhiên. Và cái lẽ tự nhiên đó - dù đã được báo trước - cũng khiến tôi khựng lại khi đến thăm những gia đình đầu tiên. "Ai giới thiệu anh đến nhà tôi? Anh đã qua Hội phụ nữ Vùng 4 chưa? Đến có việc gì vậy?"... Và các chị vừa mở toang cửa vừa hỏi rất to từ ngoài cổng như thể cố ý cho hàng xóm nghe thấy, biết là nhà có khách.