Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Sau 25 năm đổi mới… vẫn là nền kinh tế cấp thấp!

Sau 25 năm đổi mới… vẫn là nền kinh tế cấp thấp!

(Tamnhin.net) - Sau 25 năm đổi mới, nền kinh tế của chúng ta vẫn là nền kinh tế cấp thấp, do mô hình tăng trưởng lâu nay của Việt Nam chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng vốn dễ dãi và lao động chất lượng thấp. 


PGS, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã nhấn mạnh điều này khi trao đổi về những nỗ lực kiềm chế lạm phát và tái lập ổn định vĩ mô vững chắc.

PGS, TS. Trần Đình Thiên nêu rõ, nền kinh tế đang gặp những vấn đề nghiêm trọng như cơ cấu mất cân đối, lạm phát cao kéo dài khiến doanh nghiệp bị suy yếu. Lòng tin của người dân và nhà đầu tư giảm sút. Đó là những yếu tố cùng tác động một lúc, buộc chúng ta phải nghĩ đến việc tái cấu trúc nền kinh tế và phải làm quyết liệt.

Sự mất cân đối bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, dựa quá nhiều vào vốn đầu tư, trong khi hiệu quả lại thấp. Thế nên, càng tăng trưởng, sức ép lạm phát càng lớn và các mất cân đối càng nghiêm trọng. Vì vậy, phải tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để giải quyết tận gốc những căn bệnh của nền kinh tế như lạm phát, nhập siêu... Hiện nay, kinh tế thế giới cũng đang trong quá trình tái cấu trúc, nên chúng ta lại càng phải cấu trúc lại nền kinh tế nếu muốn hội nhập với kinh tế thế giới.

Theo PGS, TS. Trần Đình Thiên, khi lạm phát lên rất cao, bất ổn vĩ mô đặc biệt nghiêm trọng cũng là lúc các mất cân đối lộ ra và đó là cơ hội để giải quyết các vấn đề. Giải quyết vấn đề căn bản và triệt để bằng cách đổi mới thực chất là tái cấu trúc nền kinh tế.

Người Việt nghiện blog do đâu?

Người Việt nghiện blog do đâu?

15/09/2011 - 13:38 Võ Chung    
Nhiều blog tại Việt Nam có số truy cập mỗi ngày từ vài nghìn, chục nghìn, đến cả trăm nghìn, lớn hơn nhiều tờ báo chính thống. Độc giả chỉ lướt qua các tờ báo mạng nhưng lại sẵn sàng ngồi đọc nghiêm túc các blog và gởi bình luận.

[title]
Blog ngày càng thu hút nhiều người trẻ. (Võ Chung)

Công ty nghiên cứu Internet ComScore vừa công bố bản khảo sát trong sáu tháng đầu năm 2011 cho thấy: người dùng blog ở Việt Nam trung bình mỗi ngày dành hơn 30 phút để đọc, viết, gởi ý kiến… và đứng thứ sáu thế giới về ‘nghiện’ món blog.

“Blog hay hơn báo”

Một số tờ báo chính thống trong nước đã gọi các trang blog có lượng truy cập đông ở Việt Nam là “luồng gió độc”, khổ nổi càng cấm, càng đánh sập thì thiên hạ lại càng truy cập đông.
Đình Thư, phóng viên viết mảng chính trị xã hội tại một tờ nhật báo ở Sài Gòn, nói: “Mỗi buổi sáng, khi mở máy tính, tôi luôn vào điểm blog anhbasam trước tiên. Sau đó, còn thời gian tôi mới vào những tờ báo mạng khác”. Theo Thư, trang blog này có nhiều bài viết sâu sắc khó tìm được trên các báo, bên cạnh đó phần điểm báo của anhbasam thì không trang nào bì kịp ở sự chọn lọc, thông tin đa dạng và bình luận sắc sảo.
Xét về độ phủ, đa dạng về thông tin thì các blog không thể bằng các báo nhưng để đọc được những bài phân tích chuyên sâu thì phải nhờ đến các blog. “Với tôi các blog đang hay hơn các báo”, Gia Vinh - một hướng dẫn viên du lịch ở TP.HCM nhận xét. Vinh cho biết anh không có thời gian để đọc tất cả mà chỉ đọc những blog viết về các vấn đề xã hội, gai góc mà mình thích, như blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện; các nhà văn Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập; nhà báo như Đào Tuấn, Mai Thanh Hải; đến các blog của Người buôn gió, mẹ Nấm…
Đề tài trong các blog đôi khi không mới, có thể đã được các báo phản ánh, tuy nhiên các blogger luôn có một góc nhìn phản biện, dí dỏm. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, cũng là một blogger có tiếng, cho rằng: “Đọc blog sinh động hơn đọc báo, người viết thể hiện được cá tính qua bài viết”. Chính điều này đã làm cho các blog luôn có một lượng độc giả trung thành.
“Tất nhiên có nhiều bài viết, điều tra, phóng sự trên các tờ báo lớn như Tuổi trẻ, Thanh niên rất có chất lượng. Để viết được những bài như vậy, ngoài nhạy bén đề tài, không thể thiếu tư cách pháp nhân, sự đầu tư công sức, điều mà các blogger khó có thể làm được”, anh Thông - một nhân viên kinh doanh ‘nghiện’ blog nhìn nhận.

Nhà văn Lê Lựu làm em sợ quá

Thư giãn cuối tuần. Blog 
Thứ sáu, ngày 16 tháng chín năm 2011

Nhà văn Lê Lựu làm em sợ quá

Mình ham đọc báo thật đấy nhưng quả thật không thích tờ An ninh thế giới. Chả phải vì nó là báo công an mà bởi nó ngày càng tệ. Nói như thế nghĩa là ngày xưa cũng thích.
Lại nhớ cái thời tờ này có lúc đỉnh phát hành lên tới hơn nửa triệu (có người còn chắc như đinh đóng cột rằng tới 700 ngàn) bản/kỳ, thiên hạ phát rồ với An ninh thế giới, ngồi quán cà phê nào cũng thấy những anh chị vừa nhâm nhi cà phê vừa mải miết gò mắt vào từng trang báo khổ A4. Làng báo phục thượng tá Hữu Ước quá trời, nghĩ tay này có bùa ngải gì mà mê hoặc người ta đến thế.



Dạo ấy văn phòng đại diện phía nam của An ninh thế giới đặt trong khuôn viên doanh trại lực lượng công an vũ trang trên đường Phạm Viết Chánh, Q.1, Sài Gòn, gần cơ quan mình, cách nhau chỉ vài trăm bước chân. Người phụ trách là Trương Nam Hương, nhà thơ. Nói chả phải khoe, Hương với mình là chỗ thân tình, vốn học trò mình, có tập thơ nào ra đều nhớ tặng thầy với những lời hết sức tình cảm. Hương sống có trước có sau, đàng hoàng, mình rất quý. Hồi đó cùng lớp Hương còn có Nguyễn Quốc Chánh cũng tay thơ cự phách, giọng điệu rất ngang tàng độc đáo, phá cách. Hương và Chánh chọn 2 lối đi khác nhau, chả thể bảo ai thành công hơn ai.
Lại kể, làm báo như Hương quả thật đắc ý. Đận World Cup 1998, nghe anh Nguyễn Viện bảo thằng Hương nó dám bỏ ra một phần ba tháng lương mua hẳn 1 cái tivi màu mới để coi riêng với anh em bạn bè, khỏi làm phiền vợ con, mình cứ lắc đầu lè lưỡi. Khiếp quá đi mất, tivi những mấy triệu một cái, thu nhập cả tháng của mình chưa được nửa chiếc mà hắn chỉ cần xuất chi 1/3 đã giải quyết xong nhu cầu nhất thời, sao chả lè lưỡi. Lại thêm lần anh Xuân Hòa viết bài về cụ Đống Ngạc, trợ lý của Tổng bí thư Lê Duẩn, kể chuyện chính cụ Ngạc là người thảo bản điếu văn nổi tiếng đọc trong tang lễ cụ Hồ ngày 9.9.1969, bài dài mấy ngàn chữ, anh Hòa gửi báo nhà nhưng chả biết sao báo nhà không chịu đăng, mình biết chuyện bảo anh Hòa, ông cứ chuyển cho tôi. Mình sang đưa Trương Nam Hương, Hương bảo thầy cứ để em. Tuần sau y gọi điện báo tin đã đăng, nguyên xi không cắt chữ nào. Tuần sau nữa Hương gọi sang lĩnh nhuận bút, trả hẳn 1 triệu, mình gửi cho anh Hòa, anh còn không tin.