Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Đi tìm gốc rễ của vòng xoáy đình lạm

 
Tư Giang
(TBKTSG) - Những diễn biến kinh tế từ đầu năm đến nay cho thấy Việt Nam lại bắt đầu phải đối mặt với một chu kỳ suy giảm kinh tế nữa. Thực tế này thật ra đã được dự đoán trong lời cảnh báo mà Ngân hàng Thế giới (WB), thay mặt các nhà tài trợ quốc tế đưa ra trong báo cáo “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam” hồi tháng 6-2011: “Vòng luẩn quẩn lạm phát - đồng tiền phá giá - lạm phát đã hình thành và khó phá vỡ”.
Nhận xét của WB rõ ràng phù hợp với thực trạng kinh tế Việt Nam suốt năm năm qua. Mục tiêu chống lạm phát của năm 2008 đã chuyển thành chống suy giảm kinh tế năm 2009 rồi phục hồi tăng trưởng năm 2010. Song, suốt từ năm 2011 đến nay, trọng tâm của chính sách lại phải quay lại chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô theo Nghị quyết 11. Dù vậy, đến nay thì nền kinh tế, lại một lần nữa, đối mặt với suy giảm kinh tế. Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS. Võ Trí Thành, nói: “Với một nền kinh tế đang phát triển, mà tăng trưởng kinh tế chỉ 4% (như quí 1) thì rõ ràng đã rơi vào trì trệ”.
Tình trạng này được phản ánh rõ nét trong báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Báo cáo này nhận định, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quí 1-2012 tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2011 và là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm qua (quí 1-2011 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2010) báo động năng lực sản xuất đang suy giảm. Trong số 32 mặt hàng chủ yếu của ngành công nghiệp thì có đến 18 ngành có tốc độ tăng trưởng giảm. Chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao đột biến, đến cuối tháng 3-2012 tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi đó, chỉ số tiêu thụ chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ.

Nam giới uống sữa đậu nành mắc chứng vô sinh?

Nam giới uống sữa đậu nành mắc chứng vô sinh?

Gần đây, có rất nhiều ý kiến cho rằng nam giới uống sữa đậu nành thường xuyên có khả năng dẫn đến vô sinh. Thông tin này không chỉ gây hoang mang cho các quý ông mà còn làm các bà nội trợ của họ vô cùng lo lắng. Vậy thực hư điều đó như thế nào?

Sự thật về sữa đậu nành gây vô sinh

Có nhiều thông tin cho rằng uống sữa đậu nành hoặc sử dụng các sản phẩm từ đậu nành thường xuyên có thể làm giảm sức khỏe sinh sản ở nam giới. Thật ra sữa đậu nành chỉ được khuyên nên hạn chế dùng với những người hiếm muộn và những phụ nữ đang có kế hoạch sinh con. Do hợp chất genistein trong đậu nành có tác dụng tiêu diệt “tinh binh” trước khi chúng kịp kết hợp với trứng. Chỉ cần một lượng nhỏ chất này cũng đủ gây khó khăn cho quá trình thụ tinh tự nhiên.

suadaunanh.jpg

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào cho thấy uống sữa đậu nành thường xuyên sẽ bị vô sinh. Vì thế, các quý ông vẫn có thể yên tâm sử dụng sữa cũng như các sản phẩm chế biến từ đậu nành. Dĩ nhiên, bao giờ các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên chúng ta nên sử dụng điều độ và kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để có kết quả tốt nhất cho sức khỏe.

Công dụng của sữa đậu nành

Sữa đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành như đậu hũ, tương, chao… cung cấp nhiều protein, khoáng chất, nhiều chất xơ lại ít béo nên có tác dụng hạ huyết áp, ngăn ngừa khả năng xơ cứng động mạch vành đối với người già. Trong đó, sữa đậu nành là sản phẩm dễ sử dụng và có thể dùng thường xuyên nhất.

Vá đường như vá....trinh, quan bảo dân... không ăn bẩn!

Hoan hô bác Tam Thái dũng cảm bảo vệ Bộ GTVT và Bộ trưởng Thăng. Đây quả là sự kiện hiếm trong bối cảnh báo chí cả lề trái lẫn lề phải đều đồng loạt phê phán Bộ GTVT và Bộ trưởng Thăng. Chuyện vá đường, vá cầu ngay sau khi thông xe là quá đỗi bình thường vì đã có người, xe bò vào thì đương nhiên là đường phải hỏng. Còn việc phải vá đi vá lại nhiều lần cũng chẳng có gì lạ; giống y như mẹ tôi vẫn vá áo cho tôi ngày xưa. Hồi ấy, năm thứ nhất đại học (1977), khi xếp hàng trong giờ học quân sự tại sân bóng của trường (sang đổi mới thì sân đã bị chia lô làm nhà ở), bạn gái đứng ở sau đếm được đúng 13 miếng vá phía sau chiếc áo tôi mặc, còn đằng trước thì cô ấy không đếm được. Thế mà chiếc áo ấy vẫn còn tốt chán và nó còn có công rất lớn vì đã cùng tôi tham gia xây dựng tuyến phòng thủ sông Cầu năm 1979 khi chiến tranh Trung - Việt bùng nổ, nhờ đó tôi đã được tặng bằng khen của Chủ tịch Hà Nội (nhưng tính trẻ con nên nhận được vài hôm là đánh mất, giá như giờ có được 1 cái chắc phải đóng khung treo ngay cạnh bàn thờ để lưu truyền cho con cháu). Đường, cầu của bác Thăng cũng vậy, chúng ta sẽ còn sửa, còn vá quanh năm và còn phải sử dụng không chỉ đến khi cơ bản thành nước công nghiệp (2020) mà còn cả đến khi xây dựng xong chủ nghĩa xã hội (2100 ? 2200 ?).


Cho đến trước kỳ nghỉ dài ngày, báo chí vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ quên đi việc Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch chi 12.000 tỷ đồng cho việc xây nhà mới.
Theo các nhà báo, khoản tiền 12.000 tỷ này nằm trong khoản 220.000 tỷ đồng cả gói cho Đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bộ Giao thông Vận tải vừa được Bộ trưởng Đinh La Thăng phê duyệt.

Trụ sở Bộ Giao thông vận tải,
Trụ sở Bộ Giao thông vận tải.

Dù vẫn biết, mọi sự so sánh trên đời đều là khập khiễng như bề mặt đường sá thời nay, nếu đem so 12.000 tỷ định tiêu vặt này với khoảng 12-15 nghìn tỷ có thể sẽ thu được từ phí lưu hành ô tô cá nhân hàng năm hoặc với 18.500 tỷ đồng sai phạm của Tập đoàn Dầu khí vừa bị thanh tra khui ra..
Duy có một điều có thể khẳng định, 12.000 tỷ cũng chẳng đáng là gì so với khoản tiền phạt giao thông mới được các nhà báo hoảng hốt đưa tin. 12 nghìn tỷ nếu đem biến thành tờ rơi như đã làm cũng chỉ dăm năm là hết veo nhưng nếu dùng số tiền ấy để xây trụ sở, xem chừng vẫn có một tí ti hợp lý, phải không thưa quý độc giả?
Hãy nghĩ mà xem, Bộ Giao thông hoàn toàn xứng đáng có một trụ sở mới hoành tráng thì mới bõ cái công vắt óc tư duy nghĩ ra hàng loạt đột phá mà Bộ này đã mạnh dạn đề xuất thời gian qua, vốn hứa hẹn hết sức hiệu quả và đầy tính khả thi, chỉ phải mỗi cái tội là ai cũng phản ứng bất bình mà không có lấy một lời khen ngợi, cảm thông. Dân chúng mình không quen đột phá táo tợn hoặc giả không thích xắn tay áo xô đốt nhà táng giấy mà.
Hãy xem, sau gần một năm miệt mài nghiên cứu, gần 4 tháng sau lời hứa nhận trách nhiệm của Bộ trưởng, người ta đã tìm ra nguyên nhân khiến xe cộ bốc cháy đùng đùng, một kết luận mà không thể không làm người ta tâm phục, khẩu phục: Xe cháy là do… lửa, không có lửa thì nhất định xe không thể cháy. Thấy chưa, đã bảo là Bộ không làm thì thôi chứ đã làm là ra cám ra bã ngay.

VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM


Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 25/4/2012
TTXVN (Angiê 20/4)
Mạng tin “THEATRUMBELLI” mới đây đăng bài phân tích về tình hình Biển Đông của tác giả Laurent Garnier, nội dung như sau:
Những thách thức
Các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có diện tích bề mặt chưa quá 15 km2, là mục tiêu theo đuổi của những yêu sách và xung đột gia tăng kể từ những năm 1970. Những lợi ích từ yêu sách hai quần đảo này đối với các Nhà nước là gì?
1 – Mở rộng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ):
Như chúng ta đã biết, theo luật quốc tế, việc một Nhà nước sở hữu một lãnh thổ trên biển sẽ cho phép có những đặc quyền đối với một phạm vi lãnh hải và EEZ. Việc các Nhà nước xung quanh Biển Đông tranh giành quyền sở hữu các đảo nhỏ và đảo san hô không có người ở và không thể sinh sống được tại Trường Sa và Hoàng Sa trước hết không phải nhằm giành chủ quyền các hòn đảo này mà là nhằm mở rộng EEZ. Chính vì lý do này Trung Quốc, nước có EEZ rộng 880.000 km2 (Mỹ có EEZ rộng 12 triệu km2, Nhật 4,4 triệu km2, Pháp 11 triệu km2) đang dòm ngó 3,5 triệu km2 Biển Đông.
2- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hải sản:
Hai quần đảo trên dồi dào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trữ lượng cá ước tính nhiều triệu tấn, các nguồn hải sản phong phú (các loài hải sản có giá trị cao như tôm hùm, rùa, đồi mồi, bào ngư quý hiếm…). Ngoài sự hiện diện của nguồn phốt phát trên các hòn đảo còn tiềm ẩn trữ lượng lớn các mỏ kim loại dưới đáy biển. 10% trữ lượng cá của thế giới nằm tại Biển Đông.

NGƯỜI TRUNG QUỐC QUẢ TÌNH KHÔNG YÊU NƯỚC!


NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHÌN VẤN ĐỀ NAM HẢI (Biển Đông)

Tác giả:  Uông Hoa Bân
Người dịch:  Băng Tâm
21.7.2011
Vì sao người Trung Quốc không quan tâm đến vấn đề Nam Hải?
(Mối nghi hoặc nảy sinh từ một bạn nước ngoài tới Trung Quốc)

Hôm nay gặp một anh bạn người Singapore, anh ta nói Hội nghị ASEAN đã khuấy động được tất cả người dân ASEAN rồi; cho nên đến ngay cả người dân cũng muốn phân chia Nam Hải với sự ủng hộ của Mỹ. Song khi tới đại lục, thì lại thấy đâu đâu cũng nhảy múa hát ca; quả tình chẳng có ai nói gì đến vấn đề Nam Hải cả, rồi ngay cả đài truyền hình cũng chẳng có chuyên mục nào. Cho nên, anh ta hỏi tôi rút cuộc người Trung Quốc ngày nay đang muốn gì, vì sao lại không thèm quan tâm đến vấn đề cương thổ quốc gia. Tôi bảo đến như tôi đây còn đang bận bịu tối mắt cho cuộc sống, nên quả tình không quan tâm gì đến cương thổ quốc gia cả; bởi vì nếu đất nước có vốn liếng thì cũng chẳng đến phần bọn tôi, bọn tôi chỉ là những người phải tự lo thân. Cho nên, nếu Nam Hải có thực là đã bị người ta cướp đi rồi, thì tôi cũng chẳng bị mất gì; cũng như nó có là lãnh thổ của nước chúng tôi đi nữa, thì tôi cũng chẳng có lợi lộc gì. Chính vì thế mà những người tự lo thân trong xã hội chúng tôi chắc chắn sẽ không quan tâm gì đến vấn đề Nam Hải.   
Nếu như bây giờ mỗi năm Nam Hải chia phần cổ tức cho công nhân bị sa thải chúng tôi 10 vạn tệ, thì chắc chắn chúng tôi sẽ bỏ tất cả mọi việc để quan tâm đến vấn đề Nam Hải. Nhưng sự thực lại thật là phũ phàng, nhà nước theo chế độ sở hữu toàn dân chúng tôi đến ngay cả lợi nhuận của chế độ sở hữu toàn dân cũng còn chẳng chịu phân chia. Trước hết, từ ngày bị sa thải chúng tôi chưa hề đi bỏ phiếu, vì thế mà quyền bầu cử dường như là không có phần của chúng tôi; thứ đến là lợi ích, quả tình chúng tôi chưa từng được hưởng bất cứ khoản bồi thường hoặc trợ cấp nào từ nhà nước; cho nên chúng tôi chưa được hưởng bất cứ lợi ích gì từ nhà nước ở đây. Chính vì vậy, có Nam Hải hay không có Nam Hải đối với tôi cũng chẳng có bất kỳ ý nghĩa gì; bởi ngay đến cuộc sống của mình còn lo chưa nổi, thì liệu chúng tôi có đủ thời gian để suy nghĩ đến vấn đề Nam Hải được hay không.

10 trận đấu hay nhất của Barca dưới thời Guardiola

Không ưa gì Barca, nhưng phải thừa nhận Barca mạnh và 
đá đẹp hơn Real. Và cũng rất khâm phục tài năng của Guardiola


Xem video tri ân HLV Pep Guardiola theo đường link sau:
http://vnexpress.net/video/the-thao/barca-tung-video-tri-an-guardiola/6/69935/
Đoạn video bắt đầu bằng hình ảnh Guardiola trong lúc ông đặt bút ký vào bản hợp đồng dẫn dắt đội một Barca hè 2008. Gương mặt, những nét cảm xúc của Guardiola trong từng chiến thắng quan trọng của Barca sau đó lần lượt xuất hiện.
"Tự đáy lòng, chúng tôi muốn cảm ơn Guardiola vì tất cả những gì ông ấy đã làm cho CLB suốt bốn năm qua", BarcaTV giới thiệu.
Sau khi xuất hiện trên Youtube hôm qua, tính đến trưa nay, "Gracies Pep!" đã có hơn 518.000 lượt truy cập và hàng nghìn bình luận bên dưới.

Barca thường thắng ba đối thủ lớn Real Madrid, Arsenal và Manchester United một cách thuyết phục dưới triều đại 4 năm của HLV Pep Guardiola.
1. Trận siêu kinh điển đầu tiên của Guardiola trên cương vị HLV. Barca thắng 2-0 trên sân Nou Camp, chấm dứt 5 trận toàn hòa và thua trước Real, đồng thời mở ra kỷ nguyên thành công ba mùa giải liên tiếp tại La Liga (xem clip).
2. Barca đè bẹp Bayern Munich 4-0 trong trận tứ kết lượt đi Champions League 2008-09. Đây là trận đấu khẳng định vị trí ứng cử viên của thày trò Guardiola. Cả 4 bàn thắng đều được ghi trong hiệp một (xem clip).

Báo chí đưa tin về chiến thắng lịch sử năm 2009 của Barca.
Báo chí đưa tin về chiến thắng lịch sử năm 2009 của Barca.
3. Barca đại thắng Real 6-2 ngay trên sân Bernabeu trong trận siêu kinh điển lượt về 2008-09 (xem clip).

Những em bé ở Trường Sa


Các lớp học trên quần đảo Trường Sa ngày càng đông đúc bởi mỗi năm lại thêm nhiều bé ra đời. Sau giờ học, lũ trẻ chơi đuổi bắt, ô ăn quan, đọc sách giữa biển trời trong xanh.

Đảo Trường Sa Lớn hiện có hàng chục đứa trẻ của nhiều hộ gia đình đang sinh sống, học tập.

Nguyễn Anh Đức, học sinh lớp 3 cho biết, lớn lên em muốn làm chiến sĩ Hải quân, ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc, giống như những chú bộ đội nơi em sống đang làm.

Ngắm bồng lai tiên cảnh ở Sơn La

Thư giãn cuối tuần:




Cảnh tượng khiến lòng người khó hững hờ. Nằm giữa biển mây, những ngọn núi trở thành những hòn đảo. Những cảnh này tưởng chỉ có ở chốn bồng lai. 
Độc giả Phùng Việt Hoàng gửi về VnExpress chùm ảnh này và cho biết: " Đây là những bức ảnh do em gái tôi đang dạy học ở trường tiểu học Suối Tọ, Huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La chụp".

Những mảnh đời giữa Sài Gòn hoa lệ



Đối với tôi Sài Gòn là nơi mang lại nhiều cảm xúc nhất, mỗi khi lang thang giữa những con phố vào ngày cuối tuần để rồi suy ngẫm về cuộc đời.
Khi gửi đến VnExpress những tấm hình này cũng là lúc tôi đang chuẩn bị cho chuyến đi " phượt " xuyên Việt trong cuối tháng tư này. Đi và đến để trải nghiệm những vùng miền khác nhau của đất nước, để biết rằng cuộc sống này đáng trân trọng biết bao. 

Nhỏ bé giữa dòng đời (chụp tại Lê Lợi)
Bữa cơm vội (chụp tại đường Phạm Ngọc Thạch)

Nhà trọ ồ ạt 'thổi giá' theo lương

Các bác kinh tế gia nhà ta cứ hùng hồn khẳng định cầu thấp thế này thì CP cứ thoải mái mà tăng lương, tăng giá xăng, giá điện..., chẳng sợ gì lạm phát đâu. Thì đây (xem bài dưới). Ở các nước, kinh tế hoàn toàn phát triển theo quy luật thị trường, nhưng xã hội thì phải được CP quản lý để bảo về quyền lợi người lao động, người nghèo. Giá nhà cũng bị quản lý; chủ nhà chỉ được tăng tối đa bao nhiều phần trăm mỗi năm và phải có lý do chính đáng; nếu không thì mời chủ ra tòa. Còn ở ta thi mặc kệ, kể cả khi cầu thấp (thu nhập của dân quá thấp) như hiện nay. Thế mà nhiều nhà kinh tế vẫn tin thả nổi mọi thứ mới là kinh tế thị trường.
Thế cho nên trong Blog này tôi đã nhiều lần bình luận 1 vòng xoáy mới của chuyện lương - giá - tiền lại bắt đầu. Có thể do cầu quá yếu nên quy mô vòng xoáy không lớn và tốc độ hội tụ nhanh hơn những lần trước. Nhưng điều này hoàn toàn phụ thuộc vào cách ứng xử của CP trong quá trình diễn ra vòng xoáy mới. Sau câu chuyện tăng lương cho khu vực nhà nước, sẽ tiếp chuyện tăng lương trong khu vực dân doanh.
Chuyện tăng lương để đảm bảo thu nhập đủ sống cho người lao động là vấn đề cấp bách từ khi thống nhất đất nước đến nay; đi kèm với nó phải là thay đổi toàn bộ phương thức quản lý kinh tế, quản lý xã hội và cơ cấu chi ngân sách. Nhưng với tư duy hiện nay thì ước mơ này vẫn luôn chỉ là... mơ.


Gần tháng nay, cả khu trọ ở số nhà 10B, 121/57 Kim Ngưu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị xáo động bởi thông tin sốc của ông chủ nhà: Từ 1/5 giá nhà trọ sẽ tăng thêm 20%. Với mức này, mỗi phòng phải chi thêm 400 - 500 nghìn đồng mỗi tháng.
Cụ thể, căn phòng tầm 20 mét vuông trước đây có giá 2,2 triệu thì giờ tăng lên 2,640 triệu. Các phòng rộng hơn giá 2,6 triệu thì cứ thế mà nhân lên.

Thông báo tăng tiền nhà của chủ khu trọ 10B, 121/57 Kim Ngưu (Hà Nội). Tiền nhà tăng thêm 20% đồng nghĩa với việc mỗi phòng trọ sẽ tăng thêm ít nhất 440.000 đồng. Ảnh: Phan Dương.
Trong vai một người đi tìm phòng trọ, phóng viên VnExpress.net đã trực tiếp nói chuyện với chủ nhà tên Mai. Người phụ nữ này nói: "Nhà tôi có 16 phòng cho thuê với giá từ 2,2 triệu đến 2,6 triệu đồng một phòng tùy diện tích. Từ 1/5, tiền phòng sẽ tăng thêm 20% nữa".
Từ ngày 1/5, lương tối thiểu áp dụng cho cán bộ, công chức nhà nước sẽ tăng 220.000 đồng so với hiện nay, lên mức 1.050.000 đồng mỗi tháng.
Khi hỏi lý do vì sao tăng, bà cho biết: "Tiền lương sắp tăng nên tiền nhà cũng tăng theo. Nếu cô thuê trọ thì tháng đầu tôi sẽ thu với mức giá cũ, còn các phòng khác vẫn cứ tăng từ đầu tháng 5".
Không chỉ trường hợp trên mà nhiều chủ nhà trọ trên địa bàn Hà Nội cũng rục rịch thiết lập giá thuê mới.
Trời nóng mà mâm cơm chỉ có món canh cà và trứng rán làm Dịu (sinh viên năm 3, Học viện Hành Chính) nhai vài miếng rồi bỏ bữa.

Bỏ trần lãi suất huy động là tất yếu!


(Tamnhin.net) - Đó là quan điểm của TS Nguyễn Trọng Tài, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học ngân hàng (Học viện Ngân hàng) về việc bỏ trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).                              
            
Trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này, TS Nguyễn Trọng Tài cho rằng: “Tôi không bất ngờ. Việc hạ thấp lãi suất để đánh tín hiệu cho nền kinh tế đã nằm trong lộ trình của NHNN. Dứt khoát lãi suất trung bình sẽ giảm xuống để đáp ứng yêu cầu của việc cung ứng tín dụng cho nền kinh tế.”

Theo TS Nguyễn Trọng Tài thì việc điều hành hệ thống ngân hàng-tài chính trong thời gian tới không thể chỉ dùng biện pháp hành chính. Đến thời điểm thích hợp, phải để thị trường tự điều tiết hoạt động của hệ thống này.

Ông cũng cho rằng bỏ trần lãi suất huy động là tất yếu. Bởi vì trần lãi suất chỉ có tác dụng khi các ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau, đẩy lãi suất huy động lên. Khi tình hình này đã được kiểm soát, những cú sốc trên thị trường được dẹp yên thì buộc phải bỏ trần lãi suất, không có cách nào khác. Việc này nên thực hiện khi lãi suất huy động giảm xuống 9-10%. Nếu tiếp tục duy trì có thể sẽ gây ra tình trạng điều hành máy móc, bắt mọi chủ thể đi theo quỹ đạo của cơ quan quản lí. Nhà nước chỉ dùng công cụ áp đặt khi chủ thể vận động theo hướng không mong muốn.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Bão Nổi Lên Rồi

Từ những vụ thu hồi đất đai, lại nhớ đến 
bài hát hay về chiến tranh thống nhất đất nước:

Trọng Tấn



Bão nổi lên rồi từ miền Nam quê hương thân yêu
Từ Trị Thiên băng qua Tây Nguyên lan tới bưng điền
Triệu người bừng bừng cùng Đà Nẵng với Huế chiến thắng
Khí thế sôi sục tràn về Sài Gòn
Giờ tiến công sục sôi tim muôn người

Cờ mặt trận giải phóng phấp phới bay tung trời
Người người đi chiến đấu vai sát vai bên nhau
Cùng vung lên, ơi các đô thị thành phố ta ơi
Hỡi các xóm làng rừng núi xa xôi
Tiếng thét vang dội khắp trời, bão nổi lên rồi

Quyết dành chính quyền toàn miền Nam nhân dân xông lên
Từ bao lâu ta nuôi trong tim ý chí căm hờn và lòng quật cường
Thù giặc Mỹ với lũ bán nước ta quyết xuống đường
Hòa cùng dòng người
Cùng tiến lên thời cơ đã đến rồi

The 15 Most Miserable Countries In The World

Không hiểu cách tính của các tác giả thế nào. Danh sách này cũng chỉ gồm có 81 nước, trong đó VN là nước cực khổ thứ 3 trong số 81 nước so sánh, trên được Nam Phi và Venezuela. Các nước nghèo ở châu Phi chắc không được tính đến trong danh sách này.


 http://www.businessinsider.com/the-15-most-miserable-countries-in-the-world-2011-6?op=1
The global economic picture is fairly grim. Debt ridden Eurozone countries have seen unemployment driven high by austerity measures and economic stagnation. The civil unrest in the Mideast and North Africa stemmed in part from joblessness in the region.
Meanwhile, the price of food and energy soars everywhere.
The so-called "misery index" conceived by economist Arthur Okun is calculated by adding together unemployment and inflation.
Doing this simple calculation, we found the most miserable countries in the world.
Note: We calculated figures for 81 countries that consistently report unemployment and CPI figures

The Business Insider – 13 Tháng 6, 2011, 12:43 PM
Bức tranh kinh tế toàn cầu khá là ảm đạm.  Các nước nợ nần đầy dẫy trong vùng Eurozone đã chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp nâng cao điều khiển vì các biện pháp thắt lưng buộc bụng và nạn trì trệ kinh tế. Tình trạng bất ổn dân sự ở Trung Đông và Bắc Phi bắt nguồn một phần từ tình trạng thất nghiệp trong khu vực.
Trong khi đó, giá lương thực và năng lượng nhảy vọt ở khắp mọi nơi.
Cái gọi là “chỉ số đau khổ”, một ý niệm của nhà kinh tế Arthur Okun, được tính bằng cách cộng nạn thất nghiệp với mức lạm phát.
Với phép tính đơn giản này, chúng tôi khám phá (phát hiện) ra những nước khốn khổ nhất trên thế giới.
Lưu ý: Chúng tôi đo lường dữ liệu cho 81 quốc gia, những nước thường xuyên cung cấp số liệu thất nghiệp và  chỉ số giá tiêu dùng (CPI Index)
#15 Argentina
#15 Argentina
Misery index score: 17.1%

CPI inflation: 9.7%

Unemployment: 7.4%
Source: Bloomberg


CHUYỆN CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG "ĐÀO NGŨ" KHỎI TRƯỜNG SA VÀ XUẤT XỨ DÀN ÂM THANH TRÊN TÀU HQ-936

Đọc bài này từ hôm qua, cũng không thích lắm và thấy bình thường vì cách cư xử vô văn hóa của giới quan chức đã là chuyện hàng ngày ở huyện, ở tỉnh và cả nước. Đã nhiều lần vào BD nên tôi không ngạc nhiên về cách cư xử đại ca của các bác này. Lưu lại đây vì bên cạnh cái xấu còn có chuyện thấm đẫm tình người đối với Trường Sa và thương bạn Hải vất vả chạy tiền mua dàn âm thanh quá. Cũng qua đây mới thấy người tốt bụng thường lại nghèo; đúng là cùng cảnh ngộ.

CHUYỆN CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG "ĐÀO NGŨ" KHỎI TRƯỜNG SA VÀ XUẤT XỨ DÀN ÂM THANH TRÊN TÀU HQ-936 

 Mai Thanh Hải - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung người thấp, nhưng to ngang lịch bịch rất ngộ.
Hôm đầu tiên vào Nhà khách Vùng 4, mình hơi bị ngạc nhiên khi thấy 1 ông già chưa đến, trẻ đã qua, đầu hói bóng lọng, chân ngắn tũn cứ quần đùi, áo ba lỗ, không dép chạy loăng quăng khắp 4 tầng cầu thang, dưới sự... kính trọng, e sợ của 1 Thiếu tướng Quân đội và 1 Đại tá Công an, cùng khối người khác nghiêm trang comple, ca vát ra dáng quan chức.
Hỏi cu Hưng, Trợ lý Dân vận của Vùng 4, Hưng ghé tai thì thầm: "Đấy là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tham gia Đoàn Công tác ra Trường Sa!" và cung cấp thêm: Thiếu tướng Quân đội là Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh, Đại tá Công an là Giám đốc Công an tỉnh cùng 1 số lãnh đạo Sở ngành, báo chí trong tỉnh, văn công đoàn Ca múa nhạc Bình Dương...
Chủ tịch Cung trong buổi họp đoàn ra Trường Sa
Ớ! Thế là Đoàn khách dân sự đầu tiên của mùa ra thăm Trường Sa này, oách quá rồi: Chủ tịch UBND tỉnh dẫn vài chục người ra thăm Trường Sa, với mấy cái xe ôtô từ 7 chỗ đến 40 chỗ, xe nào cũng dán băng rôn to phạc, chữ vàng chóe trên nền đỏ: "Đoàn tỉnh Bình Dương thăm và làm việc tại Trường Sa" và thành viên của Bình Dương đi lại trong Nhà khách, ai cũng giậm chân uỳnh uỵch, ưỡn ngực, mặt vác lên hiên ngang.  
Mấy ngày ở Nhà khách, đợi thời tiết tốt để xuống tàu ra đảo, càng thấy nể Bình Dương "lắm tiền nhiều của".
Này nhé: Suốt ngày nhậu nhẹt, toàn rượu ngon và mồi thửa, mang từ Bình Dương, chất đầy trong xe ca 40 chỗ; các ca sĩ - diễn viên - nhạc công trong Đoàn Ca múa nhạc của tỉnh, chả kể sáng chiều vác loa đài ra hành lang, tập luyện hát múa cứ rộn ràng, oang oang như bắt người nghe phải nhảy.

'Lạm phát thấp hiện nay là bất bình thường'

Đọc các bài gần đây thấy lạ, chuyên gia nào cũng kêu lạm phát quá thấp, trong khi không thấy lạm phát thấp phải là chuyện bình thường như phổ biến trên toàn thế giới hiện nay. Đáng lẽ người dân nước ta từ lâu cũng phải được sống trong môi trường không có lạm phát và chẳng bao giờ phải lo đối phó với lạm phát như ở các nước văn minh khác mới đúng. Lạm phát thấp mới xảy ra trong 1-2 tháng gần đây, trong khi tỷ lệ lạm phát tính theo năm hay kỳ vọng lạm phát vẫn còn rất cao (thể hiện qua việc khắp nơi vẫn đang đòi tăng giá...) và niềm tin của người dân vào chính sách giữ lạm phát thấp, dài hạn... vẫn hầu như không có (vì CP dự kiến sẽ còn tăng giá nhiều mặt hàng nữa và vì CP chưa tỏ ra nhận thức được độ nguy hiểm của lạm phát nên lúc nào cũng sẵn sàng trở lại chính sách động viên tăng trưởng nhanh). Còn chuyện doanh nghiệp phá sản ? Đọc mấy con số của bác Doanh mà buồn cười: Chẳng đáng kể gì, chuyện DN thành lập, phá sản, chuyển sang hoạt động khác là thường xuyên, bao giờ chả có.
Câu hỏi hay nhất trong bài là đảm bảo an sinh xã hội, tiếc là bác Doanh không trả lời, dù cuối bài có nói vấn đề thất nghiệp, nhưng cũng là chuyện doanh nghiệp. Hiện nay báo chí tràn lan chuyện cứu doanh nghiệp, còn cứu dân ? Có thể nói yếu nhất trong chính sách chống lạm phát ở ta là bỏ mặc người nghèo tự xoay sở (thử nhìn xem CP đã làm được gì cho họ). May mà dân ta tự biết đi mò cua bắt ốc và hái lượm để tồn tại chứ ở các nước khác thì chỉ có nước chết đói hoặc kéo nhau đi... biểu tình.


Lãi suất giảm, lạm phát thấp song Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương lo ngại, nền kinh tế có thể rơi vào vòng xoáy nguy hiểm vì doanh nghiệp phá sản, tăng trưởng trì trệ.
Quốc hội chưa tính tới hạ mục tiêu tăng trưởng
- Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP dự kiến năm nay khoảng 6-6,5% nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đều cho rằng, chỉ tiêu này rất khó đạt. Ông có dự báo như thế nào về việc đạt mục tiêu tăng trưởng?


Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Kinh tế Trung ương Lê Đăng Doanh. Ảnh: B.D.

- Tôi cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,5% sẽ rất khó đạt được vì đầu tư xã hội dự kiến còn 33,5% GDP. Năm 2011, chúng ta đầu tư 39,8% GDP nhưng tăng trưởng chỉ đạt 5,89%. Thống kê cho thấy đã có 2.200 doanh nghiệp phá sản và 12.000 đơn vị đăng ký ngừng kinh doanh. Rõ ràng, đây là con số rất đáng lo ngại.
Cùng với đó là tiêu dùng điện cho sản xuất giảm mạnh, nhập khẩu nguyên vật liệu cũng giảm (bông giảm 30%, sợi giảm 14%, tín dụng giảm 1,96%). Ngược lại, tồn kho hàng hóa tăng 34%, một con số không nhỏ. Tôi e rằng, tình hình này sẽ tác động xấu đến việc làm, thu nhập của người lao động kéo theo những tiêu cực khác về xã hội.

(4) Đường cong Phillips - Phillips curve IV


(Tiếp theo)
Quay lại câu hỏi đầu tiên liệu inflation expectation của VN đã giảm xuống hay chưa? Tất nhiên với chỉ một đồ thị rất định tính và 2 đường Phillips curves AB/CD vẽ theo ước lượng bằng mắt, câu trả lời không thể chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên tôi tin rằng nếu sử dụng một phương pháp ước lượng econometric hiện đại kết quả cũng sẽ không khác quá xa. Do vậy vào thời điểm Q1 2012 inflation expectation vẫn còn cao và nới lỏng tiền tệ lúc này quá sớm. Nhìn vào đồ thị bên dưới (khu vực đường AB), với mức tăng trưởng khoảng 6% lạm phát (yoy) phải giảm xuống xấp xỉ 5% thì mới có cơ sở tin rằng inflation expectation đã hạ nhiệt. Nói lỡ miệng nếu 1-2 quí tới nền kinh tế trượt về điểm cực trái của CD (tăng trưởng 2%, lạm phát 10%), các bạn hãy nhớ đến đồ thị này để đừng quá hốt hoảng với những lời cảnh báo stagflation sẽ tràn lan trên mặt báo.


Trong 2 năm qua những supply-siders như Bùi Kiến Thành, Trần Hoàng Ngân đã không dưới một lần "dọa" rằng lãi suất cao sẽ làm tăng chi phí đầu vào và làm tăng giá thành sản phẩm, do vậy lạm phát sẽ tăng chứ không giảm. Đến giờ này các chuyên gia đó không còn nhắc đến vấn đề "chi phí đẩy" nữa mà cho rằng phải giảm lãi suất không thì các doanh nghiệp sẽ thua lỗ và phá sản hàng loạt. Cũng trong 2 năm qua tôi luôn cho rằng lạm phát của VN là do AD quá cao, bởi vậy thắt chặt tiền tệ là chính sách đúng để kéo AD xuống. Trong mấy tuần gần đây báo chí cho biết vấn đề đau đầu nhất hiện nay của nhiều doanh nghiệp là không bán được sản phẩm và tồn kho tăng cao. Đó là biểu hiện rõ ràng AD đã giảm xuống với một độ trễ khoảng 4-6 quí, hoàn toàn phù hợp với lý thuyết. Cái mà tôi chờ đợi là inflation expectation giảm để nền kinh tế quay về đường AB.

Bẫy thu nhập trung bình nhìn từ các nước ASEAN


Trần Văn Thọ
Đại học Waseda, Tokyo
Tóm tắt: Vấn đề đáng quan tâm nhất của nhiều nước ASEAN hiện nay
là làm sao tránh được bẫy thu nhập trung bình để tiến lên hàng các nước
có thu nhập cao. Điều kiện để tránh bẫy thu nhập trung bình là gì?
nàyBài viết này sẽ thử đua ra một khung phân tích về các yếu tố quy định
sự phát triển của mỗi giai đoạn và so sánh tình trạng hiện nay của các
nước ASEAN với kinh nghiệm của Hàn Quốc, một nước đã thành công
trong việc vượt qua được bẫy thu nhập trung bình và trở thành nước có
thu nhập cao vào cuối thập niên 1990. Bài viết kết luận: đối với 4 nước
ASEAN (Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia), tăng năng lực
nghiên cứu và triển khai (R&D), nhấn mạnh chất lượng và sự tương
thích của nguồn nhân lực, tạo cơ chế để hình thành một khu vực tư nhân
năng động là điều kiện cần thiết để tránh bẫy thu nhập trung bình. Đối
với Việt Nam, một nước còn ở giai đoạn thu nhập trung bình thấp, cải
cách thể chế và chính sách để tăng năng suất các yếu tố sản xuất như lao
động, tư bản và đất đai là tối cần để tránh sự xuất hiện sớm của bẫy thu
nhập trung bình.
Từ khóa: Bẫy thu nhập trung bình, ASEAN, Thể chế, Cải cách.
© 2012 Thời Đại Mới

'Cần 3-4 tỷ USD để tái cơ cấu ngân hàng'


Tái cấu trúc ngành ngân hàng, ưu tiên xử lý triệt để nợ xấu là biện pháp sống còn để mở rộng tín dụng, khơi thông mạch máu của nền kinh tế. Chi phí cho cải cách được Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa ước tính khoảng 3-4 tỷ USD.
 'Lập Ủy ban tái cấu trúc ngân hàng'
 Băn khoăn chi phí tái cơ cấu ngân hàng
Tại Hội thảo "Ngân hàng thương mại Việt Nam 2012-2013: Cải cách để sống còn" sáng 26/4, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, năm nay dự tính cung tiền (M2) và tín dụng kỳ vọng tăng 15-17%.
Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm, cung tiền mới tăng 1%, còn tăng trưởng tín dụng bị âm 2,5% trong khi tăng trưởng kinh tế quý một mới 4%, chỉ đủ bù đắp an sinh xã hội. "Những yếu tố trên cho thấy nền kinh tế đang suy thoái trầm trọng", ông Nghĩa lo lắng.

Cần tái cấu trúc triệt để hệ thống ngân hàng. Ảnh: Hoàng Hà

Tiến sĩ Nghĩa dự báo, nếu Chính phủ không có những chính sách điều chỉnh kịp thời, khả năng tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ khoảng 5%, thấp xa so với kỳ vọng 6% mà Quốc hội đề ra.
Theo quan điểm ông, để giải quyết, quan trọng nhất là phải tập trung cứu nguy nguồn vốn đang bị đóng băng nhằm giải quyết tình trạng suy thoái của nền kinh tế. "Đây là lý do cần phải đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng", Tiến sĩ Nghĩa nhấn mạnh.
Ông Nghĩa chia sẻ, thời điểm nguy hiểm nhất của ngân hàng đã qua. Quý 4/2011, thanh khoản các nhà băng thiếu trầm trọng, có nguy cơ đổ vỡ; nay thì rủi ro lớn nhất là nợ xấu. Theo báo cáo của ngân hàng, nợ xấu hiện khoảng 3,6%, ước lượng hơn 80.000 tỷ đồng (trong khi các tổ chức quốc tế dự tính con số này chiếm khoảng 12-13%).
Theo ước tính của IMF, chi phí cho việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng khoảng 5% GDP, tức gần 5-6 tỷ USD. Tuy nhiên, theo tính toán của ông Nghĩa chỉ cần khoảng 3-4 tỷ đôla là đủ.

Mùa Xuân Đầu Tiên

Bài hát hay:

Mùa Xuân Đầu Tiên


Sáng tác: Văn Cao.
Trình bày: Thanh Thúy.

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về.
Mùa bình thường mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên.
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông.
Một trưa nắng cho bao tâm hồn.

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về.
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên.
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh.
Niềm vui phút giây như đang long lanh.

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.

Thế lưỡng nan của Trung Quốc: quyền lực hay tự do?

quyền lực hay tự do?

Tác giả: James A Dorn
Người dịch: Thủy Trúc
Ngày 25-4-2012
Trong một khảo sát gần đây đối với gần 6.000 cá nhân tốt nghiệp đại học, thu nhập cao, ở 25 quốc gia, Edelman Trust Barometer phát hiện thấy 43% tin tưởng vào các định chế của chính phủ. Ở Mỹ, con số này là 45%, còn ở Trung Quốc là 75%. Việc nhiều người trong “cộng đồng có thông tin” ở Trung Quốc lại tin tưởng vào chính quyền hơn ở Mỹ nghe ra có vẻ khó hiểu.
Mỹ có một bản hiến pháp giới hạn quyền lực của chính quyền và bảo vệ quyền công dân; Trung Quốc thì không hề có nền pháp quyền thực sự, là nhà nước độc đảng với cơ chế bảo vệ dân quyền rất yếu, hoặc là không có. Làm sao mà những người thành đạt ở Trung Quốc lại có thể tin tưởng vào chính quyền nhiều hơn người thành đạt ở Mỹ?
Câu trả lời rất đơn giản: Ở Trung Quốc, con đường chắc chắn nhất để làm giàu là thông qua quyền lực; ở Mỹ là thông qua tự do. Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) nắm toàn bộ quyền lực chính trị và kiểm soát những đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế chứng tỏ rằng ai nắm quyền sẽ được ưu đãi hơn trong cuộc đua tranh tới vị trí cao trên những nấc thang kinh tế. Thậm chí, sau hơn ba thập niên cải cách kinh tế, cải cách chính trị đã thụt lùi nghiêm trọng.
Không có tư pháp độc lập để bảo vệ quyền sống, tự do, và tài sản. Các ngân hàng quốc doanh đem tiền cho khối doanh nghiệp quốc doanh vay; tất cả những doanh nghiệp đó đều do cán bộ cao cấp trong đảng điều hành. Hỏi các “thái tử” xem họ có tin chính quyền không thì cũng giống như hỏi trẻ con có thích kẹo không. Nếu Edelman Trust Barometer đi hỏi người dân thường Trung Quốc xem họ có tin vào các định chế của chính phủ hay không, thì câu trả lời của họ – nếu họ được tự do biểu đạt – sẽ là dứt khoát: “Không!”.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

"Đất vỡ" và “thế hệ chỉ biết nhân nhượng” !!!!!!

“thế hệ chỉ biết nhân nhượng” !!!!!!

Đất vỡ
 
Blog Thùy Linh - Đêm qua cả ngàn nông dân úp mặt vào Đất để lắng nghe lần cuối tiếng thì thầm từ lòng sâu, nơi hồn thiêng cha ông gửi vào đó bao đời và mai đây sẽ chìm dưới những căn hộ cao tầng sang trọng cho những kẻ lắm tiền nhiều chức.
Họ đốt lửa ngồi sát bên nhau im lặng thổn thức trước một cuộc chia ly không có vé khứ hồi. Bất lực cô đơn không tấc sắt để chống lại bạo quyền và biết sẽ là chiến bại nhưng vẫn muốn bám chặt mười ngón tay lên mảnh ruộng này lần cuối…

Cưỡng chế sáng nay tại Văn Giang (Hưng Yên)

Đêm không ngủ cùng Đất Mẹ bụng rỗng mắt hoa tâm trí hoang mang nghèo đói hiện tiền không tương lai nào dành cho họ.
Đêm nay Đất dưới chân bỗng biến thành trái tim bị dẫm đạp giày xéo vỡ tung thành trăm mảnh. Lửa thiêu đốt ngút trời tiếng khóc xé vành môi bà mẹ chị em tôi những người bán mặt cho đất bán lưng cho trời để kiếm hạt thóc nuôi con khôn lớn đi đánh giặc giữ nước giữ làng. Giờ Làng Nước có rồi nhưng Đất lại bị đưa vào cuộc bán buôn kiếm chác của những kẻ chức quyền tham lam vô độ vô nhân.

Khúc hát sông quê

Đọc các tin về cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang, lại nhớ đến 1 bài hát hay.
Mỗi lần nghe ca si Anh Thơ hát Khúc hát sông quê là một lần tự hào về quê hương và nông dân mình. Làng quê Việt Nam đẹp mượt mà như giọng hát Anh Thơ, càng nghe càng muốn nghe mãi và càng nhớ và yêu quê hương mình.

Khúc hát sông quê
 
 
Sáng tác: Nguyễn Trọng Tạo
Thơ: Lê Huy Mậu
Trình bày: Ca sĩ Anh Thơ
Qua nửa đời phiêu dạt con lại về úp mặt vào sông quê
Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ,
Chở che con qua chớp bể mưa nguồn.
Từng hạt phù sa tháng ba tháng bảy,
Từng vị heo may trên má em hồng.
Ơi con sông quê con sông quê,
Ơi con sông quê con sông quê.
Sông còn nhớ chăng như ta ngồi ngóng mẹ
Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng.
Con cá dưới sông cây trồng trên bãi
Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm
Cùng một bến sông con trâu đằm sông dưới
Bầy trẻ thơ tắm mát dưới thượng nguồn
Một dòng sông xanh chảy mãi đến vô cùng.

Mất việc làm, người lao động dựa vào bảo hiểm thất nghiệp


Bế con gái 7,5 tháng tuổi đến Trung tâm giới thiệu việc làm TP HCM để đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, chị Hà cho biết vừa rời công ty sản xuất bao bì vì không tìm được người trông con. Trong thời gian nghỉ việc, số tiền trợ cấp sẽ giúp chị chi tiêu.
"Gánh nặng kinh tế giờ chuyển hết cho chồng nên tôi tranh thủ làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, được thêm đồng nào hay đồng nấy", chị Hà nói.
Là công nhân, thu nhập hàng tháng khoảng 3 triệu đồng, đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 3 năm (đáp ứng đủ điều kiện được bảo hiểm thất nghiệp theo luật), chị Hà dự kiến sẽ nhận được 6 tháng tiền trợ cấp, tương đương khoảng 1,8 triệu đồng một tháng. Chị chia sẻ, trong thời buổi giá cả tăng cao lại không có việc làm, số tiền này là khoản đáng kể để cầm cự qua ngày.
"Cho nên dù có phải tới lui nhiều lần để hoàn tất thủ tục, tôi cũng kiên nhẫn thực hiện", người mẹ trẻ cho biết.

Khu vực tiếp nhận hồ sơ đăng ký thất nghiệp ở quận Bình Thạnh sáng 24/4 đông nghịt. Ảnh: B.H.

Sáng 24/4, hàng trăm người chen nhau đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố. Nhiều phụ nữ tay bồng con, quệt vội mồ hôi, chen vào dòng người để lấy số thứ tự.

Yêu và khâm phục chú rể này quá: Chú rể cõng cô dâu vượt 3 cây số 'về dinh'

Yêu và khâm phục chú rể này quá

Chú rể cõng cô dâu vượt 3 cây số 'về dinh'

Trên con đường quê lầy lội ở bản Suối Cốc, xã Mường Côi, huyện Phù Yên (Sơn La), chú rể Nguyễn Văn Thành trong bộ vest đen đón cô dâu Đặng Thị Đào mặc soiree trắng bằng cách cõng trên lưng đi bộ ra xe. 

Chú rể cõng cô dâu nhảy qua một vũng nước.
Chú rể cõng cô dâu chuẩn bị nhảy qua một đoạn ngập nước.

Cách rước dâu độc đáo này thu hút người dân địa phương đổ ra đường xem vào sáng 23/4. Chú rể Nguyễn Văn Thành sinh năm 1990, còn cô dâu Đặng Thị Đào nhỏ hơn chồng hai tuổi. Con đường vào nhà gái rất nhỏ, đồi núi dốc lại lầy lội, khó có điều kiện ôtô vào đưa đón, tân lang quyết định cõng tân nương đi bộ ngót 3 cây số rước dâu. Bà con hai họ trong trang phục áo dài, vest cũng xắn quần lội bộ theo sau. 

Thất bại của Real: Đồng tình với nhận định của Mou

Đồng tình với nhận định của Mou: 
Real và Barca thất bại vì đã quá tốn sức cho trận El Clasico và phải gặp các đội hy sinh giải quốc nội cho Champions League


HLV Real Madrid chỉ ra khía cạnh tích cực trong thất bại của ông và các học trò ở bán kết Champions League hôm qua. Trong trận bán kết lượt về hôm qua, Ronaldo cũng như Real khởi đầu như mơ khi đích thân anh lập cú đúp, trong đó có bàn mở tỷ số từ chấm 11 mét, giúp Real Madrid dẫn 2-0 chỉ sau 14 phút thi đấu. Bayern gỡ lại một bàn ngay từ hiệp một và duy trì tỷ số chung cuộc 3-3 đến hết hai hiệp chính - phụ, đưa trận đấu tới chỗ phải giải quyết thắng thua bằng loạt đá luân lưu.

Mourinho không muốn các học trò của ông chịu nhiều sức ép từ thất bại ở Champions League để rồi trở lại La Liga với tâm trạng không tốt.

Ronaldo là người lãnh trọng trách đá quả luân lưu đầu tiên cho Real, nhưng anh lại không thắng được thủ môn đối phương Manuel Neuer. Cộng thêm hai cú sút hỏng khác của Kaka rồi Sergio Ramos, Real thua 1-3 trong loạt đá luân lưu. Tuy nhiên, Mourinho vẫn giữ cái nhìn lạc quan về các học trò của ông, đặc biệt là chân sút tốt nhất đội Ronaldo.
 Xem cú đúp của Ronaldo
 Xem loạt đá luân lưu
"Ronaldo thật tuyệt vời. Tôi không sẽ không so sánh cậu ta với Messi, bởi cả hai đều là những cầu thủ vĩ đại. Tôi chỉ có thể nói rằng, mùa này, Ronaldo hay hơn Messi", Mourinho nhấn mạnh trong cuộc họp báo sau trận.

Chuyện lạ: Tại sao Báo người cao tuổi lại cho đăng bài này ?

Chuyện lạ: Tại sao Báo người cao tuổi lại cho đăng bài này ?

Huyện Văn Giang thực hiện quyết định cưỡng chế trái luật

Trong cuộc họp báo ngày 23-4-2012, ông Bùi Huy Thanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên cho biết ngày 24-4 sẽ tổ chức cưỡng chế tại xã Xuân Quan để bàn giao đất cho chủ đầu tư và đề nghị các nhà báo không đến khu vực cưỡng chế.


Xe gầu xúc đang hoạt động
 
Ngày 24-4-2012, chúng tôi đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên), từ xa đã thấy nhiều người dân đứng trên đê nhìn về khu vực cưỡng chế. Hỏi thăm đường vào, những người dân nói: Công an không cho vào đâu. Đi theo đường người dân chỉ, chúng tôi gặp một toán cảnh sát cơ động (CSCĐ) chắn đường, hỏi giấy tờ. Tôi xuất trình thẻ nhà báo, đề nghị CSCĐ cho vào khu vực cưỡng chế chụp ảnh. Các chiến sĩ không cho vào, tôi hỏi: Ai là chỉ huy cao nhất ở đây cho tôi gặp? Một cảnh sát dáng vẻ chỉ huy, có cảnh hàm nhưng không đeo biển hiệu ra tiếp. Tôi nói ngắn gọn: Theo Luật báo chí, các nhà báo được quyền chụp ảnh mọi nơi trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ những khu vực quân sự, bí mật quốc gia. Đây là cưỡng chế công khai, theo quyết định hành chính không đóng dấu “mật”, đề nghị anh để tôi vào. Người cảnh sát bảo tôi đứng chờ, anh báo cáo cấp trên xong sẽ trả lời. Đợi quá lâu không thấy người cảnh sát quay lại tôi quay ra gặp nhân dân đang đứng bên đường. Một người dân nói: Bác đi theo em, chúng em dẫn bác đi chụp ảnh.

Theo chân người dân, chúng tôi rẽ sang đường khác nhưng vẫn bị cảnh sát bám theo ngăn cản, không cho vào. Ngồi nghỉ trong nhà dân một lúc, những người dân khác đến dẫn chúng tôi vào làng. Họ bảo: Các bác thay quần áo rồi đi theo em. Chúng tôi mượn tạm quần áo người dân đưa cho, thay tại chỗ, gửi máy ảnh cho dân giữ hộ, chỉ mang theo máy ảnh du lịch cỡ nhỏ và đi theo người dẫn đường. Vượt qua hai điểm gác của cảnh sát cơ động, chúng tôi luồn lách qua mấy bụi gai đến một nhà dân sát khu vực cưỡng chế. Vào nhà xong, chủ nhà đóng cửa dẫn chúng tôi lên tầng gác. Trên sân thượng có mấy người dân đang nhìn vào khu cưỡng chế, gương mặt họ đầy vẻ đau buồn. Tì máy ảnh vào vai người đứng trước tôi chụp liền mấy kiểu, rồi lại theo người dẫn đường trở ra. Trên đường đi, tiếng loa oang oang nói việc cưỡng chế theo quyết định của Phó Chủ tịch UBND huyện Chu Quốc Hiệu và Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Bích Thuỷ. Trên báo Người cao tuổi số 47, ra ngày 20-4-2012 chúng tôi đã có bài “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, trong đó chỉ rõ quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang là hoàn toàn trái pháp luật hiện hành. Theo Luật đất đai, chỉ những dự án phục vụ quốc phòng, an ninh…nhà nước mới thu hồi đất, trình tự thu hồi được quy định rõ trong luật. Những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Lẽ tất nhiên, thoả thuận đền bù dân giá cao thì nhà đầu tư lãi ít, thoả thuận đền bù giá thấp thì nhà đầu tư lãi nhiều. Ở đây UBND huyện lại đứng ra cưỡng chế, lấy đất giao cho chủ đầu tư, hoàn toàn không xem quy định của Luật đất đai có tí giá trị nào.

CSCĐ chặn ngõ
Nếu hỏi người dân có đồng tình với việc cưỡng chế trái luật này hay không thì tôi tin chắc không ai đồng tình. Cũng có nghĩa là UBND huyện Văn Giang không đạt được “sự đồng thuận của nhân dân” theo chỉ đạo trong Thông báo 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ .
Ngọc Phi

10 món ăn rất tốt cho người cao niên

10 món ăn rất tốt cho người cao niên
                                              
 Sau  nghiên cứu, điều tra cụ thể, các nhà dưỡng sinh và các chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện thấy những người sống trường thọ thường có 10 sở thích sau đây.
1. Cháo
Nhìn từ thói quen ăn uống, trong những người sống trường thọ thì không có một ai là không thích ăn cháo. Nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung Quốc Mã Dần Sơ và phu nhân Trương Quế Quân đều là những người trường thọ trăm tuổi. Hai người đặc biệt thích ăn cháo sáng và mỗi sáng đều lấy 50g yến mạch và 250g nước nấu thành cháo.
Người sống thọ trăm tuổi ở Thượng Hải (Trung Quốc) là Tô Cục Tiên mỗi ngày ba bữa đều ăn cháo nấu từ gạo, định lượng mỗi bữa là một bát nhỏ.
Các nhà y học và dinh dưỡng từ bao đời nay đều cổ động người già nên ăn cháo vì nó tốt cho sức khoẻ. Cháo dễ tiêu hoá, hấp thụ, có thể điều hòa dạ dày, bổ tỳ, thanh lọc phổi, mát đường ruột.
Nhà dinh dưỡng học thời nhà Thanh Tào Từ Sơn đã từng nói: “Người già, mỗi ngày nên ăn cháo, không kể bữa, có thể tăng cướng sức khoẻ cho cơ thể và hưởng đại thọ”.
2. Kê (millet)
Người già thích nhất ăn kê và xem kê là thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Kê từ trước đến nay đều được xứng danh là “món đầu đàn của ngũ cốc”. Người có thể chất ốm yếu, bệnh tật thường dùng kê để bồi bổ sức khoẻ.
Y học Trung Quốc cho rằng, hạt kê có ích cho ngũ tạng, đặc biệt là dạ dày (làm dày đường ruột, dạ dày), bổ sung tinh dịch, mạnh khoẻ gân cốt, cơ bắp.
Có một danh sư nổi tiếng thời nhà Thanh đã nói: “Hạt kê là dinh dưỡng tốt nhất cho sức khoẻ con người. Khi dùng hạt kê nấu cháo, dầu kê trong cháo có tác dụng tốt hơn cả canh nhân sâm”. Có thể nói, người già trường thọ thích ăn kê là rất đúng và có cơ sở.

Số trời đã định: Real chia tay Champions League

Quá thất vọng vì Real. Lại một mùa bóng buồn.
Nhưng có lẽ là số trời đã định vì không lẽ gì tới
3 siêu cầu thủ của Real đều đá hỏng penalties.
Khi đã là số thì đành chấp nhận vậy.
Hy vọng Chelsea sẽ được trời thương trong trận CK.


Bayern Munich vượt qua Real Madrid trên chấm 11m đầy cân não
(BongDa.com.vn) - Đội bóng chủ sân Bernabeu đang gặp bất lợi về mặt tỉ số nhưng với việc được chơi trên sân nhà lại là một điểm cộng khác của Real, chưa kể khán giả sẽ đóng vai trò là "cầu thủ thứ 12" của họ. Với đội khách Bayern Munich, 2-1 ở lượt đi là kết quả có thể làm họ tạm hài lòng nhưng những bất ổn nội bộ gần đây khiến không ít người quan ngại cho sức mạnh của "Hùm xám".
"Có thể khẳng định rằng Bayern Munich sẽ phải đối mặt với một Real hoàn toàn khác. Real sẽ chơi tấn công và tôi nghĩ Bayern sẽ khó lòng giữ sạch lưới. Tuy nhiên, cơ hội vẫn chia đều cho cả hai." Lời phát biểu của cựu tuyển thủ Đức Guenter Netzer cũng có thể là kịch bản đầy hấp dẫn trên đất Tây Ban Nha đêm nay.

Đội hình xuất phát và dự bị:
Real Madrid (4-2-3-1): Casillas; Arbeloa, Pepe, Ramos, Marcelo; Khedira, Xabi Alonso; Di Maria, Ozil, Ronaldo; Benzema

Dự bị: Adan, Kaka, Granero, Coentrao, Albiol, Higuain, Callejon

Bayern Munich (4-2-3-1): Neuer; Lahm, Boateng, Badstuber, Alaba; Gustavo, Schweinsteiger; Robben, Kroos, Ribery; Gomez

Dự bị: Butt, Olic, Rafinha, Pranjic, Muller, Contento, Tymoshchuk

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Nga gia nhập WTO mang lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam




LB Nga đã chính thức được tiếp nhận làm thành viên
 thứ 154 của WTO sau 18 năm đàm phán.

(DVT.vn) - Sau quá trình đàm phán dài kỉ lục suốt 18 năm, cuối cùng LB Nga cũng đã chính thức được tiếp nhận làm thành viên thứ 154 của WTO.
Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Còn Liên bang Nga, sau một quá trình đàm phán dài kỉ lục suốt 18 năm, từ năm 1993 cho đến năm 2011 cũng đã chính thức được tiếp nhận làm thành viên thứ 154 của tổ chức này.

Đến tháng 6/2012, Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) sẽ hoàn tất việc phê chuẩn xác nhận thành viên và cuối tháng 7 Nga chính thức trở thành thành viên của WTO.

Liên bang Nga là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới.

Doanh nghiệp Nhà nước: Của ai, do ai và vì ai?


Nếu trả lời được cụ thể ba câu hỏi là DNNN của ai? do ai? và, vì ai? sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của DNNN hiện nay
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các vấn đề của nó luôn là chủ đề nóng của các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi vốn tồn tại một số lượng khổng lồ các DNNN. So với Doanh nghiệp tư nhân DNNN thường được cho là kém hiệu quả hơn, lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên, trong khi các công ty tư nhân cố gắng tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, DNNN được cho là thường phải gồng gánh một số trách nhiệm xã hội cũng như phải đối phó với những thất bại của thị trường. Điều đó dẫn đến việc các DNNN không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các công ty tư nhân. Những người ủng hộ các DNNN cũng như chống lại tư nhân hóa thường lập luận như vậy để biện minh cho những yếu kém của DNNN.
Tuy vậy, các nghiên cứu cho thấy, để hoàn thành các mục tiêu xã hội, các DNNN thường phải tiêu hao một lượng quá lớn các nguồn lực tài chính công đến nỗi chúng trở thành một gánh quá nặng cho nền kinh tế. Gánh nặng này càng trầm trọng với việc nhà nước phải tiếp tục tài trợ cho các DNNN thua lỗ. Cho nên, thực tế là, DNNN cuối cùng cũng chẳng hoàn thành được những mục tiêu xã hội của chúng. Vì thế tư nhân hóa/ cổ phần hóa đã được sử dụng để giảm thiểu số DNNN cũng như giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp này trong nỗ lực tăng hiệu quả doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù tư nhân hóa/cổ phần hóa được thực hiện, một số lớn các DNNN sẽ vẫn tồn tại vì lý do của nó. Như vậy, vấn đề vẫn tiếp tục nóng là làm sao để các DNNN (không thụôc diện tư nhân hóa) khắc phục được những yếu kém của mình, giảm gánh nặng cho nền kinh tế?
Chúng tôi đặt vấn đề là, khi đối chiếu với DNTN, nếu trả lời được cụ thể ba câu hỏi là DNNN của ai? do ai?, vì ai? sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của DNNN hiện nay. Thông qua việc trả lời ba câu hỏi trên, bài viết sẽ đề cập đến những vấn đề mấu chốt của sở hữu và quản trị trong DNNN. Từ đó hy vọng sẽ có những giải pháp cho loại hình doanh nghiệp này.

Tái cơ cấu kinh tế: Chưa đào tận gốc vấn đề


(VEF.VN) - Đề án Tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, đã được Bộ Kế hoạch Đầu tư hoàn tất, nhưng có nhiều ý kiến lại cho rằng đề án này vẫn chưa có nét mới đột phá.

Chưa có điểm mới?
Hơn hai mươi năm trước, chúng ta đã thực hiện cấu trúc lại nền kinh tế để tạo nên sự đổi mới. Tuy nhiên, trong một thế giới liên tục thay đổi, những năm qua nền kinh tế phải đối mặt với không ít khó khăn và bộc lộ nhiều hạn chế. Tái cấu trúc lại được đặt ra với mong muốn tạo nên bước đột phá. Đề án "Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực canh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020", đã được Bộ Kế hoạch Đầu tư hoàn tất, nhưng có nhiều ý kiến lại cho rằng đề án được hy vọng tạo ra nét đột phá mới nhưng lại chưa thể hiện được gì mới.
Theo ông Phạm Nam Kim, chuyên gia tư vấn tài chính, cựu Giám đốc Ngân hàng Bang Vaud, Thuỵ Sỹ, cũng giống như các nước châu Âu, Việt Nam 10 năm qua chạy theo kinh tế ảo với phát triển dựa trên biến động giá cả thị trường, nói cách khác tức là đầu cơ. Điều này gây ra nhiều nguy hiểm, có thể dẫn tới sự suy sụp. Tuy nhiên Việt Nam là quốc gia độc nhất trên thế giới đã mạnh dạn đưa ra chính sách tái cấu trúc nền kinh tế. Đó là 1 trong những yếu tố quan trọng được cả thế giới đánh giá cao.
"Chúng tôi mong đợi và hy vọng rất nhiều ở Đề án tái cấu trúc nền kinh tế lần thứ 2 này, tuy nhiên mới đây khi Đề án được Bộ Kế hoạch Đầu tư đưa ra, xem xong, không khỏi thất vọng", ông Phạm Nam Kim nói. Bởi, đề án tái cấu trúc nền kinh tế với kỳ vọng đột phá mới nhưng thực ra chẳng có gì là mới cả, vẫn đi theo chiều hướng cũ, thiếu quán triệt điểm cơ bản là kinh tế thị trường.