Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

THƯ XIN TỪ CHỨC… VỢ

Thư giãn. Nếu có thêm bài "Thư xin từ chức... chồng" thì hay quá, vì như thế hợp với xu thế âm thịnh dương suy hiện nay.


THƯ XIN TỪ CHỨC… VỢ

chuyen gia dinh
 Từ rất lâu đã không còn nhìn thấy anh cười rạng rỡ với em… (Ảnh minh họa)

THƯ XIN TỪ CHỨC CỦA VỢ:
Dear chồng!
Em thấy anh thường cười nói với nhân viên của ban này, có tình có nghĩa với họ, thường mời họ đi ăn đi uống, yêu đương, lãng mạn, em thấy thèm muốn được sang ban đấy làm việc!
Sau bao nhiêu bận và chín khúc chau đôi mày, vào lúc đêm khuya thanh vắng, lệ đẫm bờ vai này, em xin tạ từ! Em quyết với lòng mình gửi anh lá đơn xin từ chức VỢ!
Từ ngày nhận chức thấm thoắt đã bảy năm, em luôn phấn đấu làm tròn thiên chức vai trò của một người vợ ba tháo vát, bốn sẵn sàng, lặn lội thân cò nếm đủ mùi cực khổ, chăm sóc anh không quản ngày đêm, nâng giấc anh, lo từng bữa ăn giấc ngủ, đón ý đoán trước những điều anh muốn, sẵn sàng thoả mãn mọi nhu cầu của anh…
Trên lĩnh vực tình cảm, em mang cho anh sự vỗ về chở che. Trong lĩnh vực chăn gối, em tặng anh niềm hoan lạc, cảm giác được yêu và được chiều chuộng. Thậm chí có lúc em còn như mẹ, cho anh mượn ngực để vùi đầu vào khóc! Em không được giám sát những việc anh làm, em chỉ được quyền ở nhà khổ sở chờ đợi, được đưa đón con, được chơi với con, được nấu cơm cho anh, giặt đồ, nằm sẵn cho chăn ấm lên, đó là những nghiệp vụ cơ bản của em… Tiền tới tay em chỉ đủ đi chợ, nhưng phải lo mọi chi tiêu trong nhà!
Một người vợ đúng nghĩa phải ân cần dịu dàng, còn phải bao dung thứ tha, phải sẵn sàng đợi hiệu lệnh của chồng để tắm rồi lên giường! Không được ghen khi nghe anh nhắc đến người con gái khác với vẻ thèm muốn ngưỡng mộ! Khi em mới nhận chức vợ, em không biết phải ứng xử thế nào, nên đã mấy lần phạm lỗi nghiệp vụ, đã dám ghen với anh mấy lần, cãi vã đòi treo cổ tự tử! Nên đã mấy lần em suýt bị anh sa thải, sau này khi em đã đảm bảo em không mắc sai lầm nữa, anh mới miễn cưỡng cho phép em tiếp tục tại vị, gọi là trạm tuyển dụng!
Nhưng… những ngày gần đây…

Điều gì quan trọng nhất với học sinh Mỹ?

Điều gì quan trọng nhất với học sinh Mỹ?

Matthew Resnick – học sinh năm cuối Trường trung học Eleanor Roosevelt, New York đã chia sẻ những quan điểm của mình về điều quan trọng nhất với một học sinh. Đạt điểm tốt hay tìm ra niềm đam mê và quyết tâm theo đuổi nó?


 

Không phải lúc nào tôi cũng vượt qua các kì thi. Tôi thấy khó khăn trong việc hoàn thành bài tập về nhà. Tôi không làm tốt bài thi SAT. Tôi không tham gia bất cứ lớp học AP nào. Tôi không phải là một sinh viên xuất sắc.

Tôi thích đi thực tập. Tôi thích làm tình nguyện. Tôi thích đọc. Tôi thích viết. Tôi muốn tham gia các sự kiện và gặp gỡ những người mới. Tôi là một người ham học.


Hằng ngày, tôi tự hỏi mình sẽ ở đâu trong vài năm nữa và trong những năm sau này. Là học sinh trung học cuối cấp, tôi luôn tự nhắc mình về quá trình gửi đơn xin nhập học vào các trường đại học sắp tới và áp lực này không phải là điều dễ dàng. Cân bằng thời gian cho trường lớp, gia đình, bạn bè, làm tình nguyện và ngủ là việc vô cùng khó khăn.


Vì thế, tôi tự hỏi mình: “Điều gì quan trọng nhất với tôi?”,

Cõi âm thịnh & sự khủng hoảng lòng tin nơi dương thế

Đọc bài này nhắc đến đất đai tại Hoài Đức làm tôt nhớ lại kỷ niệm đợt định đi mua đất ở Hoài Đức. Đầu năm 2007, tình cờ được nghe Tân Thủ tướng nói có thể sẽ sát nhập Hà Tây vào Hà Nội, thế là mình cũng nổi hứng định đầu tư 1 miếng đất (trước lười, chẳng quan tâm gì chuyện này dù đi đâu cũng phát biểu đất chật người đông, của cải làm ra được, thiếu thì nhập, chứ đất thì không thể đẻ thêm được... nên về dài hạn giá đất chỉ có tăng). Lại được 1 đồng chí lãnh đạo cấp cao xúi giục: Chú mày liên hệ tìm đi, được thì anh và chú mua chung, về già ở gần nhau cho vui. Lúc đầu định mua đất ở, nhưng loay hoay thế nào lại được 1 anh bạn (Viện trưởng Viện Đào tạo và Phát triển kinh tế) giới thiệu và xui mua 5 ha đất vườn rất đẹp ở Sài Sơn, nằm ngay sát núi Đại Bàng, cạnh nhà máy xi măng Sài Sơn và Chùa Thầy, cạnh Trung tâm du lịch giải trí Tuần Châu của bác Đào Hồng Tuyển... Đã liên hệ với các cấp lãnh đạo địa phương, tưởng sẽ thành. Nhưng rồi trong 1 chuyến cả nhà đi du lịch Thái Bình, gặp một số bạn bè, nghe họ khuyên, thế là vợ chán, rồi mình cũng chán, cuối cùng bỏ cuộc. Vừa rồi gặp lại anh bạn, anh bảo giá đất ở đó giờ cao ngất ngưởng... Nhưng ngẫm lại mỗi người một số phận, mình cả đời làm công chức nhưng ở cơ quan người ta toàn gọi mình là nhà khoa học vì hay nói thật và nói theo sách nên chẳng hợp với chuyện làm ăn, do đó suy cho cùng, không ôm đất vào có khi lại là may.

Cõi âm thịnh & sự khủng hoảng lòng tin nơi dương thế



P1070939.JPG
Mấy năm trở lại đây với sự tan rã trong cấu trúc làng quê truyền thống. Nhất là vùng nông thôn ven đô như quê tôi. Thì sự trở lại của tục thờ cúng. Đôi khi thái qúa cũng là lẽ đương nhiên.
Sự hội nhập của xứ ta với thế giới, khiến mặt bằng đời sống người dân nông thôn được nâng lên. Nhưng sự phân hóa lại ngày càng sâu sắc. Nếu như trước đây, thời hợp tác hóa nông nghiệp, mức sống của mọi gia đình xã viên HTX đều sàn sàn như nhau. Nay kẻ nghèo người giàu cách nhau có khi một trời một vực. Mẫu số chung của mọi sự "đổi đời", giàu lên đều do may mắn từ đất cát mang lại. Chứ mấy ai đã dùng trí lực hay sự cần cù trong lao động chân chính mà nên. Như nhà nọ đông con. Lúc chia ruộng cha mẹ đã có ý giao những mảnh "chó ỉa gà bới" ven lũy tre hay đường cái nhựa, nơi luôn cớm nắng với lá cây rụng đầy cho những đứa trây lười. Các thửa bờ xôi ruộng mật được giao cho những đứa chăm chỉ lại hiếu thảo để chúng có thể làm ra được nhiều hoa lợi góp phần hơn để chu toàn mỗi dịp cúng giỗ tổ tiên. Nhưng đùng một cái các ông đầu tư qui hoạch ở đâu lù lù mò tới... biến những thửa bờ xôi kia thành "khu đô thị mới" với giá đền bù rẻ mạt (chưa đầy 5 chục triệu/sào). Còn những thửa sát đường rệ luỹ kia lại đương nhiên trở thành đất ở khu giãn dân với giá trị gấp hàng chục hàng trăm lần đất ruộng. Đúng thật là: "khôn ngoan không lại được với giời"!

ĐIỀU GÌ LÀM MỘT QUỐC GIA TRỞ NÊN GIÀU CÓ?[1]

ĐIỀU GÌ LÀM MỘT QUỐC GIA
TRỞ NÊN GIÀU CÓ?[1]
Daron Acemoglu
 
Nếu bạn là lãnh đạo và bạn muốn đất nước trở nên giàu có hơn thì bạn phải làm gì? Theo ý kiến của Daron Acemoglu, nhà kinh tế được Huy chương Clark từ Học viện công nghệ Massachusetts (MIT)[2] có một giải pháp đơn giản: đó là bầu cử tự do
Chúng ta (nước Mỹ-ND) là những người giàu có, những người giàu, đã phát triển. Trong khi hầu hết phần còn lại của thế giới – Châu Phi, Nam Á và Nam Mỹ, những người Somali, Bolivia và Bangladesh– là những người nghèo. Thế giới đã luôn bị chia tách thành người giàu và người nghèo, những người khỏe mạnh và ốm yếu, những người no đủ và đói ăn. Tuy nhiên, tầm mức của sự bất bình đẳng giữa các quốc gia như ngày nay là chưa từng xảy ra: tính trung bình, một người Mỹ giàu gấp 10 lần một người Guatemala, giàu hơn 20 lần so với một người Bắc Triều tiên và hơn 40 lần so với một người sống ở Mali, Ethiopia, Congo hay Sierra Leone.
Câu hỏi mà các nhà khoa học xã hội đã vật lộn hàng thế kỷ mà không giải đáp thành công là: tại sao lại như vậy? Nhưng lẽ ra câu hỏi cần được đặt ra là: làm cách nào để thay đổi điều đó? Bởi vì sự bất bình đẳng không phải đã được quyết định từ trước. Một quốc gia không giống một đứa trẻ - nó không được sinh ra đã giàu hay nghèo. Chính là chính phủ của nó đã làm quốc gia đó trở nên như thế.
Vào giữa thế kỷ 18, nhà khoa học chính trị người Pháp là Montesquieu đã đưa ra một cách giải thích vô cùng đơn giản về sự bất bình đẳng giữa các quốc gia: người dân ở xứ nóng vốn đã lười từ trong bản chất. Một số người khác cũng đưa ra cách giải thích của mình, chẳng hạn: Đạo đức trong công việc của người theo đạo Tin lành có lẽ là động lực chính cho thành công của những nền kinh tế tư bản theo như quan điểm của Max Weber? Hoặc có lẽ những nước giàu nhất là những quốc gia trước đó là thuộc địa của Anh? Hoặc có thể chỉ đơn giản như quốc gia đó có phần đông dân số là hậu duệ của người châu Âu? Vấn đề đối với tất cả các lý thuyết này là trong khi nó rất phù hợp với một số các trường hợp cụ thể, các trường hợp khác lại chứng tỏ nó hoàn toàn không đúng.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Càng giàu tài nguyên lại... càng nghèo

Càng giàu tài nguyên lại... càng nghèo

- Chuẩn bị cho chuyến khảo sát tình hình khai thác khoáng sản tại một số địa phương, hôm nay (2/3), UB Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan Chính phủ. Nhiều phát biểu tâm huyết đã được nêu xung quanh câu chuyện khai khoáng vốn luôn làm nóng các phiên họp Quốc hội lâu nay.


Đầu tiên là câu hỏi được phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội Mai Xuân Hùng đặt ra: "Khoáng sản nằm ở hầu hết các tỉnh nghèo nhưng tại sao sau bao nhiêu năm khai thác mà các tỉnh đó vẫn hoàn nghèo? Tại sao tài nguyên khoáng sản lại không đóng góp được gì cho sự phát triển của tỉnh? Càng giàu tài nguyên dưới lòng đất thì ở trên lại càng nghèo?".


Ông Lại Hồng Thanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản (Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam): Cần giám sát tài sản nhà nước thông qua các báo cáo về trữ lượng, thanh tra, kiểm tra. Ảnh: LN
Thực tế như ông Phạm Quốc Thái (Bộ Công thương) chỉ ra, khoáng sản nước ta chủ yếu phân bổ ở miền núi, vốn hầu hết là tỉnh nghèo, công nghiệp chậm phát triển. Các tỉnh khi lập quy hoạch phát triển công nghiệp hầu như đều nhắm chủ yếu đến nguồn lợi khoáng sản tự nhiên và muốn tăng trưởng dựa trên lợi thế tự nhiên này. Nhu cầu tăng trưởng mạnh đến nỗi ngoài các mỏ trong quy hoạch còn liên tục phát sinh tình trạng cấp phép ồ ạt ngoài quy hoạch...
ĐBQH Hà Nội Bùi Thị An cho rằng, cần đánh giá hiệu quả kinh tế từ các hoạt động khai khoáng. Các mỏ khoáng sản đã mang lại lợi ích gì cho địa phương? Ngoài ra, không thể "lờ" đi các hậu quả xã hội đi kèm như ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tình trạng xuất lậu qua đường tiểu ngạch, nguy cơ thất thoát...

Bàn Chải và Kem Đánh Răng

Bàn Chải và Kem Đánh Răng


Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức,
zimbio.com


 

















Gần đây, kem đánh răng xuất xứ từ Trung Hoa đã được các cơ quan y tế của nhiều quốc gia lưu ý, hỏi thăm. Lý do là kem chứa hóa chất Sudan có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con người. Đây là một vấn đề tưởng như nhỏ nhặt, không đáng kể, nhưng mỗi ngày cả tỷ người dùng kem để đánh răng. Cho nên xin cùng tìm hiểu về công dụng của kem, và người bạn đồng hành với kem là chiếc bàn chải đánh răng cũng như ảnh hưởng của hóa chất Sudan.


Vệ Sinh Răng Miệng
Nhiều khoa học gia đã ví miệng con người như một sở thú, trong đó chen chúc cả vài trăm loại vi sinh vật lành dữ khác nhau, đặc biệt là ở phần sau của lưỡi. Các vi sinh vật này sống nhờ thực phẩm mà ta tiêu thụ còn sót lại ở răng miệng. Chúng tác động lên thực phẩm, tạo ra vài loại acid và vài mùi hôi. Acid ăn mòn men răng, đưa tới sâu răng, rụng răng. Mùi sulfur làm miệng có mùi khó chịu khi nói, khi thở, khi mi nhau. Bàn chải và kem đánh răng hành động với nhau giúp cho răng trắng sạch và loại bỏ các vi sinh vật có hại nằm trong miệng.

Bàn Chải Đánh Răng

Việt Nam cần bao nhiêu thủ tướng?


Việt Nam cần bao nhiêu thủ tướng?

NGUYỄN ĐÌNH ẤM 

  

Ngày 5/1/2012 xẩy ra vụ lực lượng vũ trang hiệp đồng quân, binh chủng cưỡng chế sai trái đầm nuôi tôm của công dân Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng. Dù việc cưỡng chế kiểu trên xẩy ra nhiều nơi, thường xuyên nhưng do ai đó dám dùng súng bắn đạn hoa cải và bình gas chống lại “ý trời”(theo thông tin trên báo chí cho tới nay) và báo chí được “thả phanh” thông tin nên trở thành sự kiện lớn loang ra toàn thế giới. Sự việc không quá phức tạp, các chuên gia đủ lĩnh vực, đủ các cỡ nguyên lãnh đạo, chính khách…có ý kiến ở mọi góc độ nên chỉ ít ngày sau đúng, sai đã rành rành… Từ đó, thiết nghĩ chỉ có kẻ rồ dại hoặc “há miệng mắc quai” mới dám nói việc cưỡng chế đầm tôm của ông Vươn ở huyện Tiên Lãng là đúng.

Thế mà cả hệ thống luật pháp, chính trị, xã hội…địa phương vẫn im thin thít để ngày 10/2/2012 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải tổ chức cuộc họp xem xét, công bố vụ Tiên Lãng.

Tưởng những tuyên bố đúng đắn của thủ tướng hôm ấy sẽ chẳng làm ai ngạc nhiên nhưng cả nước như vẫn “nín thở” để nghe xem thủ tướng “phán” như thế nào. Tối hôm đó, khi tin thủ tướng nói việc cưỡng chế là sai thì cả nước như “vỡ òa”…sung sướng, đến như cựu đại tướng, chủ tịch nước Lê Đức Anh-người trước đó đã khẳng định việc cưỡng chế là sai, ông Đặng Hùng Võ- chuyên gia hàng đầu luật đất đai (người từ đầu đã biết mười mươi cưỡng chế là sai)…cũng phát biểu “rất mừng với kết luận của thủ tướng”…

Hàng loạt tin tức trên báo lề phải, lề trái hoan hỷ loan tin thủ tướng kết luận…

Nữ đại gia trần tình về "siêu" đám cưới của con trai

Trên các trang mạng đang có nhiều phê phán về việc tổ chức đám cưới phô trương, lãng phí này. Ngay khi đọc tin trên Blog Maithanhhai, tôi đã viết bình luận dưới đây. Đọc thêm bài nữ đại gia giải trình về siêu đám cưới, tôi càng thấy khâm phục và thông cảm với tính toán tổ chức đám cưới cho con trai của bà. Chúc bà và đôi tân hôn luôn luôn may mắn, hạnh phúc.

Mình đọc bài gốc thấy:
1. cậu ruột chú rể tiết lộ một vài con số "khủng" như: chi phí đám cưới khoảng hơn 25 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí cho rượu ngoại đã là hơn 2 tỷ; chi phí cho phần âm nhạc, ca sĩ là hơn 60.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng),...
2. toàn bộ tiền mừng cho cô dâu chú rể sẽ được dành để làm từ thiện…
Chuyện xa hoa là có thật, song 25 tỷ hay bao nhiêu là con số do 1 ông cậu phát ra chứ có phải chính mẹ chú rể (chỉ người này mới biết chính xác) phát ra đâu. Do đó không nên phê phán họ. Nếu họ làm giầu chân chính thì chuyện tổ chức đám cưới xa hoa cũng là bình thường. Cần đặt mình vào vị trí là doanh nhân (cần quan hệ làm ăn, giao lưu rộng), giầu tỷ phú (cần tiêu tiền) như họ để phân tích, nhận xét. Bản thân mỗi chúng ta hàng tháng cũng tiêu hàng triêu đồng ăn hàng quán, rượu bia, thì người ở Lào cai cũng bảo giá người dân thường Hà Nội không uống bia thì sẽ giúp được biết bao trẻ em nghèo vùng cao...
Còn nữa, đám cưới này sẽ thu được khối tiền mừng từ các đại gia làm ăn với mẹ chú rể (cả bố cô dâu). Tiền đó họ sẽ dùng làm từ thiện. Đó là quá quý rồi. Nên cám ơn tấm lòng của họ. Ngoài ra, không lên phê phán hình thức bên ngoài của cô dâu chú rể và gia đình họ.
Cám ơn thông tin của Hải.

Nữ đại gia trần tình về "siêu" đám cưới của con trai

02/03/2012 11:07:30
Nhân vật được nhắc tới nhiều nhất không phải cô dâu chú rể mà chính là bà Nguyễn Thị Liễu (43 tuổi) mẹ ruột của chú rể, người đã đứng ra tổ chức “siêu” đám cưới đồng thời cũng là một nữ thương gia có tiếng trong việc buôn bán đa ngành liên quốc gia.


Nói về đám cưới đang được người dân khắp nơi quan tâm với nhiều luồng ý kiến trái chiều, bà Liễu đã có những chia sẻ hết sức chân tình:

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Buôn bán hi vọng ?

Có vẻ GS Nguyễn Văn Tuấn đã nhầm, cách tính của GS cũng quá đơn giản. GS không tính đến chuyện giá hiện hành, giá cố định, tỷ giá, tăng trưởng dân số của Hà Nội... thì không được. Cuối tuần rảnh sẽ xem lại và tính lại xem cách làm của Hà Nội đúng hay GS Tuấn đúng.
Tôi đã viết bình luận, đề nghị bấm vào đây hoặc xem trong: http://toithichdoc.blogspot.com/2012/03/co-that-la-buon-ban-hy-vong.html


Buôn bán hi vọng ? 
http://talk.onevietnam.org/wp-content/uploads/2011/02/Vietnam-GDP-growth.png 

GS Nguyễn Văn Tuấn:
Dù những ngày tháng này tôi (và đồng nghiệp) rất bận, nhưng bạn đọc ĐVA chuyển bản tin này và đặt câu hỏi làm cách nào mà các quan chức tính được đến năm 2030 thu nhập bình quân của người dân Hà Nội là 17,000 USD/năm. Em hỏi như vậy có phải là “bán bánh vẽ” không? Tôi thử tính toán và thấy hình như đúng là … bánh vẽ. :-)

Bản tin dưới đây rất khó đọc. Phóng viên trình bày dữ liệu “loạn” cả. Lúc thì vốn, lúc thì tỉ lệ tăng trưởng, lúc thì GDP bình quân. Phóng viên chẳng thể hiện tính logic trong cách trình bày. Thật là thất vọng! Nhưng thôi, chúng ta phải tốn chút thì giờ để trình bày lại:

  • Thu nhập bình quân của người dân Hà Nội năm 2011 là 1700 USD.
  • Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 2011 đến 2020 là 12-13%. Tôi lạc quan nên sẽ lấy tỉ lệ tăng trưởng 13%. Như vậy, tính đến năm 2020, thu nhập bình quân sẽ là: 1700 x (1.13)^9 = 5107 USD.
  • Tốc độ tăng trưởng trong thời gian 2021 đến 2030 là 9.5 đến 10%. Tôi lại lạc quan và nghĩ là 10%. Theo giả định này, đến năm 2030, thu nhập bình quân sẽ là: 5107 x (1.1)^10 = 13246 USD.
Thế nhưng theo bài báo thì “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030” dự báo rằng đến năm 2030, thu nhập bình quân của người Hà Nội là 16000-17000 USD.

Tin về anh Đặng Thành Tâm

Tin về một người quen. Anh Tâm rất tốt bụng với chúng tôi. Sau những chuyện lùm xùm về chị ruột anh Tâm (bà Đặng Thị Hoàng Yến), nay lại đến lượt anh. Không hiểu có chuyện gì đằng sau những chuyện lùm xùm này ? Mong anh sớm tai qua nạn khỏi.



Đình chỉ chức Chủ tịch HĐQT và
Hiệu trưởng trường ĐH Hùng Vương

 

Thứ năm 01/03/2012 14:39
UBND TPHCM sẽ có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT tạm ngừng tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 đối với Trường ĐH Hùng Vương để tập trung củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự, công tác quản lý hoạt động của trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường.



Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT ĐH Hùng Vương

Trên cơ sở kết luận thanh tra toàn diện Trường ĐH Hùng Vương của Thanh tra TP, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận vừa giao Sở Nội vụ trình UBND TP quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT và ông Lê Văn Lý, Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương, để tập trung kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan theo kết luận thanh tra.
Ngoài ra, UBND TPHCM sẽ có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT tạm ngừng tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 đối với Trường ĐH Hùng Vương để tập trung củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự, công tác quản lý hoạt động của trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường.
UBND TP cũng sẽ có văn bản kiến nghị Thường trực Thành ủy TPHCM chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tập thể Đảng ủy, bí thư Đảng ủy Trường ĐH Hùng Vương do để mất đoàn kết, mâu thuẫn nội bộ kéo dài và không chấp hành chỉ đạo của UBND TP.
Theo CafeF

 Vì sao ông Đặng Thành Tâm bị đình chỉ chức vụ Chủ tịch HĐQT?

Gặp gỡ đầu xuân Nhâm Thìn 2012: phát biểu của GS Vũ Khiêu

Gặp gỡ đầu xuân Nhâm Thìn 2012: phát biểu của GS Vũ Khiêu

 


…cái chúng ta cần không phải là bao nhiêu luật gia nữa, mà chúng ta chỉ cần một chút rằng chúng ta xóa bỏ được cái đức trị kéo dài, nó làm khổ chúng ta hàng ngàn năm nay mà bây giờ trở lại pháp trị, pháp luật, để đất nước này duy trì bằng pháp luật chứ không phải lời nói suông, bằng những lời đạo đức.
(Mời xem lời giới thiệu cuộc Gặp gỡ đầu xuân Nhâm Thìn 2012, do Tia sáng và Trung nguyên tổ chức và phát biểu của ông Dương Trung Quốc, phát biểu của PGS-TS Trần Ngọc Vương).

Anh Vũ Khoan có nói là tôi nhiều tuổi thì quả thật năm nay tôi đã 97 tuổi.
Tôi đến đây thì cũng chưa biết là vấn đề gì, hỏi khẽ thì nghe nói là hôm nay xem thời đại như thế, thế giới như thế, trong nước như thế thì giới trí thức chúng ta nên làm như thế nào? Thì tôi đã được biết thế.
Rồi tôi lại nghe nhà chính trị Vũ Khoan nói phác qua về cái tình hình thế giới và có đặt niềm tin vào tương lai. Như thế là như thế nào? Thì đấy là một tinh thần đầy lạc quan. Tôì rất là vui mừng, nhưng dù là lạc quan chăng nữa, tôi cũng có rất nhiều cái điều băn khoăn.
Chưa thể lạc quan
Tôi nghĩ rằng quả là như thế. Chúng ta đang đứng trước thời đại được đặt ra rất nhiều vấn đề, từ vấn đề sự rối ren trên thế giới, rồi hiện nay là tình hình … thì tôi có lẽ là không lạc quan được như là đồng chí Vũ Khoan. Thì tôi thấy rằng bây giờ các siêu cường tranh chấp lẫn nhau. Rồi thì hiện nay cá lớn nuốt cá bé, rồi hiện nay những nước nhỏ cũng xung đột với nhau. Thì tôi thấy cái tình hình đó cũng chưa ổn định, và tôi cũng thấy là chưa đặt ra cái vấn đề có thể lạc quan được, cho nên là tôi cũng rất băn khoăn. Đó là một.
 Điều thứ hai nữa bây giờ là chúng ta phải đối phó với thiên nhiên. Chưa bao giờ chúng ta thấy rằng thiên nhiên này, nào sóng thần, nào bão lụt liên miên hết nơi này tới nơi khác. Hình như bây giờ chúng ta sống trong thời đại thiên nhiên trả thù loài người từ trước kia đã tàn phá thiên nhiên cho tới bây giờ. Cho nên thiên nhiên chống lại con người và con người chống lại thiên nhiên. Tôi có cảm giác hình như là thiên nhiên và xã hội đang dắt tay nhau để cùng xuống dốc, cùng với nhau tự tử hay thế nào … Cho nên cái đó tôi thấy băn khoăn. Và điều đó tôi thấu lo lắng hơn là lạc quan.

Sa Pa hồng rực sắc đào nở muộn

Cảnh đẹp Tây Bắc:

Sa Pa hồng rực sắc đào nở muộn
 
(Dân trí) - Năm nay do rét đậm kéo dài, đến cuối tháng 2, vùng núi Sa Pa mới có nhiều nắng và hoa đào lúc này mới nở tràn. Đường du lịch đi Ô Quý Hồ (Sa Pa) sang Ý Tý (Bát Xát) nhờ những cánh đào nở muộn và đẹp say đắm lòng người.
Đặc biệt tại các xã Bản Khoang, Tả Giàng Phình (Sa Pa), Pa Cheo, Mường Hum, Bản Xèo, Dền Sáng, Ý Tý (Bát Xát), do cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng chừng 20 km, chưa bị thương mại hoá, những cây đào rừng vẫn được “bảo toàn” nên lúc nào cùng rộn ràng khoe sắc rực rỡ.
 



Bệnh tật và cái chết của văn nhân: NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM


Bệnh tật và cái chết của văn nhân: 
NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM

 

NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM (1908 – 1963)
I – Thân thế và sự nghiệp:

 

a) -Thân thế:
Sinh ngày 25 tháng 7 năm 1908 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh
Hải Dương nơi ông nội Nhất Linh được bổ nhiệm làm tri huyện rồi hồi hưu ở tại đây. Quê nội Nhất Linh ở làng Cẩ Phô, huyện điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Quê ngoại ở ngay Huế. Ông chết ngày 7 tháng 7 năm 1963 tại Saigon
Năm 1927 ông sang Pháp du học và năm 1930 về nước với văn bằng Cử Nhân Khoa Học Giáo Khoa. Ông dạy học tại 2 trường Thăng Long và Gia Long trong có 2 năm rối bỏ để hoạt động văn chương và chính trị từ 1932 đến cuối đời.
b) – Văn nghiệp:
Văn nghiệp của Nhất Linh gắn bó với Tự Lục Văn Đoàn và 2 tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay.

Bệnh tật và cái chết của văn nhân: Phạm Quỳnh

Bệnh tật và cái chết của văn nhân: Phạm Quỳnh

 


 

PHẠM QUỲNH (1890 – 1945)
I – Thân thế:
Sinh năm 1890 lại quê nhà ở làng Thượng Hồng tỉnh Hải Dương, cuộc đời Phạm Quỳnh có thể chia làm hai phần: một giai đoạn viết báo và một giai đoạn làm chính trị:
1) – Giai đoạn viết báo:
Khởi đầu Phạm Quỳnh cộng tác với Đông Dương Tạp Chí của Nguyễn Văn Vĩnh từ năm 1913 nhưng năm 1917 ông đứng riêng ra lập tờ Nam Phong Tạp Chí.
Từ 1917 cho đến 1934 vị chi trong suốt 17 năm tờ Nam Phong ra đều đặn hàng tháng tất cả được 210 số. Trong giai đoạn này, Phạm Quỳnh viết rất nhiều, đủ loại và đủ lĩnh vực : Dịch thuật, khảo cứu, phê bình, truớc tác, bình luận, văn học, triết học , chính trị.
2) – Giai đoạn làm chính trị:
Từ 1934 đến 1945, ông phục vụ Nam Triều làm thượng thư Bộ Lại rồi thượng thư Bộ Giáo Dục.
I I – Văn nghiệp:
Chúng ta có thể xếp tác phẩm của Phạm Quỳnh làm nhiều loại khác nhau :

Bệnh tật và cái chết của văn nhân: Nguyễn Văn Vĩnh

Bệnh tật và cái chết của văn nhân: Nguyễn Văn Vĩnh

 

NGUYỄN VĂN VĨNH (1882 – 1936)
I – Thân thế:
Nguyễn Văn Vĩnh sinh ngày 30 – 4 – 1882 tại làng Phương Dực, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, chết ngày 1 – 5 – 1936 tại Tchépone, Ai Lao.
I I -Sự nghiệp văn chương:

 

Ta có thể chia sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh làm hai phần:
1) – Nguyễn Văn Vĩnh ký giả:
a) – Năm 1907, ông làm chủ bút tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc Kỳ là Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo sau đổi tên là Đăng Cổ Tùng Báo..
b) – Năm 1908, ông sáng lập tờ báo Pháp văn Notre Journal đồng thời làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Notre Revue. Ông cũng lần lượt làm chủ bút các tờ Trung Bắc Tân Văn (1915), Nam Học Niên Khóa (1916) và Annam Nouveau (1931)
2) – Nguyễn Văn Vĩnh dịch giả:
Nguyễn Văn Vĩnh đóng góp nhiều cho văn hóa Việt Nam khi dịch sách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra Quốc Ngữ.
Thế nhưng đóng góp lớn lao nhất của ông là quan niệm truyền bá tư tưởng mới của Âu Tây bằng cách dịch ra Quốc Ngữ những tác phẩm kinh điển của nền văn minh Pháp, ngõ hầu đúng là để nước mình mau tiến bộ.
Ông là người đứng ra hô hào lập hội dịch sách gồm các học giả họp tại Hội Quán Trí Tri ở Hà Nội.

Bệnh tật và cái chết của văn nhân: Tản Đà

Bệnh tật và cái chết của văn nhân: Tản Đà

 

LTS: Tài liệu này là luận án tiến sĩ của bác sĩ y khoa Mạc Văn Phước làm tại Sài Gòn năm 1968. Đó là những khảo cứu nghiêm túc dưới góc độ y học liên quan tới cái chết của 4 nhân văn.
Tài liệu sau đó được thâu tóm lại thành một tiểu luận phổ thông và kèm theo những phụ chú mang tính cập nhật. Việc hiệu đính, phổ biến tài liệu này do chính tác giả- bác sĩ Mạc Văn Phước- khởi xướng, và người bạn tâm giao của ông là bác sĩ Đặng Ngọc Thuận thực hiện. Cả 2 cùng cư ngụ và hành nghề tại Montreal, Quebec, Canada.
Tập tài liệu được một cư dân khác ở Canada – tác giả Nguyễn Văn Lục- gửi đăng với mục đích mở đường cho loạt bài nghiên cứu sắp tới đây của ông trên trang nhà.
——————————————
Tất cả những gì dính dáng đến một danh nhân đều là phẩm liệu quí giá của lịch sử. Nhưng lịch sử chỉ ghi chép sự nghiệp và thân thế của các vị này. Còn những chi tiết về đời sống cá nhân thì ít khi đề cập tới.
Hơn nữa, theo phong tục Việt Nam thì người ta lại còn giấu giếm những chi tiết về bệnh tật, cái chết, nơi chon cất… thậm chí tên tục có khi cũng chỉ được ghi trong gia phả. Thí dụ đáng tiếc nhất là chúng ta không được biết Nguyễn Du thụ bệnh và qua đời ra sao?
Người tiên phong trong lĩnh vực lịch sử y học ở Việt Nam phải nêu tên BS Trần Văn Bảng. Ông là người đầu tiên viết loại bài này với “Bệnh Trạng và Cái Chết của Hàn Mặc Tử“ đăng trên tập san y học “Bulletin du Syndicat des Médecins” số 6 ra ngày 6-11-1959.
Nay cũng nhờ sự hướng dẫn của ông, chúng tôi tiếp tục làm công việc sưu tầm này và sẽ lần lượt đề cập đến những nhà văn, nhà thơ sau đây:
- Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
- Nguyễn Văn Vĩnh
- Phạm Quỳnh
- Nhất Linh Nguyễn Tường Tam.
TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU (1888 – 1939)

Khi chúng ta ngủ thì Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh

Khi chúng ta ngủ thì Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh

Tác giả: WC
Người dịch: Đan Thanh
13-02-2012
 

Khi Trung Quốc cài số chuẩn bị chiến tranh thì Tổng thống Obama tập trung vào việc tạo điều kiện cho nhiều người Trung Quốc sang Mỹ du lịch hơn để ngăn chặn suy thoái – hai quan điểm này có gì sai?
Khi Trung Quốc củng cố khái niệm “trỗi dậy hòa bình” của họ, người ta lấy làm lạ.
Trung Quốc có quan hệ tranh chấp với tất cả 14 quốc gia có chung đường biên giới với họ cũng như những quốc gia không chung biên giới. Nếu có thể tin được đảng cộng sản, thì Trung Quốc là đất nước của hòa bình và hài hòa.
Tuy nhiên, nếu điều đó đúng thì tại sao lại có tất cả những vụ nâng cấp vũ khí? Và nếu vũ khí được sử dụng với mục đích ngăn ngừa, thì tại sao lại có những vụ huyên náo trên mạng do Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung Quốc kiêm lãnh đạo Đảng Cộng sản gây ra?
Vấn đề mấu chốt là, khi Tổng thống Obama ve vãn du khách Trung Quốc, còn các trường đại học của chúng ta (Mỹ) ve vãn con cái của họ, thì những người cộng sản đang gài số cho một cuộc chiến tranh. Rất nhiều người, cộng với rất ít nguồn lực, tạo nên một hỗn hợp chất độc mà sẽ buộc Trung Quốc phải rơi vào một trạng thái đối đầu nào đó. Đó gần như là một kết luận đã được biết trước.
Trung Quốc ôn hòa ư?
Không may cho Trung Quốc là họ chia sẻ biên giới với 14 nước khác nhau, trong đó rất nhiều nước đều sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tranh chấp từ việc đòi chủ quyền trên Biển Đông (nguyên văn: South China Sea – biển Hoa Nam) cho tới những hòn đảo ở ngoài khơi Nhật Bản.

GS Mỹ luận bàn vai trò trí thức

GS Mỹ luận bàn vai trò trí thức 



Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, sẽ rất rủi ro nếu một xã hội nào đó chỉ tạo ra giới trí thức của những người có kiến thức nhưng lại biệt lập với nhau. Những con người biệt lập có thể có tri thức tuyệt vời, nhưng họ không thực sự nhận ra tri thức của mình có ảnh hưởng như thế nào đối với thực tiễn. Các trí thức sẽ có ích nhất khi họ có thể dạy cho thế giới những gì họ biết, và cũng qua đó rút ra những bài học từ thế giới.
Trí thức là gì?
Những ai theo dõi tin tức chắc hẳn đều biết ít nhiều về các trí thức. Nhưng chính xác thì họ làm gì, hay quan trọng hơn, họ nên làm gì? Ngay lúc này, không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nơi khác trên thế giới, người ta vẫn đang tranh luận gay gắt về định nghĩa trí thức và vị trí cụ thể của họ trong xã hội. Nhiều người nghĩ rằng cuộc tranh luận chỉ xoay quanh vấn đề là liệu trí thức có nên chủ động tham gia vào các công việc chung, cố gắng thay đổi thế giới theo cách chính trị nhất hay không, hay họ chỉ nên dành thời gian cho những cuốn sách và phòng thí nghiệm, nói chuyện với học giả và sinh viên, và cố gắng mở rộng chân trời tri thức?
Theo quan điểm của tôi, không nhất thiết phải chọn một cách duy nhất này hay cách khác. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, một số cảnh sát nên dành thời gian giải quyết vụ phạm tội vừa xảy ra, trong khi số khác nên tập trung phòng ngừa tội phạm sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó, các trí thức khác nhau cũng sẽ đóng những vai trò khác nhau.
Tương tự, trong thế giới hiện nay, hầu hết chúng ta đều đồng ý giáo viên nên dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản, đồng thời cố gắng vun đắp nhân cách cá nhân của các em. Như thế, một trí thức có thể dành một phần thời gian cho các vấn đề chung và một phần thời gian khác cho các vấn đề học thuật.
Tuy nhiên, rắc rối là ở chỗ: Trong trường hợp cảnh sát hay thầy giáo, chúng ta khá dễ đi đến thống nhất về công việc của họ và những gì họ nên làm. Nhưng với các trí thức, vấn đề không rõ ràng như vậy. Chúng ta có thể định nghĩa họ như thế nào? Sau khi biết trí thức là gì, chúng ta mới có thể biết vai trò họ nên đóng góp cho xã hội ra sao.
Theo tôi, cách tốt nhất để định nghĩa hai chữ "trí thức" là nhìn lại cách người ta sử dụng từ này trong lịch sử. Tôi là người Mỹ, tôi không thể nói nhiều về việc từ này được sử dụng ra sao ở từng khu vực khác nhau. Nhưng tôi nghĩ, sẽ rất thú vị cho cuộc tranh luận ở Việt Nam nếu biết thêm một chút về lịch sử từ "trí thức" ở phương Tây.


Điều đầu tiên cần lưu ý là dù hình tượng được người ta liên tưởng đến các trí thức đã tồn tại từ rất lâu, nhưng ý niệm về một nhóm những con người cụ thể được gọi là "trí thức" còn tương đối mới mẻ.

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Ảnh đẹp: Xem dê leo cây ở Sahar

Ảnh đẹp: Xem dê leo cây ở Sahara


- Cảnh tượng đàn dê trèo lên ngọn cây Argan (một loại cây  lấy dầu, gỗ) luôn làm cho du khách có dịp tới tham quan Saharah không khỏi ấn tượng.
Với nhiệt độ cao nhất lên tới 57,5°C, không ai nghĩ loài dê có thể sống sót tại sa mạc nóng nhất thế giới. Tuy nhiên, tại đây, dê là loài được chăn nuôi với số lượng lớn thứ hai sau lạc đà. Lá cây Argan là nguồn thức ăn chính của chúng.

 
 

Cải tiến năng suất : một lối thoát cho kinh tế Việt Nam

Cải tiến năng suất : một lối thoát cho kinh tế Việt Nam

Mai Vân / Nguyễn Xuân Nghĩa
“Đưa kinh tế Việt Nam lên tầng cao hơn” (Taking Vietnam’s economy to the next level), đó là tựa đề bản nghiên cứu vừa được Viện Nghiên cứu Toàn cầu Mckinsey (McKinsey Global Institute) công bố vào tháng 2/2012. Nguyên là một hãng tư vấn về quản trị thuộc hàng đầu thế giới, McKinsey đã khen ngợi thành tích của kinh tế Việt Nam cho đến năm 2010, trước khi cảnh báo rằng Việt Nam cần phải nỗ lực cải tiến năng suất lao động nếu muốn duy trì thành quả tăng trưởng đã qua.
Mở đầu bản báo cáo, McKinsey đã hết sức ca ngợi thành tích mà Việt Nam đã đạt được trong một phần tư thế kỷ vừa qua : “Việt Nam đã vươn lên thành một trong những tấm gương thành đạt sáng nhất châu Á. Trên một đất nước từng bị chiến tranh tàn phá, kinh tế đã tăng trưởng bình quân 5,3% một năm kể từ năm 1986, nhanh hơn bất kỳ một nền kinh tế châu Á nào khác, ngoại trừ Trung Quốc”.
Giải thích về các nhân tố đã giúp Việt Nam thành công, McKinsey nêu bật hai loạt điều kiện thuận lợi, bên trong và bên ngoài. Về các yếu tố nội tại, McKinsey cho rằng : “Việt Nam đã thừa hưởng được kết quả của một chương trình tái cấu trúc nội bộ, một quá trình chuyển đổi từ nền tảng nông nghiệp qua công nghiệp và dịch vụ, và một lợi thế dân số bắt nguồn từ một lực lượng lao động trẻ”.
Về nhân tố bên ngoài, McKinsey cho rằng Việt Nam cũng đã giàu lên từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007, bình thường hóa quan hệ mậu dịch với Mỹ, và bảo đảm sao cho nền kinh tế thường xuyên là nơi thu hút giới đầu tư nước ngoài thuộc hạng mạnh mẽ nhất châu Á.
Theo Viện Kinh tế Toàn cầu McKinsey, có ba động lực đã thúc đẩy sức tăng trưởng của Việt Nam được ước luợng khoảng 7% một năm kể từ 2005 đến 2010. Đó là đà gia tăng dân số lao động, sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp qua các khu vực sản xuất khác và thứ ba là sự cải tiến năng suất trong các khu vực kinh tế.
Tuy nhiên, theo bản nghiên cứu, hai động lực đầu tiên ngày càng yếu đi, không còn đủ sức thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai. Số liệu thống kê chính thức của Việt Nam đã chỉ ra rằng tăng trưởng của lực lượng lao động trong nước sẽ chỉ còn khoảng 0,6% mỗi năm trong một thập niên tới đây, so với mức tăng bình quân 2,8% từ năm 2000 đến 2010.
Tương tự như vậy, căn cứ vào tốc độ chuyển dịch lao động nhanh chóng trong thập kỷ qua từ khu vực nông nghiệp qua các khu vực khác, rất ít có khả năng tốc độ này gia tăng hơn nữa để nâng cao đủ năng suất nhằm bù đắp cho đà tăng trưởng chậm lại của lực lượng lao động.
Trong tình hình không còn hai lợi thế kể trên, theo McKinsey, Việt Nam phải cải tiến năng suất thì mới có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng đã qua, và khỏi bị thất thu gần một phần ba sản lượng vào năm 2020. Tức là khỏi mất 46 tỷ đô la....
Đó chính là ý nghĩa của lời khuyến cáo chính được Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey ghi ngay trên trang bìa phần tóm lược bản báo cáo vừa công bố : “Để tiếp tục chiều hướng tăng trưởng GDP mạnh mẽ, Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng suất lao động của mình”. 
Từ Hoa Kỳ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa đã phân tích thêm về những khuyến cáo của McKinsey.

Chuyện đau lòng ở Việt Nam (16)

Chuyện đau lòng ở Việt Nam (16): 
TÔI XIN ĐẤY! MẤY ÔNG TRỘM CẮP LỪA ĐẢO...

Maithanhhai Blog:

Hình này chụp ở đoạn chợ Bưởi (Ba Đình, Hà Nội) đấy nhá!. Đọc thì cười thật đấy, nhưng cũng xót xa quá. Một xã hội có đủ mọi thiết chế điều chỉnh - quản lý với đủ mọi công cụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự và quyền được sống, mưu cầu hạnh phúc của người dân, thế nhưng trên thực tế, người ngay phải xin kẻ gian, mới được sống yên lành.

Phim «Hoàng sa, nỗi đau mất mát» bị cấm chiếu ở Montpellier

Nước Pháp luôn tự hào về truyền thống tự do dân chủ mà thế này đây:

Phim «Hoàng sa, nỗi đau mất mát» bị cấm chiếu ở Montpellier

Tường An, thông tín viên RFA, 2012-02-28
Vào ngày 23 tháng 2 vừa qua, cuộn phim tài liệu «Hoàng Sa, Nỗi đau mất mát» của ông André Menras Hồ Cương Quyết lại bị cấm chiếu ở thành phố Montpelleir, một thành phố ở miền Nam nước Pháp.


Andre Menras Hồ Cương Quyết tại mô hình biên giới Việt Nam
 tại Bảo tàng cách mạng Hà Nội hôm 09/12/2011- AFP photo

Sau khi bộ phim «Hoàng Sa, nỗi đau mất mát» của André Menras, còn có tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết đã bị cấm chiếu ở Việt Nam ngày 29 tháng 11 năm 2011, mang đứa con tinh thần về đến Pháp, quê hương của ông, một lần nữa, phim của tác giả có hai quốc tịch Pháp Việt này lại bị cấm chiếu ngày 23 tháng 2 năm 2012 tại thành phố Montpellier, miền Nam nước Pháp.
Chỉ là một cuốn phim tài liệu nói lên hoàn cảnh khó khăn của ngư dân đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, nhưng nó đã mang một số phận không may kể từ ngày ra đời. Bị cấm lên tiếng trên quê hương thứ hai của tác giả, nó còn bị bóp cổ lần nữa trên chính quê hương thứ nhất của ông. Nơi đã từng là cái nôi của Cách mạng, của Nhân quyền. Chúng tôi có cuộc tiếp xúc với ông Hồ Cương Quyết để tìm hiểu lý do.

Chuyện khó chấp nhận

Tường An : Thưa ông Hồ Cương Quyết, chúng tôi được biết rằng phim «Nỗi đau mất mát»  của ông đã bị cấm chiếu vào ngày thứ năm 23 tháng 2 tại thành phố Montpellier do bà phó Giám đốc phụ trách quan hệ Quốc tế của Montpellier quyết định, ông có thể cho biết lý do mà họ đưa ra như thế nào không ạ ?
Hồ Cương Quyết : Chính quyền của thành phố Montpellier đã từ chối cho thuê một phòng công cộng của thành phố để chiếu phim «Nỗi đau mất mát».
Lý do thứ nhất là phim này có thể gây khó khăn cho quan hệ kinh doanh giữa thành phố Montpellier và Trung quốc. Lý do thứ hai họ nói rằng phim này là một phim khiêu khích, phân biệt văn hóa giữa hai dân tộc. Thứ ba, họ nói phim này không có tính chất tài liệu mà dùng chính trị.

BIỂN ĐÔNG VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG

Biển Đông dưới góc nhìn của Trung Quốc:

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

BIN ĐÔNG VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 27/2/2012
TTXVN (Bắc Kinh 23/2)
Mạng Tân Hoa dưới sự chủ quản của Tân Hoa xã lưu hành bài viết của tác giả Lăng Đức Quyền, nguyên Trưởng phân xã Tân Hoa xã tại Hà Nội, hiện là nghiên cứu viên thuộc Trung tâm nghiên cứu vn đ quc tế của Tân Hoa xã, về những vấn đề liên quan đến tình hình tranh chp ở Bin Đông hiện đang được các giới quan tâm rộng rãi như: tranh chấp đã phát sinh thế nào, chính sách, chủ trương của Trung Quc và trin vọng quan hệ Trung Quốc-ASEAN cũng như quan hệ Trung Quốc-Việt Nam liên quan tình hình Bin Đông tới đây ra sao. Dưới đây là nội dung bài viết:
I -Tranh chấp Nam Hải và “vấn đề Nam Hải”
Theo định nghĩa của Cục thủy văn quốc tế, Nam Hải (Biển Đông) là vùng biển chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, biên giới phía Nam ở vị trí 3 độ vĩ tuyến Nam, giữa Nam Xumatra và Kalimantan, phía Bắc và Đông Bắc đến Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Đài Loan và Eo biển Đài Loan, biên giới phía Đông đến quần đảo Philíppin, phía Tây Nam đến” Việt Nam và bán đảo Mã Lai, thông qua Eo biển Bashi, biển Sulu và Eo biển Malắcca nối liền với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hầu như cả Nam Hải bị vây quanh bởi đại lục, bán đảo và các đảo, diện tích hơn 3,5 triệu km2, bằng khoảng ba lần tổng diện tích của Bột Hải, Hoàng Hai và Đông Hải (Biên Hoa Đông). Xung quanh Nam Hải có 9 quốc gia, gồm Trung Quốc (cả Đài Loan), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Xinhgapo, Inđônêxia, Brunây và Philíppin.
Trong vùng biển nói trên có hai vịnh là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Vịnh Bắc Bộ là vịnh chung giữa Trung Quốc và Việt Nam, không liên quan đến nước khác. Năm 2000 Chính phủ-hai nước Trung-Việt đã ký Hiệp định phân định biên giới Vịnh Bắc Bộ. Các nước xung quanh Vịnh Thái Lan có Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Malaixia. Việc giải quyết vấn đề quyền lợi về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở Vịnh Thái Lan đã có rất nhiều tiến triển, giữa Việt Nam và Campuchia, giữa Malaixia và Thái Lan, giữa Malaixia và Việt Nam đã ký các hiệp định song phương nhưng giữa Campuchia và Thái Lan còn chưa ký được hiệp định, vấn đề Nam Hải như mọi người thường nói không bao gồm Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan.
Tranh chấp Nam Hải tập trung ở vùng biển quần đảo Nam Sa (quốc tế thường gọi là Spratly, Việt Nam gọi là Trường Sa), liên quan đến Trung Quốc (bao gồm Đài Loan) và 5 nước (Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Inđônêxia và Brunây), dân gian thường gọi là “6 nước 7 bên”. Sáu nước Đông Nam Á khác gồm Xinhgapo, Thái Lan, Campuchia, Lào, Mianma và Timo Leste không trực tiếp liên quan đến tranh chấp Nam Hải.

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Quy định số 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm

Quy định số 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm

Ban Chấp hành Trung ương vừa ban hành Quy định số 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Toàn văn như sau:

- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XI;
- Để tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG QUY ĐỊNH

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; cùng với việc gương mẫu chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy định của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội mà mình là thành viên, phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định cụ thể của Đảng về những điều đảng viên không được làm.
 
phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định cụ thể của Đảng về những điều đảng viên không được làm
Đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định cụ thể của Đảng về những điều đảng viên không được làm. Ảnh minh họa: Báo ĐCSVN

I- Những điều đảng viên không được làm
1- Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.

Vụ khởi nghĩa Hai Ông Đoàn được mô tả rất thú vị qua giọng văn Tầu

Vụ khởi nghĩa Hai Ông Đoàn được 
mô tả rất thú vị qua giọng văn Tầu


Báo Thanh niên tham khảo * Trung Quốc:

Cả nước theo dõi  -  Thủ tướng tỏ thái độ  -  Tòa án tối cao ra lệnh xét xử lại

 

TRẬN CHIẾN BẢO VỆ VƯỜN NHÀ CỦA MỘT NÔNG DÂN

 

Mìn tự chế và súng mộc [1] chống trả lại cưỡng chế, kết quả đã trở thành “anh hùng dân tộc”

22.2.2012
Phóng viên của báo: Hoàng Phưởng Nỉ
Người dịch: Quốc Thanh
Người nông dân Đoàn Văn Vươn đã trở thành “anh hùng dân tộc” của Việt Nam, tuy nhiên, hiện giờ, ông cùng 3 người thân vẫn đang bị giam trong tù.   
Ông dẫn đầu anh em, con và cháu mình dùng mìn tự chế và súng mộc kịch chiến với binh lính và cảnh sát.
Đây là vụ tranh chấp đất đai nghiêm trọng nhất kể từ năm 1977 đến nay ở Việt Nam.
Chắc rằng Đoàn Văn Vươn đã không ngờ được hành động này của mình tuy mang lại cái họa tù đày, nhưng lại đã giành được sự quan tâm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, nhận được lời khen ngợi của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng sự ủng hộ của Tòa án tối cao.
 Dùng mìn tự chế kịch chiến với binh lính và cảnh sát     
 Người nông dân Đoàn Văn Vươn đã trở thành “anh hùng dân tộc” của Việt Nam, mặc dù trước mắt, ông cùng 3 người thân vẫn còn đang bị giam trong nhà tù Việt Nam.   
 Tất cả được khởi đầu vào ngày 5 tháng 1 năm nay. Hiện giờ chỉ có vợ Đoàn Văn Vươn là có thể kể lại với phóng viên truyền thông về những gì đã xảy ra vào ngày hôm ấy.      
Ngày hôm ấy, bà đi đón con tan học, trên đường về, từ xa đã nhìn thấy ngôi nhà 2 tầng của mình bị một đám binh lính cảnh sát có trang bị chống bạo động quây chặt. Một lát sau, bà nghe thấy tiếng súng và tiếng nổ –  Đoàn Văn Vươn trong nhà (**) đang dẫn đầu anh em, con và cháu mình dùng mìn tự chế và súng mộc kịch chiến với binh lính và cảnh sát.    
 Một trận kịch chiến xảy ra, 6 người bên đối phương bị thương, mấy anh em Đoàn Văn Vươn bị bắt vì bắn vào cảnh sát.
Đây là vụ tranh chấp đất đai nghiêm trọng nhất kể từ năm 1977 đến nay ở Việt Nam, song đến lần này, truyền kỳ về người “anh hùng dân tộc” Đoàn Văn Vươn mới vừa được bắt đầu.

Tản mạn về… China Number One

Cám ơn HM có một bài viết rất thú vị. Những chuyện này về TQ thì ai cũng biết, chỉ có điều qua văn chương của HM chúng trở nên rất sinh động và lôi cuốn. Nhưng đọc chuyện 2 cô bạn TQ của HM thì tôi thấy khiếp, và thương cho những gia đình có những bà vợ như thế, vì trong đầu những bà này chỉ có công việc, thăng tiến, tiền bạc... mà chẳng còn tình thương hay thời gian chăm sóc chồng con đâu. Việc họ bỏ tiền ra đầu tư cho con cũng là để con nhanh chóng trở thành thiên tài, nổi tiếng và làm rạng rỡ thêm cho thương hiệu của chính bản thân họ. Họ cũng hy vọng những tham vọng mà họ chưa hay không đạt được thì những đứa con sẽ tiếp tục thực hiện. Cách sống của họ có thể phù hợp với phương Tây song chắc không phù hợp với truyền thống phương Đông, nơi tiền bạc, danh vọng không phải là số 1 mà chính hạnh phúc gia đình và cuộc sống thoải mái của mỗi cá nhân mới là số 1.

Tản mạn về… China Number One

 

Thế hệ TQ mới. Ảnh: HM

Blog Hieu Minh: Mới đây anh Tịt Tuốt bàn vấn đề Bài Hoa và quan hệ Việt Trung được bạn đọc phản ứng rất đa chiều.  Có thể một số bạn đọc blog không hiểu hết về người Hoa và phản ứng thái quá.
Nếu đọc vài entry do Tổng Cua bàn về người phương Bắc, văn hóa của họ, nhiều bạn sẽ lầm tưởng, tác giả hiểu về văn hóa Trung Hoa. Xin nói ngay, tôi không biết chữ Nho, về Hán Nôm, không biết tiếng Tầu, chẳng hiểu nhiều về nền văn hóa 5 nghìn năm.
Nhưng chuyện về vài bạn là người Hoa hội nhập thì có thể chia sẻ, dù chỉ là cóp nhặt, giúp bạn hiểu thêm về hàng xóm.

Sự thành đạt lặng lẽ
Nhớ năm 2008 đi từ sân bay về khách sạn China World Hotel nằm giữa Bắc Kinh, chàng lái taxi trông rõ nhà quê như Tổng Cua ở Hoa Lư, tôi hỏi đường toàn gật lắc, nhưng lại nói rất rõ bằng tiếng Anh “China Number One – Trung Quốc số 1” và giơ ngón tay cái lên, vẻ tự hào.
Có một giai thoại về người Tầu di cư thế kỷ trước. Người đàn bà gánh đôi thúng, một bên là đứa bé, bên kia là xoong chảo nồi niêu, trông rất nhếch nhác.
Bà thuê tạm vỉa hè của một gia đình để bán mỳ vằn thắn. Sau một năm bà thuê gian phía ngoài. Sau vài năm, bà mua luôn cả nhà và hơn một thập kỷ, mua luôn cả dãy phố.
Sự thành đạt của họ bắt đầu từ món ăn bình dân và ít người để ý. Đó là sự lặng lẽ kiểu Hoa.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Học Đại học xong rồi sẽ làm gì đây?

Học Đại học xong rồi sẽ làm gì đây?

Thứ hai 27/02/2012 11:26
(GDVN) - Trước mùa tuyển sinh, nhiều bạn lại băn khoăn với câu hỏi: Học ĐH xong rồi, sẽ làm gì đây? Báo GDVN gửi tới bạn đọc chia sẻ của những người trong cuộc.
Sinh viên ra trường không tìm được việc làm hoặc phải làm trái ngành đào tạo đã trở thành câu chuyện xưa cũ với báo chí nhưng chưa khi nào hết nóng hổi tính thời sự. Bởi nếu nhìn ra thì ai cũng có thể bắt gặp câu chuyện như vậy ngay trước mắt mình. Để rồi cứ trước mỗi mùa tuyển sinh, nhiều học sinh lại băn khoăn với câu hỏi: Học ĐH xong rồi, sẽ làm gì đây? Báo GDVN gửi tới bạn đọc chia sẻ của những người trong cuộc.

Đừng là “mọt sách”


Chị Trần Thị Hồng (Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, trường ĐH Kinh tế-ĐHQG Hà Nội) chia sẻ: Nhiều năm làm “cầu nối” việc làm cho sinh viên, tôi nhận thấy nguyên nhân các nhà tuyển dụng đưa ra để giải thích cho việc ít nhận sinh viên mới ra trường vào làm có tới hàng tá như sinh viên quá đông mà công việc ít, ngành nghề sinh viên được đào tạo không phù hợp với công việc, họ cần “thợ” chứ không cần “thầy” hoặc phải cạnh tranh với nhiều công ty khác nên chỉ ưu tiên nhận người có kinh nghiệm… Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân được các nhà tuyển dụng nhấn mạnh, đó là khả năng thích nghi và tư duy với công việc mới của sinh viên rất thấp. Dù đã tốt nghiệp ĐH nhưng đa phần đều cần phải đào tạo lại mới làm được việc. Với chừng ấy lý do thì cơ hội có được việc làm (chứ chưa nói là phù hợp) dành cho sinh viên mới ra trường gần như là… con số không!

Chỉ số chứng khoán chịu tác động mạnh bởi yếu tố vĩ mô nào?

Tôi định viết bình luận này trên trang mạng gốc có bài của bạn Tuấn, song không hiểu sao mục viết bình luận ở đó không hoạt động. Đành lưu ở đây vậy:
Bạn Tuấn có một nghiên cứu khá hay và khá hiếm trên sách báo VN. Riêng cách trình bày bài viết đã thể hiện bạn có tư duy của một nhà khoa học đích thực. Điều này cực hiếm ở Việt Nam. Chúc mừng bạn.
Tôi không nghiên cứu về thị trường chứng khoán nhưng có biết về kinh tế lượng nên muốn góp ý thêm với bạn thế này.
1. Khi bạn nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tới một biến nào đó, điều tối quan trọng là các yếu tố đầu vào phải không có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Điều này cần kiểm định. Trong mô hình của bạn, tôi ngờ là các chỉ tiêu M2, CPI, IR, EX... có quan hệ với nhau, nhất là quan hệ giữa M2, EX và CPI (tạo thành vòng xoáy tiền tệ - tỷ giá - lạm phát). Khi đó quan hệ tốt của mô hình không phải là do quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và biến cần giải thích mà thực chất lại là do quan hệ giữa các yếu tố đầu vào với nhau. Trong trường hợp này, bạn có nhiều giải pháp. Hoặc bạn phải xây dựng mô hình nhiều phương trình mới phản ánh được; ví dụ bạn phải bổ sung phương trình CPI phụ thuộc vào M2 chẳng hạn. Hoặc bạn phải loại bỏ bớt các yếu tố có quan hệ trực tiếp với nhau ra khỏi mô hình, ví dụ bạn bỏ biến M2 hay CPI ra nếu kiểm định cho thấy chúng có mối quan hệ nhân quả... Bạn viết khi M2 tăng hàm ý lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ giảm... tức là không đảm bảo sự độc lập giữa chúng rồi.
2. Khi làm các phương trình kinh tế lượng, cần đảm bảo tính tương thích giữa các chỉ tiêu. Trong mô hình của bạn, các chỉ tiêu đều được lấy theo giá hiện hành, điều này chấp nhận được. Riêng chỉ tiêu IO, bạn cũng cần lấy theo giá hiện hành.
3. Việc kiểm định tính dừng: Các chỉ tiêu trên tính theo giá hiện hành nên đương nhiên không thỏa mãn tiêu chuẩn I(0), song không vì thế mà bạn áp đặt chúng thỏa mãn tiêu chuẩn I(1) để bạn dùng các hàm ln thay thế. Cũng cần kiểm định I(1). Nếu không thoả mãn thì bạn phải thay đổi phương pháp ước lượng hoặc điều chỉnh mô hình.
4. Dấu của các sai lệch chuẩn β của từng biến đầu vào trong mô hình của bạn là sai. Dấu của chúng phải trùng với dấu của chính sai lệch chuẩn β. Của bạn ngược hoàn toàn.
5. Bạn lấy số liệu từ IFS là không nên vì số liệu của IFS khác nhiều với của VN (và tôi tin là không đúng vì chuyên gia VN thưởng điều chỉnh số liệu trước khi đưa nộp IMF và chuyên gia IMF lại điều chỉnh tiếp một lần nữa theo cách tiếp cận riêng của họ. Những số liệu này các cơ quan ở VN đều có, bạn nên dùng số liệu của VN thì tốt hơn.
6. Bạn sử dụng tài liệu quốc tế để tham khảo, song tôi ngờ rằng đây không phải là những tài liệu do chuyên gia giỏi viết vì thấy mô hình và kết quả rút ra của họ đều có vấn đề phi lô gic về lý thuyết kinh tế và kinh nghiệm thực tiễn. Kết quả ước lượng của họ cũng trái với của bạn, vì dụ ở Bangladesh, tiền tệ không ảnh hưởng tới chứng khoán, ở Pakistan, tiền tệ ảnh hưởng ngược chiều, còn trong nghiên cứu của bạn, tiền tệ có ảnh hưởng thuận chiều... Điều này làm bạn đọc hoang mang. Bạn nên tham khảo bài viết của các nhà kinh tế uy tín, có tên tuổi.
7. Về kết quả ước lượng mô hình của bạn, rõ ràng thống kê t (thay cho sai lệch chuẩn β) của các biến IO, IR và EX là khá thấp và hệ số β của các biến này cũng rất nhỏ nên cần đưa ra khỏi mô hình. Khi đó mô hình của bạn còn lại là:
LnVNI = β0 +β2LnCPI+β5LnM2 (3)
với kết quả β2 rất âm, β5 rất dương. Điều này là vô lý vì tiền tệ và giá nếu nằm trong một phương trình thì phải biến động cùng chiều. Không thể có hiện tượng phi lô gic ví dụ như VNI ổn định thì M2 tăng buộc CPI phải giảm hoặc ngược lại... Bạn đọc mấy dòng bạn viết mà không thấy vô lý à: Khi CPI tăng 1% VNI giảm 11,9768%; Khi M2 tăng 1% VNI tăng 4,2545%. M2 tăng mà CPI không tăng à ? Cả hai đều tăng (thế mới đúng) thì VNI tăng hay giảm ?

Do đó nếu bỏ 3 biến IO, IR và EX ra và ước lượng lại phương trình (3), tôi tin là 1 trong 2 biến CPI và M2 sẽ trở lên vô nghĩa, và mô hình cuối của bạn sẽ là:
LnVNI = β0 +β2LnCPI (4)
Điều này chứng tỏ rằng mô hình lý thuyết bạn đề ra ban đầu không đảm bảo sự độc lập của các biến giải thích (biến đầu vào).
Tất nhiên, với phương trình (4), bạn lại có thể đưa trở lại biến IO... để kiểm tra ảnh hưởng của nó tới VNI.
8. Nếu điều chỉnh lại mô hình thì các kết luận trong bài của bạn (hiện khá mâu thuẫn) cũng cần được viết lại cho phù hợp.


Chỉ số chứng khoán chịu tác động mạnh bởi yếu tố vĩ mô nào?

 

(NDHMoney) Chỉ số giá thị trường chứng khoán chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó có các biến số vĩ mô.

Ảnh minh họa
Theo nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, sự tác động này khác nhau tuỳ từng thị trường và giai đoạn nghiên cứu. Việt Nam được xem như một nền kinh tế mới nổi, thị trường chứng khoán còn non trẻ nên chỉ số giá chứng khoán nhạy cảm với các biến động của biến số vĩ mô.