Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Cảm giác tuyệt vời khi bay với Singapore Airlines trên A380

Cảm giác tuyệt vời khi bay với Singapore Airlines trên A380

Đọc bài "Chúng ta sẽ bay tới đâu?", tôi lại nhớ tới những lần đi máy bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Viet Nam Airlines) mà thấy đắng lòng. Thậm chí đã đôi lần tôi viết về chuyện này trên blog này, kể cả những yếu kém trong cách phục vụ dưới mặt đất. Ngược lại, đi trên máy bay của các hãng khác như Russian Airlines, Qatar Airlines, France Airlines... đều cảm thấy thích hơn nhiều. Đợt về nước tháng 8.2012 vừa qua, tôi không chọn Viet Nam Airlines mà đã chọn Singapore Airlines để xem gần đây hãng này phục vụ như thế nào (lần gần nhất tôi bay theo Singapore Airlines là vào năm 2008).


Rời Việt Nam đi Singapore bằng máy bay nhỏ của Singapore Airlines. 
Cũng như lượt đi từ Zurich về Hà Nội, chất lượng phục vụ trên máy bay rất hoàn hảo.


Đây là chiếc máy bay A380 đã đưa tôi trở lại Zurich, Thụy Sĩ. 

Airbus A380 là một loại máy bay hai tầng, bốn động cơ sản xuất bởi Airbus S.A.S. Nó bay thử lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 4 năm 2005 từ Toulouse, Pháp. Các chuyến bay thương mại bắt đầu vào đầu năm 2007 sau 15 tháng thử nghiệm, với sự chuyển giao máy bay đầu tiên để đi vào sử dụng cho một trong những khách hàng của Airbus, Singapore Airlines. Trong hầu hết quá trình thiết kế và đóng, chiếc máy bay này được biết đến như là Airbus A3XX, và tên hiệu Superjumbocũng đã trở thành một tên gọi khác của A380. 

Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, các phương tiện truyền thông đại chúng lẫn các chuyên gia ngành kỹ thuật, hàng không còn đặt biệt danh khác cho loại máy bay này là "Khách sạn bay 5 sao" vì đây là loại máy bay dân dụng duy nhất trên thế giới có các phòng ngủ với giường nệm, nhà hàng, quầy bar, phòng tắm Spa, phòng giải trí sang trọng, các TV LED tại các phòng và các ghế hành khách với hơn 500 kênh truyền hình trên toàn thế giới, hơn 1000 game 3D và hàng chục nghìn bài hát, bản nhạc, phim ảnh được lưu trữ trên máy bay, hệ thống mạng Wifi tốc độ cao, khe cắm USB kết nối với máy tính, khe cắm phích sạc pin điện thoại để phục vụ mục đích giải trí và làm việc
Máy bay A380 có hai tầng, với tầng trên kéo dài toàn bộ chiều dài của thân máy bay. Điều này cho phép một khoang cabin rộng rãi, cấu hình tiêu chuẩn với ba cấp hành khách có thể đạt sức chứa 555 người, tối đa là 853 người nếu chỉ có các hành khách thông thường (economy class).
Có hai kiểu A380 được đưa vào sử dụng. Loại A380-800, loại chở hành khách, là máy bay chở khách lớn nhất thế giới, lớn hơn cả Boeing 747. Loại thứ hai, A380-800F, sẽ là máy bay vận tải, là một trong những máy bay vận tải lớn nhất thế giới sau Antonov An-225, An-124 và C-5 Galaxy. Phiên bản do Airbus công bố năm 2010 là A380-900 với kích cỡ lớn hơn phiên bản A380-800 và sức chuyên chở hành khách tối đa lên đến hơn 900 hành khách
Máy bay A380-800 có tầm bay xa cực đại là 16.000 km (8.000 mi) đủ để bay không nghỉ từ Chicago đến Sydney, và một tốc độ bay bình thường khoảng Mach 0,85 (1.050 km/h), giống như máy bay Boeing 747.



Khách lên máy bay theo 1 trong 3 đường dẫn, trong đó
2 đường ở tầng dưới và 1 đường ở tầng trên 



Cảnh hành khách rời máy bay tại sân bay Zurich. Tầng dưới đông hành khách hơn.



Đi trên A380 rất tiện nghi và thoải mái. Ghế và lối đi to hơn so với các loại Boeing. Nhân viên phục vụ hết sức chiều khách; dù đang phục vụ đồ ăn cho hành khách nhưng mỗi khi có khách cần đi lại, các nhân viên phục vụ đều nhã nhặn đứng nép sang bên hoặc lùi về chỗ rộng để lấy chỗ cho khách đi qua.

Mặc dù rất lớn và nặng nề nhưng A380 bay rất êm, cất cánh và hạ cánh rất nhẹ nhàng, hầu như không có cảm giác gì đặc biệt so với lúc bay ổn định trên cao. Khoang vệ sinh trên máy bay khá rộng và sạch sẽ, chắc cũng do A380 mới được đưa vào sử dụng vài năm nay.

Các thiết bị nghe nhìn trên máy bay rất phong phú. Ngoài việc xem phim, chơi điện tử, theo dõi tin tức... thông thường qua màn hình trước mặt, bạn có thể cắm thẻ USB, nối máy tính xách tay và các thiết bị điện tử khác của riêng mình vào màn hình để đọc tài liệu, nghe nhạc... Hàng ghế trước mặt có nhiều lỗ cắm các thiết bị nhưng tôi không thạo và không có nhu cầu sử dụng.

Đồ ăn trên máy bay rất ngon và phong phú. Có cả kem tươi tráng miệng. Ngoài các bữa ăn chính, nhân viên phục vụ còn chuẩn bị sẵn vài khay bánh mỳ kẹp thịt các loại, bánh chip tan giòn, các loại kẹo và hoa quả để hành khách có nhu cầu thì tự ra lấy.

Để phục vụ hai bữa ăn chính và phụ, trước hết các nhân viên phục vụ trẻ em dưới 15 tuổi ăn trước. Chỉ sau khi các cháu đã ổn định ngồi ăn thì mới bắt đầu chuyển sang phục vụ hành khách lớn tuổi.



 Cảnh trong sân bay Chang Gi - Singapore. 
Sân bay này khá rộng, được chia làm nhiều khu.
Di chuyển giữa các khu được thực hiện bằng các tàu điện nhỏ.





 Đường phố Singapore nằm ngoài sân bay. 
Chụp khi di chuyển giữa các khu trong sân bay bằng tàu điện









Đường tàu điện nối các khu trong sân bay.
------------------------


Thăm “hậu trường” Singapore Airlines


“Khi mời vang, giới thiệu chúng ta hiện có các loại vang trắng nào, cô nhớ nhìn thẳng vào mắt hành khách” - một tiếp viên trưởng, với thành tích vài ngàn giờ bay, chỉ dẫn cặn kẽ cho những tiếp viên hàng không trẻ trung hơn. Những cô gái xinh xắn trong bộ đồng phục “kebaya” đang được đào tạo để trở thành những “Singapore Girl” nổi tiếng thế giới từ đầu thập niên 1970.


Sau ba tháng đào tạo, những cô gái trẻ mới bước đầu trở thành một Singapore Girl, nhưng mới chỉ được phục vụ hành khách ở khoang hạng phổ thông trên các chiếc Boeing 777 của hãng.
Sau một năm bay như thế, cô ta mới được gửi đi học thêm về cung cách phục vụ những hành khách có đóng góp lớn nhất cho hãng về mặt doanh thu và lợi nhuận.
Đó là hành khách hạng thương gia được phục vụ trong khoang rộng rãi và thư thái trên đội máy bay của hãng, kể cả các chiếc máy bay khổng lồ Airbus A380 đang hằng ngày tung cánh bay từ Singapore đến Sydney, Melbourne, Hồng Kông, Tokyo, Paris, London, Frankfurt, New York, Los Angeles, Zurich; hay trên các chiếc A330-300 và các chiếc thân rộng bay tầm xa liên lục địa B777-300ER.
Khóa học phục vụ hành khách hạng thương gia, tuy chỉ có 4 ngày nhưng rất “căng”, từng cô được các thày chăm chút, chỉ dẫn, góp ý từng chi tiết. Và để được chọn bay phục vụ hành khách ở cabin hạng nhất, cô ta còn phải đạt một số điểm nhất định, kết quả từ việc xem xét, kiểm tra nhiều yếu tố góp phần tạo nên một Singapore Girl hoàn hảo hàng đầu (Leading cabin crew). Chương trình huấn luyện bổ sung, nâng cấp này kéo dài một tháng.
“Dĩ nhiên hãng chúng tôi rất chú ý đến tác phong, điệu bộ, nụ cười, mái tóc của các tiếp viên”, ông thày đào tạo nói. Có nghĩa là cả đến trọng lượng của các cô cũng được theo dõi kỹ, dựa theo chỉ số khối cơ thể BMI mà các cô sẽ nhận lệnh phải kiêng ăn, giảm cân. Nếu có thai, các cô phải xin nghỉ việc.

Tiếp viên Singapore Airlines tập phục vụ hành khách hạng thương gia
Sau khi sinh con, muốn tái nhập đội ngũ Singapore Girl, các cô lại phải kinh qua một cuộc khảo sát khác. Nhưng cô nào nghỉ bay ở nhà nuôi con quá lâu thì rất khó có cơ may được khoác lại bộ kebaya.
Lời chào và nụ cười tươi rói là hai loại “hành lý” luôn phải mang theo của các tiếp viên này. Họ bày tỏ ngay khi thấy chúng tôi, một đoàn khách lạ một lần hiếm có được mời tham quan Trung tâm Đào tạo huấn luyện tiếp viên hàng không (STC) của Singapore Airlines.
Trong trung tâm này, ở gần sân bay quốc tế Changi, còn có một phòng học rất đặc biệt. Đó là Phòng vang (Wine Room).
Cánh cửa mở ra, chúng ta thấy có khoảng 20 học viên tiếp viên hàng không đang theo dõi trên màn hình video bài học cơ bản đầu tiên: nhận biết các dòng vang, trắng, vang đỏ.
Ở bức tường bên cạnh màn hình là một tủ lạnh lớn cả về chiều dọc lẫn chiều ngang với rất nhiều chai vang.
Sau giờ học lý thuyết, đến 3 giờ chiều, sẽ là lớp học thử vang, phân biệt màu sắc, hương thơm và vị của từng loại vang.
Tại đây, tiếp viên hàng không của Singapore Airlines không chỉ học cách pha chế Singapore Sling, món cocktail nổi tiếng của đảo quốc Sư tử mà còn là cách giới thiệu đủ loại champagne, vang ngon.
Anh Desmond Ho, người chủ trì phòng học này cho biết: “Ngoài các giờ học chính thức, chúng tôi còn thường xuyên mở các chương trình đặc biệt nhằm cung cấp thêm kiến thức về vang cho các tiếp viên.
Đó là những giờ học tự nguyện, nhưng tiếp viên nào chịu khó sẽ thấy vốn hiểu biết của mình về vang rất phong phú và rồi sẽ có ngày được vinh dự đính trở thành Chuyên gia giới thiệu vang trên không (Air Sommelier)”.
Làm thế nào để nhận diện được những tiếp viên bay sành vang ấy? “Rất dễ, đó là những tiếp viên có đính trên ngực áo huy hiệu chùm nho”, anh cho biết. Đáng nể là trong đội ngũ tiếp viên hàng không của Singapore Airlines hiện có 80 người đang có huy hiệu chùm nho ấy.
Rời trung tâm STC, chúng tôi di chuyển đến cơ sở rộng lớn của SATS Food Catering, trung tâm chuyên sản xuất các xuất ăn trên chuyến bay.
Tất cả những thứ cần thiết cho việc cung cấp từ 45.000 đến 60.000 phần ăn/ngày (vào những ngày cao điểm, dịp gần lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch, Âm lịch) cho các dòng ẩm thực Ấn Độ, Hoa, phương Tây... và cả thức ăn Halal dành cho hành khách là tín hữu Hồi giáo đều được nhập kho, bảo quản đúng quy trình khép kín, vệ sinh tối đa.
Thậm chí nhiệt độ của từng khay thức ăn nhỏ - cụ thể là những gì sẽ được đặt lên chiếc khay nhỏ phía trước mặt hành khách trên chuyến bay - cũng được theo dõi chặt chẽ.
Chả trách, trước khi bước vào toàn không gian sản xuất các khẩu phần ăn trên máy bay, chúng tôi phải chụp lên đầu cái nón nhựa trắng, khoác áo choàng trắng, rửa sạch hai bàn tay bằng xà phòng và đi qua “Buồng tắm không khí” (Air shower) để làn hợi cực mạnh thổi bay sạch từng hạt bụi, sợi tóc...

Singapore Girl giới thiệu ghế hạng thương gia trên máy bay A380

Món ăn nào ở độ cao 10.000 mét trở lên trên không gian đều có chút ít thay đổi nên để chúng vẫn còn hương vị thật như ở mặt đất, hãng chúng tôi đã mời 8 đầu bếp trứ danh đại diện cho cung cách ẩm thực ở các khu vực trên thế giới hợp thành Ban Ẩm thực Quốc tế (International Culinary Panel) tư vấn cho chúng tôi”, anh Garry Yeo, Phụ trách Quan hệ Hàng không của SATS Food, cho biết.
Cũng chính từ trung tâm này, những món ăn từng hành khách bay đường xa chọn dùng (Book the Cook) sẽ được nấu nướng và phục vụ sau đó.
Cung cách phục vụ ân cần, chân tình, kỹ lưỡng của các Singapore Girl, vang ngon, món ăn ngon góp phần giúp Singapore Airlines nhiều năm liền được Skytrax công nhận là một Hãng hàng không 5 sao (hiện chỉ có 7 hãng được vinh dự này).
Và kết quả các cuộc thăm dò ý kiến hành khách tổ chức của các hội đoàn và tạp chí chuyên ngành hàng không, du lịch, lữ hành, cho thấy Singapore Airlines cũng luôn được đánh giá rất cao. Sẽ chiếm cả một cột trang báo này nếu phải ghi ra hết tổng số giải mà hãng nhận được trong năm 2011. 


Chia tay 747
Sau gần bốn thập niên phục vụ hàng chục triệu lượt hành khách, các chiếc máy bay jumbo Boeing dòng 747 của Singapore Airlines sẽ chính thức khép cánh sau chuyến bay giã biệt Singapore-Hồng Kông vào ngày 6/4/2012. Năm 2003, SIA từng khai thác đội 51 chiếc 747, gồm cả những chiếc 747-400 chở hành khách lẫn những chiếc 747-400 Freighter chuyên vận chuyển hàng hóa. Hãng nhận chiếc 747-200 đầu tiên vào năm 1973. Mười năm sau, nhận chiếc B747-300 Big Top đầu tiên và năm 1989 thì nhận chiến B747-400 đầu tiên. Đến trung tuần tháng 2/2012, trong đội máy bay của hãng chỉ còn 3 chiếc 747-400 chở hành khách và 13 chiếc 747-400 Freighters.
 


 

P.NGUYỄN DŨNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét