Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

(10) Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam

Bài viết cũ của tôi:
Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam
MỤC 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA
1) Năng suất nhân tố tổng hợp
Nghiên cứu về năng suất nhân tố tổng hợp đã được thực hiện trong khoảng 1 thập kỷ gần đây ở nước ta. Dưới đây là thống kê các kết quả nghiên cứu chính.
Theo bảng 8 dưới đây, các tác giả đều dùng phương pháp hạch toán tăng trưởng và hồi quy đa biến, với 3 nhân tố A = TFP, K, L. Do giai đoạn phân tích và số liệu thống kê có sai biệt, nên kết quả có hơi khác nhau; trong đó TFP biến thiên từ 15% đến 24% là khá phù hợp với số liệu của Chính phủ và các chuyên gia trong và ngoài nước.
Tác giả Lê Thanh Nghiệp đã chia nhỏ các thời kỳ phân tích kể từ sau đổi mới, và liên hệ (định tính) giữa các điều chỉnh về chiến lược, chính sách và thể chế với các kết quả về chất lượng tăng trưởng (TFP).

Bảng 8: Các kết quả nghiên cứu năng suất nhân tố tổng hợp của Việt Nam

Đơn vị: %
Tác giả
Giai đoạn phân tích
Tăng trưởng GDP/năm
Đóng góp của các nhân tố
Phương pháp tính
K
L
TFP
Nguyễn Thị Cành
1991-1998
8,03%
73
2,4
24,6

Hàm số Cobb-Douglas
Y = A.Ka.L1-a
Trương Thị Minh Sâm và cộng sự
1992-1997
1998-2002
8,8%
6,3%
69
57,5
16
20
15
22,5
Y = A.Ka.L1-a
Lê Thanh Nghiệp
1986-1988
1989-1990
1991-1996
1997-2000
4,8
4,9
8,4
6,35
42,7
13,7
37,5
53,0
57,3
55,7
26,8
23,4
0
30,6
35,7
23,6
Hàm số Cobb-Douglas
Yt = ea+bDt.
D: biến Dummy
a + b = 1
Phan Ngọc Trung
1998-2002
6,3
57,5
20
22,5

Nguồn: - Nguyễn Thị Cành, 2004, Trương Thị Minh Sam, 2005, Phan Ngọc Trung, 2006, Lê Thanh Nghiệp, 2006.

Gần đây nhất (năm 2007), tác giả Tăng Văn Khiên đã tính toán TFP cho từng năm trong giai đoạn 1996 đến 2005. Tính chung cho từng 5 năm, ông nhận thấy TFP đóng góp vào tăng trưởng GDP giai đoạn 1996-2000 là 13,8%; giai đoạn 2001-2005 là 24,5% và chung cho cả giai đoạn 1996-2005 là 19,4%. Từ đây, chúng ta có thể nhận xét đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp tỏ ra vừa thấp hơn những năm 1992- 1994, vừa thấp hơn tỷ lệ đó của các nước trong khu vực (thường khoảng 30-40%). Các chỉ số này phản ánh xu hướng phát triển của nền kinh tế nước ta còn nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Ngay trong xu hướng phát triển theo chiều rộng, thực tế lại cũng nghiêng về yếu tố vốn đầu tư, là yếu tố mà nước ta còn thiếu, phải đi vay, vừa phải hoàn vốn, vừa phải trả lãi. Nhưng lượng vốn đầu tư lại đang quyết định tốc độ tăng trưởng tới hơn một nửa. Trong khi đó yếu tố lao động được coi là nguồn lực nội sinh, hiện đang có nhiều lợi thế so sánh, như giá rẻ, dồi dào thì lại chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong tăng trưởng. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm để tận dụng lợi thế so sánh động trong phát triển kinh tế và chủ động hội nhập.
2) Hiệu quả sử dụng riêng rẽ các nguồn lực
a) Năng suất lao động
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nước ta nhưng đóng góp của nhân tố năng suất lao động trong tăng trưởng còn rất khiêm tốn. Để đơn giá quá trình phân tích, chúng tôi đi theo tiếp cận kế toán, qua đó có thể phân tích đóng góp của lao động theo chiều rộng và theo chiều sâu tới quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận này xuất phát từ phương trình:
GDP = LLLĐ * NSLĐ                                          (1)
trong đó LLLĐ là lực lượng lao động (nghìn người); NSLĐ là năng suất lao động (triệu đồng GDP / 1 lao động). Các số liệu được trình bày trong bảng dưới đây (xem bảng 9).
  Số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng năng suất lao động tăng tương đối nhanh so với tốc độ tăng trưởng nguồn lao động và tốc độ tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động (các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng). Từ năm 1986 đến năm 2007, trong khi nguồn lao động tăng thêm 1,61 lần, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 55,6% lên 81,79%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ trên 10% xuống 4,64% thì năng suất lao động toàn nền kinh tế tăng 2,62 lần, vào loại cao nhất trong những nhân tố trên.
Tuy nhiên, có thể thấy tốc độ tăng năng suất lao động trong hơn 20 năm đầu đổi mới vẫn chậm so với tiềm năng và so với nhiều nước trên thế giới. Tăng trưởng vẫn dựa nhiều vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng của lao động như tăng số lượng lao động, tăng thời gian lao động... Mặt khác,  năng suất lao động chỉ tăng nhanh trong những năm giữa thập kỷ 90; còn từ năm 1998 đến nay hoặc trước năm 1991, tốc độ tăng trưởng lao động rất thấp.
  Bảng 9: Các chỉ tiêu phản ảnh vai trò của lao động

GDP (tỷ đồng, giá 94)
Lao động đang làm việc (nghìn người)
Năng suất lao động
(triệu đồng/người)
1986
109189
27399
3,985
1987
113154
27968
4,046
1988
119960
28477
4,213
1989
125571
28940
4,339
1990
131968
29412.3
4,487
1991
139634
30134.6
4,634
1992
151782
30856.3
4,919
1993
164043
31579.4
5,195
1994
178534
32303.4
5,527
1995
195567
33030.6
5,921
1996
213833
33760.8
6,334
1997
231264
34493.3
6,705
1998
244596
35232.9
6,942
1999
256272
35975.8
7,123
2000
273666
36701.8
7,456
2001
292535
37676.4
7,764
2002
313247
38700
8,094
2003
336242
40573.8
8,287
2004
362435
41586.3
8,715
2005
393031
42526.9
9,241
2006
425373
43338.9
9,815
2007
461443
44171.9
10,446
Nguồn: Niên giám thống kê 1996-2007 và các báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH.
  Về mặt toán học, gọi RGDP là tỷ lệ tăng trưởng trung bình của GDP trong thời kỳ cải cách 1986-2004; R và RNS lần lượt là tỷ lệ tăng trưởng trung bình của lực lượng lao động và năng suất lao động. Khi đó, chúng ta có phương trình:
  (1 + RGDP)  =  (1 + R) * (1 + RNS)                                 (2)
hay:               RGDP  =  R +  RNS   +    A                                              (3)
vì cụm cuối cùng gồm tích của các tỷ lệ R  RNS rất nhỏ, có thể coi xấp xỉ bằng 0, nên chúng ta có mối quan hệ sau giữa các tỷ lệ tăng trưởng trên:
                      RGDP  =  R +  RNS                                                          (4)
Mặt khác, theo định nghĩa thì tỷ lệ tăng trưởng trung bình R được xác định như sau:
                                Yt  =  Y0  *  (1 + R)t                                     (5)
Trong đó Yt  là giá trị của chỉ tiêu Y tại năm thứ t. Lấy logarit hai vế, chúng ta có:
                      Log(Yt)  =  Log(Y0) +  t * Log(1 + R)                             (6)
hay:                         Qt = Q0  +  t * Log(1 + R)                            (7)
Với chuỗi số liệu trong bảng trên, tính Qt = Log(Yt), rồi ước lượng phương trình sau:
                      Qt = c   +  t * b                                                       (8)
chúng ta sẽ xác định được tham số b có giá trị bằng Log(1 + R); từ đây suy ra:
                      b  =  Log(1 + R)                                                     (9)
hay:               R  = exp (b)  -  1                                                    (10)
Trong trường hợp của Việt Nam, theo mô hình trên với chuỗi số liệu thời kỳ 1986-2007, sẽ xác định được RGDP = 7,3%/năm; R = 2,3%/năm; RNS = 4,8%/năm.
Như vậy, đóng góp của các nhân tố trên vào trong tăng trưởng GDP rất khác nhau nhưng đều quan trọng. Nhân tố tăng trưởng lực lượng lao động đóng góp tới 31,5% (2,3/7,3) vào tốc độ tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế; nhân tố tăng năng suất lao động đóng góp tới 67,1% (4,8/7,3). Sai số tính toán của mô hình là 1,4%. Kết quả này cho thấy, trong trường hợp nước ta, đóng góp của lao động tới tăng trưởng kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao so với các nước khác trên thế giới, chứng tỏ tăng trưởng nguồn lao động vẫn là nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng. Mặt khác, đóng góp của nhân tố năng suất lao động chiếm 2/3 tốc độ tăng trưởng GDP chứng tỏ năng suất đã là nhân tố quan trọng nhất quyết định quá trình tăng trưởng mặc dù chưa thực sự mạnh mẽ như trường hợp các nước khác trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Vai trò của lao động và năng suất lao động rất khác nhau giữa các khu vực, ngành kinh tế. Trong khi năng suất lao động có vai trò rất quyết định đối với sự phát triển của khu vực công nghiệp thì trong các khu vực nông nghiệp và dịch vụ, vai trò của năng suất lao động rất hạn chế. Trong trường hợp khu vực nông nghiệp, nếu tách giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp làm 3 nhân tố lực lượng lao động (LD), thời gian sử dụng lao động (TG) và năng suất lao động (NS), thì theo mô hình trên, với chuỗi số liệu thời kỳ 1991-2002, chúng ta xác định được RGDP = 4,21%/năm; R = 1,38%/năm; RTG = 1,37%/năm; RNS = 1,40%/năm.
  Như vậy, đóng góp của các nhân tố trên vào trong tăng trưởng GDP nông nghiệp tương đối đồng đều nhau; trong đó đóng góp của tăng trưởng lực lượng lao động chiếm 32,8% (1,38/4,21), của tăng thời gian sử dụng lao lên chiếm 32,5% và của tăng năng suất lao động chiếm 33,3%. Sai số tính toán của mô hình là 1,4%. Tuy nhiên, nếu gộp chung 2 nhân tố đầu được coi là đóng góp của số lượng lao động thì đóng góp chung của số lượng lao động tới tăng trưởng chiếm tới 65,3%, tức là lao động tạo ra khoảng 2/3 tỷ lệ tăng trưởng giá trị GDP nông nghiệp; đây là một tỷ lệ rất cao đối với sản xuất nông nghiệp. Ngược lại đóng góp của nhân tố năng suất lao động chỉ chiếm khoảng 1/3 tỷ lệ tăng trưởng giá trị GDP nông nghiệp; trong đó việc tăng năng suất lao động lại chủ yếu xuất phát từ tăng vốn đầu tư (vào thuỷ lợi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) chứ không phải chủ yếu từ nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghiệp vào nông nghiệp. Như vậy, chính vì trình độ thiết bị, kỹ thuật - công nghệ, trình độ tay nghề còn thấp, nên đóng góp của nhân tố năng suất lao động tới tăng trưởng kinh tế còn thấp.
b) Hệ số ICOR
Bảng 10 cho thấy tỷ lệ đầu tư trên GDP của nước ta (cả hai chỉ tiêu đầu tư và GDP đều được tính theo giá cố định) đã liên tục tăng lên trong thời kỳ đổi mới, từ 17,9% năm 1990 lên tới 56,4% năm 2006. Tuy nhiên, phân tích kỹ có thể thấy tiến trình này được chia làm 2 giai đoạn rõ rệt. Trong giai đoạn đầu 1991-1996, tỷ lệ đầu tư sau khi tăng mạnh trong 3 năm 1991-1993 đã cơ bản ổn định ở mức 33,5% trong 3 năm tiếp theo 1994-1996. 
Bảng 10: Hệ số s và ICOR toàn nền kinh tế (*)
Năm
GDP (giá 1994)
Vốn đầu tư (giá 1994)
Tỷ lệ tăng trưởng GDP
Tỷ lệ đầu tư trên GDP
ICOR (trễ 1 năm)
ICOR (không tính trễ)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5=3:2)
(6=5-1:4)
(6=5:4)
1990
131968
23609
5,1
17,89
3,08
3,51
1991
139634
27966
5,8
20,03
2,30
3,45
1992
151782
42796
8,7
28,20
3,49
3,24
1993
164043
58374
8,1
35,58
4,03
4,41
1994
178534
57806
8,8
32,38
3,39
3,67
1995
195567
64685
9,5
33,08
3,54
3,47
1996
213833
74315
9,3
34,75
4,26
3,72
1997
231264
88607
8,2
38,31
6,65
4,70
1998
244596
90952
5,8
37,18
7,79
6,45
1999
256272
99855
4,8
38,96
5,74
8,16
2000
273666
115109
6,8
42,06
6,10
6,20
2001
292535
129460
6,9
44,25
6,25
6,42
2002
313247
147993
7,1
47,24
6,44
6,67
2003
336242
166814
7,3
49,61
6,37
6,76
2004
362435
189319
7,8
52,24
6,19
6,71
2005
393031
213931
8,4
54,43
6,66
6,45
2006
425373
239813
8,2
56,41
6,64
6,91
Nguồn số liệu để tính: Niên giám Thống kê 2006 (số liệu 1995-2006), số liệu thống kê 1975-2000 (số liệu 1990-1994). (*): Hai chỉ tiêu đầu tư và GDP trong xác định tỷ lệ đầu tư trên GDP và hệ số ICOR đều được tính theo giá cố định.
Trong giai đoạn 2 từ năm 1997 đến nay, tỷ lệ đầu tư đã liên tục tăng lên với tốc độ gia tăng ngày càng nhanh. Nếu như trong 2 năm 1997-1998, tỷ lệ này mới khoảng 38% thì chỉ sau chưa đến 10 năm, đã tăng đến 56,4% tức tăng thêm gần 20%, là mức tăng lên rất nhanh. Như vậy, đầu tư đã chiếm tới hơn một nửa tổng giá trị sản phẩm tạo ra trong một năm của nước ta tính theo giá cố định (GDP).
Trong so sánh quốc tế, đáng tiếc là chúng tôi không có các số liệu về đầu tư và GDP theo giá cố định của nhiều nước để so sánh vì trên thực tế các số liệu về tỷ lệ đầu tư trên GDP tính theo giá cố định hiếm khi được công bố. Để đơn giản và thuận lợi cho việc so sánh quốc tế, chúng tôi tính ICOR căn cứ vào tỷ lệ đầu tư trên GDP tính theo giá hiện hành mặc dù chỉ tiêu này không phù hợp với cơ sở lý thuyết (như trình bày ở trên) đồng thời không phản ảnh đúng thực tế do bị tác động của yếu tố giá. Kết quả được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 11: Hệ số ICOR của nền kinh tế nước ta (*)
Năm
GDP (giá hiện hành)
Vốn đầu tư (giá hiện hành)
Tỷ lệ tăng trưởng GDP
Tỷ lệ đầu tư trên GDP
ICOR (trễ 1 năm)
ICOR (không tính trễ)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5=3:2)
(6=5-1:4)
(6=5:4)
1990
41955
7581
5,1
18,1
3,11
3,55
1991
76707
13471
5,8
17,6
2,02
3,02
1992
110532
24826
8,7
22,5
2,78
2,58
1993
140258
43287
8,1
30,9
3,49
3,82
1994
178534
57104
8,8
32,0
3,35
3,62
1995
228892
72447
9,5
31,7
3,39
3,32
1996
272036
87394
9,3
32,1
3,94
3,44
1997
313623
108370
8,2
34,6
5,99
4,24
1998
361017
117134
5,8
32,4
6,80
5,63
1999
399942
131171
4,8
32,8
4,83
6,87
2000
441646
151183
6,8
34,2
4,96
5,04
2001
481295
170496
6,9
35,4
5,00
5,14
2002
535762
200145
7,1
37,4
5,09
5,28
2003
613443
239246
7,3
39,0
5,01
5,31
2004
715307
290927
7,8
40,7
4,82
5,22
2005
839211
343135
8,4
40,9
5,01
4,84
2006
973790
398900
8,2
41,0
4,82
5,01
(*): Hai chỉ tiêu đầu tư và GDP trong xác định tỷ lệ đầu tư trên GDP và hệ số ICOR đều được tính theo giá hiện hành.
Theo kết quả tính toán trong bảng 11, tỷ lệ đầu tư trên GDP theo giá hiện hành thấp đáng kể so với tính theo giá cố định; điều này cũng có nghĩa là tốc độ tăng giá của đầu tư trong hơn một thập kỷ qua thấp đáng kể so với tốc độ tăng giá tiêu dùng và giá xuất nhập khẩu quy ra nội tệ. Mặt khác, mặc dù xu hướng tiến triển của chỉ tiêu này theo 2 cách tính khác nhau đều tương đối giống nhau, nhưng chênh lệch giữa chúng đã liên tục tăng lên. Nếu như năm 1994, giá trị của chúng gần như sát nhau (thực ra thì phải bằng nhau vì cùng được tính theo giá cố định 1994), thì đến năm 2006 chênh lệch đã lên tới 12,1%, tức là rất đáng kể.
Kết quả tính toán cho thấy hệ số ICOR của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn tăng trưởng nhanh 1991-1997 ở mức tương đối hợp lý nếu so với tình hình diễn ra tại các nước khác (hệ số này ở các nước chậm phát triển dao động trong khoảng từ 2 đến 5, tính theo giá cố định)[1]. Tuy nhiên, hệ số trên vẫn tương đối cao nếu nhìn nhận xuất phát điểm của chúng ta còn thấp; tỷ trọng nông nghiệp và sản xuất công nghiệp nhỏ, dịch vụ nhỏ còn cao... Khi ở trình độ phát triển thấp vào những năm từ 1950 đến 1975, hệ số ICOR của Hồng Kông, Singapo, Đài Loan, Nhật bản và Hàn Quốc chỉ dao động trong khoảng 1 đến 2; thấp hơn nhiều so với ICOR của ta hiện nay. Mặt khác hệ số này có xu hướng tăng lên khá nhanh; đến nay, hệ số ICOR của nước ta đã trở nên rất cao, tức là hiệu quả vốn đầu tư toàn nền kinh tế đã giảm rất nhanh trong những năm gần đây và xu hướng này có vẻ như chưa được chặn lại.
Trong nhiều nguyên nhân làm cho hiệu quả đầu tư giảm, thì đáng lưu ý là do đầu tư vào các dự án cần nhiều vốn nhưng sử dụng ít lao động; đầu tư vào "vỏ" nhiều hơn vào "ruột"; đầu tư phân tán, dàn trải do bị co kéo, điều chỉnh nhiều (đây thực chất là hậu quả của tệ nạn "xin - cho"). Việc giải phóng mặt bằng thường bị kéo dài, tốn kém, nay lại do giá đất tăng làm cho lượng vốn đầu tư tăng lên, tiến độ thi công chậm, công trình dở dang nhiều. Vốn đã ít lại bị "chôn chân", trong khi lãi suất tiếp tục chồng lên vốn vay. Tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong đầu tư khá lớn, nhất là nguồn ngân sách nhà nước và ngay cả nguồn vốn ODA dù được ưu đãi cũng phải trả cả vốn và lãi. Hầu hết các khâu từ quy hoạch, thiết kế, dự toán, đấu thầu, thi công và công suất sử dụng sau khi công trình hoàn thành cũng có những vấn đề cần bàn. Vốn ngân sách có tình trạng phổ biến là đầu tư dàn trải, vốn tín dụng thì "vốn chờ công trình", vốn đi vay thì để lãng phí, thất thoát. Trong khi đó, người dân trực tiếp đầu tư cho sản xuất, kinh doanh chưa nhiều mà thường mua (thực chất là đầu cơ) bất động sản, dự trữ bằng vàng, ngoại tệ hoặc đầu tư gián tiếp thông qua việc gửi tiết kiệm, mua kỳ phiếu, trái phiếu qua ngân hàng. Nhiều công trình muốn khấu hao nhanh để thu hồi vốn và trả lãi, nhưng lại phải đứng trước áp lực lớn của cạnh tranh nên phải giảm khấu hao để khỏi đội giá thành, giá bán... Nguồn trái phiếu chính phủ cũng phải trả lãi tính từ ngày vay, nhưng giải ngân chậm... Đây là một số nguyên nhân làm hiệu quả đầu tư chưa cao.
c) Tỷ lệ tiêu dùng trung gian sử dụng trong quá trình sản xuất
Số liệu trong bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ tiêu dùng trung gian trong sản xuất của nước ta trong giai đoạn đầu đổi mới còn khá thấp, tương đương với trình độ tại các nước công nghiệp mới trong giai đoạn bắt đầu cất cánh. Tuy nhiên, tỷ lệ này của ta đã liên tục tăng lên, đến năm 2007 đã lên tới xấp xỷ 61%, tăng 50% so với năm 1990. Điều này có nghĩa là nếu như năm 1990, trong tổng giá trị sản xuất ra, có đến 60% là giá trị tăng thêm để làm tăng phúc lợi xã hội, thì hiện nay con số này chỉ là 40%; tức là tiêu hao trong quá trình sản xuất quá lớn. Điều này cho thấy chất lượng tăng trưởng có xu hướng giảm sút xét trên góc độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Bảng 12: Tỷ lệ tiêu dùng trung gian trong sản xuất (%)

Giá trị sản xuất (GO)
GDP
Tiêu dùng trung gian (CI)
Tỷ lệ CI/GO
1990
222985
131968
91017
40.82
1991
241159
139634
101525
42.10
1992
267532
151782
115750
43.27
1993
297044
164043
133001
44.77
1994
330452
178534
151918
45.97
1995
372645
195567
177078
47.52
1996
418415
213833
204582
48.89
1997
460844
231264
229580
49.82
1998
493865
244596
249269
50.47
1999
524156
256272
267884
51.11
2000
573245
273666
299579
52.26
2001
628443
292535
335908
53.45
2002
695007
313247
381760
54.93
2003
773156
336242
436914
56.51
2004
849872
362435
487437.2
57.35
2005
947227
393031
554196.2
58.51
2006
1054476
425373
629102.8
59.66
2007
1177549
461443
716106.3
60.81
Nguồn: Xem chú thích tại đồ thị 4.
Tỷ lệ tiêu dùng trung gian ở nước ta cao do nhiều nguyên nhân trong đó có việc sử dụng công nghệ cũ và lạc hậu. Ngay công nghiệp, mặc dù đạt được nhiều kết quả vượt trội, nhưng trình độ công nghệ cũng còn thấp. Tỷ trọng doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm ngành công nghệ cao chỉ đạt 20,6%, thấp hơn tỷ trọng tương ứng 29,1% của Philippin, 29,7% của Inđônêxia, 30,8% của Thái Lan, 51,1% của Malaixia, 73% của Singapore); thuộc nhóm ngành công nghệ trung bình đạt 20,7%; thuộc nhóm ngành công nghệ thấp chiếm tới 58,7% (Inđônêxia 47,7%, Philippin 45,7%, Thái Lan 42,7%, Malaixia 24,3%, Singapore 10,5%). Nếu tính theo giá trị sản xuất thì trong công nghiệp chế biến của Việt Nam, những ngành công nghệ cao chỉ chiếm 15,7%, công nghệ thấp chiếm tới 52,8%. Nếu tính theo giá trị tăng thêm thì tỷ trọng công nghệ cao của công nghiệp nước ta còn thấp hơn nữa, vì phần lớn những ngành công nghệ cao chủ yếu là lắp ráp.
3) Năng lực cạnh tranh và tính ổn định trong tăng trưởng của nền kinh tế nước ta
a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Quá trình tăng trưởng và phát triển có quan hệ chặt chẽ với những thay đổi đáng kể về mặt cơ cấu kinh tế và thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá đất nước. Tỷ trọng giá trị gia tăng khu vực công nghiệp và xây dựng trong GDP sau khi giảm sút từ 28,9% năm 1986 xuống 22,7% năm 1990 đã tăng trở lại 28,8% năm 1995, 36,7% năm 2000 và lên đến 41,6% năm 2007. Ngược lại, tỷ trọng nông nghiệp đã tăng từ 38,1% năm 1986 lên tới 46,3% năm 1988, rồi giảm liên tục trong thời kỳ từ năm 1989 đến nay, và chỉ còn 20,3% năm 2007. Trong thời kỳ 1986-95, biến động tỷ trọng khu vực dịch vụ đi ngược chiều so với khu vực nông nghiệp; đặc biệt tỷ trọng khu vực dịch vụ đã liên tục tăng lên rất nhanh trong giai đoạn 1989-1995. Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ đã liên tục giảm sút, chỉ còn khoảng 38% trong các năm gần đây so với mức cao nhất là 44,1% năm 1995 (năm 2007 là 38,12%).
Như vậy, nếu như trong nửa cuối thập kỷ 80 đã diễn ra quá trình giảm tỷ trọng công nghiệp (ngành sử dụng nhiều vốn, ít lao động) và tăng tỷ trọng các ngành nông nghiệp và dịch vụ (sử dụng ít vốn, nhiều lao động) để khai thác mạnh mẽ thế mạnh về nguồn nhân lực của đất nước, thì trong nửa đầu thập kỷ 90 đã có một quá trình công nghiệp hoá khá mạnh đi kèm với bùng nổ khu vực dịch vụ; và đặc biệt trong nửa cuối thập kỷ 90 và những năm đầu thế kỷ XXI, quá trình công nghiệp hoá được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
Đồ thị 8: Thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế trong thời kỳ đổi mới (%)

Nguồn số liệu: Xem chú thích tại đồ thị 1.
b) Khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước:
Để phân tích khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, chúng tôi đề nghị sử dụng đồng thời hai chỉ tiêu: (i) Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; và (ii) Năng lực cạnh tranh quốc gia do Diễn đàn kinh tế thế giới tính toán và công bố vì như vậy sẽ phản ánh được năng lực cạnh tranh tổng thể của của một nền kinh tế.
(1)   Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu
Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu là một yêu cầu quan trọng để phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế. Sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ xuất khẩu trên GDP để đánh giá, có thể thấy Việt Nam thuộc loại cao trong khu vực. Tỷ lệ này của nước ta năm 2006 lên tới 65,4% trong khi Trung Quốc chỉ 36,6%, Nhật Bản 14,9%, Inđônêxia 28,8%, Philipin 40%, Hàn Quốc 36%... Trình độ nước ta tương đương với Thái Lan, Đài Loan, Brunây, chỉ kém Singapo, Hồng Kông và Mãlaixia. Điều này cho thấy xét theo tiêu chí tỷ lệ xuất khẩu trên GDP để đánh giá, thì khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước ta thuộc loại khá cao. Thực tế một nước có tốc độ và tỷ lệ xuất khẩu cao như nước ta thì chắc chắn khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu phải cao, mặc dù nguyên nhân của nó có thể chưa tốt, ví dụ như dựa trên lao động rẻ tiền, bao cấp hoặc khai thác tài nguyên để bán…
Bảng 13: Tỷ lệ xuất khẩu trên GDP của Việt Nam so với một số nước (%)

2001
2002
2003
2004
2005
2006
Trung Quc
20,08
22,42
26,69
30,70
33,96
36,64
Hồng Cụng
114,09
122,11
141,26
156,13
162,51
167,02
Nhật Bản
9,68
10,64
11,16
12,29
13,08
14,88
Hàn Quốc
31,13
29,62
31,90
37,33
35,88
36,60
Đài Loan
41,95
44,49
47,38
51,53
58,29
63,10
Bru-nõy
86,21
63,32
67,10
64,78
66,10
65,73
Cam-pu-chia
26,41
42,08
45,15
48,96
46,24
50,98
Đông Ti-mo
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
In-đô-nê-xi-a
34,36
30,26
27,30
27,57
30,32
28,37
Lào
17,03
16,40
14,03
15,95
20,78
26,18
Ma-lai-xi-a
100,00
98,04
95,58
100,76
103,07
106,59
Mi-an-ma
28,98
43,69
21,28
22,67
34,02
38,37
Phi-li-pin
42,88
47,52
45,46
45,67
40,42
39,98
Xin-ga-po
143,51
142,16
156,15
184,91
196,75
205,66
Thỏi Lan
56,26
53,60
56,09
59,50
62,42
63,49
Việt Nam
46,17
47,60
50,51
58,42
61,00
65,43
Từ trước đến nay, trong công tác điều hành thương mại, để bảo vệ sản xuất trong nước, chúng ta thường áp dụng các công cụ hành chính như cấm nhập khẩu hoặc tăng thuế thật cao để bảo hộ và khuyến khích xuất khẩu. Việc áp dụng các biện pháp hành chính trong công tác điều hành thị trường cũng như việc trợ cấp, bảo hộ xuất phát từ chỗ nền thương mại trong nước còn nhiều yếu kém và chúng ta cần tạo điều kiện để các ngành hàng trong nước phát triển. Ngay khi Việt Nam đã gia nhập WTO, mọi trợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu trái với quy định của WTO đều phải bãi bỏ. Nhiều ngành hàng xuất khẩu cũng sẽ không thể "trông chờ" vào nguồn trợ cấp từ ngân sách Nhà nước được nữa. Hơn nữa, tuy đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhiều loại hàng hóa, nhưng việc tăng kim ngạch của nhiều loại hàng hóa xuất khẩu vẫn dựa trên khối lượng và tỷ lệ gia tăng giá trị chưa nhiều. Lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa trên ưu thế vào tài nguyên và nhân công, trong khi đây là những yếu tố không bền vững. Việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước cũng ngày càng đặt ra rất nhiều rào cản về hàng rào kỹ thuật, bao bì nhãn mác, kiểm dịch... nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.
 (2) Năng lực cạnh tranh quốc gia
Theo công bố mới đây trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2006-2007 của Diễn đàn kinh tế thế giới, thứ hạng của Việt Nam xếp theo Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp là 77 trên 125 quốc gia, Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng là 86. Trong khi đó thứ hạng tương ứng theo các chỉ số trên của Việt Nam tại báo cáo năm 2005-2006 là 74 và 81, trong tổng số 117 quốc gia được xếp hạng. Nhìn chung, thứ hạng của Việt Nam theo các chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp và tăng trưởng năm 2006 đều sụt giảm so với năm 2005.
Như vậy, trong ba lần công bố, thứ hạng của Việt Nam xếp theo Chỉ số Năng lực cạnh tranh tổng hợp liên tục giảm: hạng 61 năm 2004, 74 năm 2005 và 77 năm 2006. Năm 2005, điểm số xếp hạng năng lực cạnh tranh tổng hợp của Việt Nam tăng so với năm 2004, nhưng Việt Nam vẫn bị giảm hạng do nhiều quốc gia khác có tiến bộ hơn. Tuy nhiên, năm nay điểm số xếp hạng của Việt Nam lại gần như không thay đổi, trong khi nhiều nước vẫn tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh của bản thân họ. Kết quả này dường như cho thấy những nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong năm qua là chưa nhiều và do vậy chưa đủ để giúp Việt Nam cải thiện về thứ hạng.
Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp được xây dựng trên cơ sở đo lường các yếu tố có tác động lớn tới năng suất và năng lực cạnh tranh quốc gia. Các yếu tố này được phân loại thành 9 nhóm nhân tố và còn được gọi là 9 trụ cột thể hiện năng suất và năng lực cạnh tranh quốc gia. Các trụ cột đó bao gồm: thể chế, hạ tầng, kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản và y tế, giáo dục và đào tạo bậc cao, hiệu quả thị trường, mức độ sẵn sàng về công nghệ, trình độ kinh doanh và đổi mới.
 Có thể thấy 7 trong số 9 trụ cột của năng lực cạnh tranh của Việt Nam có thứ hạng giảm, trong đó đáng lưu ý là trụ cột về hiệu quả thị trường, giảm 17 hạng, thể chế giảm 11 hạng, kinh tế vĩ mô giảm 9 hạng. Việt Nam đã có sự cải thiện thứ hạng về phát triển hạ tầng và trình độ kinh doanh, nhưng mức độ thăng hạng không nhiều (2 hạng). Điều đáng lưu ý là hầu hết các trụ cột bị giảm hạng đều có điểm xếp hạng giảm, nhất là lĩnh vực y tế và giáo dục cơ bản. Điều này cho thấy sự giảm hạng của các trụ cột phát triển của Việt Nam có nguyên nhân từ sự suy giảm năng lực cạnh tranh của chính Việt Nam chứ không chỉ là do sự tiến bộ của các nước. Đây là một cảnh báo thực sự đáng lo ngại.

Bảng 14. Thay đổi thứ hạng qua các chỉ số năng lực cạnh tranh chung

Hạng năm 2006
Hạng năm 2005
Tăng (+)/giảm (-) hạng

Hạng
Điểm
Hạng
Điểm
Hạng
Điểm
Chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp
77
3.89
74
3.91
-3
-0.02
  Thể chế
74
3.62
63
3.66
-11
-0.04
  Hạ tầng
83
2.79
85
2.69
2
0.10
  Kinh tế vĩ mô
53
4.63
44
4.69
-9
-0.06
  Y tế và giáo dục cơ bản
56
6.43
54
6.69
-2
-0.26
  Đào tạo và giáo dục bậc cao
90
3.39
88
3.32
-2
0.07
  Hiệu quả thị trường
73
4.10
56
4.12
-17
-0.02
  Sự sẵn sàng về kỹ thuật
85
2.85
81
2.74
-4
0.11
  Trình độ kinh doanh
86
3.55
88
3.55
2
0.00
   Đổi mới và sáng tạo
75
3.10
57
3.18
-18
-0.08

Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng là chỉ số truyền thống được sử dụng để đo lường năng lực cạnh tranh của quốc gia. Chỉ số này đo lường các yếu tố vĩ mô tác động tới tăng trưởng quốc gia. Chỉ số này được xây dựng trên ba nhóm chỉ số cơ bản được coi là các trụ cột cho tăng trưởng của nền kinh tế, đó là Chỉ số về công nghệ, Chỉ số thể chế công và Chỉ số ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Tương tự như chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp, Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng bị giảm hạng với điểm xếp hạng gần như không thay đổi. Hơn nữa, tất cả ba trụ cột của tăng trưởng kinh tế và hầu hết các chỉ số cấu thành đều có thứ hạng giảm. Các chỉ số có thứ hạng giảm nhiều nhất là chuyển giao công nghệ (giảm 33 hạng), đánh giá tín nhiệm quốc gia (giảm 23 hạng), sự lãng phí của khu vực nhà nước (giảm 18 hạng) và ổn định kinh tế vĩ mô (giảm 8 hạng).
Xét về điểm xếp hạng có thể thấy, ngoại trừ chỉ số lãng phí của khu vực nhà nước có điểm xếp hạng giảm mạnh (giảm 0,33 điểm), các chỉ số khác có điểm xếp hạng đều tăng hoặc không thay đổi đáng kể. Đáng lưu ý là chỉ số chống tham nhũng có điểm xếp hạng tăng cao nhất, 0,25 điểm. Hơn nữa, chỉ số chuyển giao công nghệ và đánh giá tín nhiệm quốc gia thuộc nhóm có thứ hạng giảm mạnh nhưng điểm số xếp hạng lại tăng đáng kể.
Những số liệu về xếp hạng và điểm xếp hạng trên cho chúng ta thấy rằng trong năm qua Việt Nam đã có sự tiến bộ đáng kể trong nhiều lĩnh vực có ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là chống tham nhũng. Tuy nhiên, những tiến bộ đó vẫn chưa theo kịp được với những diễn biến của nhiều quốc gia. Hơn nữa, mặc dù chống tham nhũng dường như bắt đầu được cộng đồng đánh giá cao, nhưng lãng phí trong khu vực nhà nước vẫn là vấn đề nổi cộm và việc chống lãng phí chưa thực sự tạo được niềm tin trong cộng đồng.
Phân tích nêu trên cho thấy dường như có hai bức tranh đối lập: đó là Việt Nam có nhiều nỗ lực trong cải thiện các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa nhiều trong việc cải thiện các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh quốc gia. Các kết quả đánh giá trên dường như thể hiện vấn đề đang gây lo ngại hiện nay là chất lượng tăng trưởng. Chất lượng tăng trưởng thấp càng trở nên bức xúc khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Bảng 15. Thay đổi thứ hạng qua các chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng


Hạng năm 2006
Hạng năm 2005
Tăng (+)/giảm (-) hạng

Hạng
Điểm
Hạng
Điểm
Hạng
Điểm
Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng
86
3.44
81
3.37
- 5
0.07
Chỉ số công nghệ
96
2.86
92
2.72
-4
0.14
Chỉ số đổi mới
94
1.86
88
1.87
-6
-0.01
Chỉ số công nghệ thông tin
84
2.19
86
2.04
2
0.15
Chỉ số chuyển giao công nghệ
102
4.08
69
3.92
-33
0.16
Chỉ số thể chế công
103
3.58
97
3.43
-6
0.15
Chỉ số pháp luật và hợp đồng
68
3.74
64
3.71
-4
0.03
Chỉ số tham nhũng
116
3.41
111
3.16
-5
0.25
Chỉ số môi trường vĩ mô
68
3.88
60
3.96
-8
-0.08
Chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô
45
4.75
34
4.80
-11
-0.05
Chỉ số đánh giá tín nhiệm
75
3.34
52
3.24
-23
0.10
Chỉ số đánh giá sự lãng phí của khu vực nhà nước
91
2.68
73
3.01
-18
-0.33
Nguồn: Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2006- 2007, Diễn đàn Kinh tế thế giới.
c) Sự ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ:
(1) Cân đối tài chính
Sau những bất ổn kinh tế và tài chính trong thập kỷ 80, từ đầu thập kỷ 90 đến nay, nền tài chính quốc gia liên tục được củng cố và cải thiện, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và khai thác tốt hơn các nguồn tài lực. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước thường xuyên tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng giá cộng lại, làm cho tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước liên tục tăng lên, bình quân 5 năm 2001-2005 đạt 24,4% GDP, vượt mục tiêu đề ra là 20-21%. Trong 3 năm gần đây, tỷ lệ thu ngân sách trên GDP đều đạt trên 27%, trong đó năm 2006 đạt 28,7%, năm 2007 đạt 27,6%. Cơ cấu thu ngân sách chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các nguồn thu ổn định từ nền sản xuất trong nước, giảm tỷ trọng các nguồn thu từ yếu tố bên ngoài.
Nhờ tăng thu, nên các khoản chi ngân sách đều có những cải thiện đáng kể như: chi đầu tư phát triển, chi cải cách tiền lương, chi sự nghiệp kinh tế và phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo và các khoản chi đột xuất, khắc phục thiên tai...
Bội chi ngân sách nhà nước được duy trì ổn định, trung bình hàng năm 4,85% GDP. Dư nợ Chính phủ, dư nợ nước ngoài dưới 35% GDP, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia hiện nay và thời gian trung hạn tới. Như vậy, nhìn chung nền tài chính quốc gia đã duy trì được ổn định trong suốt thời gian dài.
(2) Ổn định tiền tệ
Chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt, vừa kiểm soát được lạm phát, vừa hỗ trợ tích cực cho quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán nhìn chung phù hợp với biến động của giá cả và tăng trưởng kinh tế, bình quân hàng năm tăng 22,5%. Tỷ lệ tiền tệ hoá nền kinh tế (M2/GDP) tăng khá nhanh, từ 58% năm 2000 lên xấp xỉ 130% năm 2007.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, nguồn vốn huy động tăng bình quân hàng năm 24%, tương đương với kế hoạch đề ra là 20-25%. Dư nợ cho vay toàn nền kinh tế bình quân tăng 27,6%. Tín dụng bằng ngoại tệ tăng nhanh nhất với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 33,7%. Lãi suất USD ở mức thấp và tỷ giá VNĐ/USD khá ổn định đã khuyến khích các doanh nghiệp vay ngoại tệ để sản xuất, kinh doanh hoặc thanh toán các khoản vay ngoại tệ cũ có lãi suất cao. Tỷ trọng cho vay khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tăng, tỷ trọng tín dụng dành cho khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm xuống. Tỷ lệ nợ xấu trung bình chỉ chiếm khoảng 5% tổng dư nợ tín dụng, giảm mạnh so với thập kỷ 90.
Lãi suất đã cơ bản được tự do hóa đã tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay phù hợp với các biến động và yêu cầu về vốn trên thị trường và những diễn biến về giá cả, cung cầu và tỷ giá ngoại tệ. Hệ thống ngân hàng thương mại được củng cố và cơ cấu lại; tình hình tài chính từng bước lành mạnh hoá; bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đã thành lập các công ty quản lý nợ.
Nhìn chung, nhờ thực thi chính sách tài chính lành mạnh, chính sách tiền tệ mềm dẻo, linh hoạt nên đã cơ bản duy trì được hệ thống giá ổn định; quan hệ cung cầu phù hợp, tỷ lệ lạm phát nằm trong tầm kiểm soát. Chỉ số giá bình quân 5 năm 2001-2005 chỉ ở mức 5,1%; riêng năm 2006 tăng lên 6,6% và năm 2007 lên 12,6%.
4) Tăng trưởng gắn với phát triển xã hội
a) Về chỉ số phát triển con người:
Kết quả tổng hợp nhất là chỉ số phát triển con người (HDI). HDI của Việt Nam đã đạt được ba sự vượt trội. Một, HDI đã liên tục tăng lên qua các năm (năm 1985 - trước Đổi mới đạt 0,562; năm 1990 đạt 0,620; năm 1995 đạt 0,672; năm 2000 đạt 0,688; năm 2005 đạt 0,733 và ước tính năm 2007 có thể vượt qua 0,750). Hai, thứ bậc về HDI của Việt Nam trên thế giới đã tăng khá và gần như liên tục (trong 177 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh, nếu năm 1995 Việt Nam còn đứng thứ 122 thì năm 2005 đã  đứng thứ 105). Ba, trong ba chỉ số cấu thành HDI, mặc dù chỉ số về thu nhập còn thấp (xếp thứ 123), nhưng nhờ hai chỉ số khác cao (chỉ số tuổi thọ xếp thứ 56, chỉ số học vấn 101), nên HDI của Việt Nam vẫn đứng trên hàng chục nước có chỉ số thu nhập cao hơn. Điều đó chứng tỏ hai mặt. Một mặt, tăng trưởng kinh tế đã gắn với phát triển xã hội, đã hướng vào con người, phù hợp với nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế vừa để chống tụt hậu xa hơn, vừa là yếu tố tiềm năng nhất để nâng cao HDI.
b) Về giáo dục
Để phân tích, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu đo lường trình độ học vấn được sử dụng để tính toán chỉ số phát triển con người. Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu á, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học đã hoàn thành chương trình học ở nước ta tăng từ 90,5% năm 1991 lên 94,7% năm 2000 và khoảng 96,5% năm 2006; trong khi đó tỷ lệ này ở Trung Quốc là 100% (năm 2006), Hàn Quốc 98,5% (2007), TháI Lan 100% (2006), Philipin 92% (2006), Malaixia 100% (2006), Inđônêxia 98,4% (2006), Lào 83,7% (2007)…, tức là mặc dù trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nhưng kết quả phát triển giáo dục cũng vào loại khá.
Như vậy, giáo dục và đào đã có những bước phát triển theo đà tăng trưởng kinh tế. Một số thành tựu nổi bật là giáo dục ở vùng sâu, vùng xa đã có những tiến bộ, mặt bằng dân trí đã được nâng lên. Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm các cấp học, bậc học, các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục được củng cố. Chất lượng giáo dục bước đầu có chuyển biến. Cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục, đào tạo được tăng cường. Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.
c) Về y tế:
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được cải thiện, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp; hầu hết các xã phường đều có trạm y tế; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi, các dịch vụ y tế ngày một đa dạng. Nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng, việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã có nhiều cố gắng hơn trước. Bảo hiểm y tế bước đầu phát huy tác dụng. Nhân dân ở hầu hết các vùng, miền đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Nhà nước chú trọng thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội khác.
Năm 1990, tuổi thọ bình quân nước ta chỉ đạt 64,8 tuổi, nhưng đến năm 1995 đã tăng lên 67,1; 2006 lên 70,8 tuổi, tương đương với các nước Thái Lan, Philipin, Trung Quốc, và cao hơn so với nhiều nước khác trong khu vực, chỉ kém Singapo (80 tuổi), Malaixia (74), Hồng Kông (82) và Hàn Quốc (74). Nhiều chỉ tiêu y tế khác đều khá tốt như tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, chỉ số về tử vong trẻ em, tỷ suất chết mẹ… đều giảm nhanh.
d) Về mức sống tối thiểu
Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, phương thức xóa đói giảm nghèo đã được đổi mới phù hợp theo Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo, tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản; làm tốt công tác truyền thông, nâng cao dân trí; tăng việc làm, thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Đã chú trọng đào tạo cán bộ cho các xã nghèo, cử cán bộ tỉnh, huyện và đội ngũ trí thức trẻ về giúp các xã nghèo.
Nhờ tăng trưởng kinh tế cùng với việc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, nên tỷ lệ hộ nghèo trong thời gian qua đã giảm khá nhanh. Tỷ lệ nghèo cả nước năm 2001 từ 17,5% giảm xuống còn 7% năm 2005 (mục tiêu 10%), trung bình mỗi năm giảm 2-2,5%. Theo chuẩn nghèo mới (chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn 2006-2010), tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 là 18,1%, năm 2006 giảm còn 15,5% và năm 2007 còn 14,8%.
Tuy nhiên, chênh lệch giàu nghèo giữa nhóm thu nhập cao nhất so với nhóm thu nhập thấp nhất theo giá thực tế đang có xu hướng tăng nhanh; hiện ở mức 8,4. Hệ số của nước ta hiện cao hơn một số nước, kể cả những nước đã qua nhiều năm phát triển tư bản chủ nghĩa (Mỹ năm 2000 là 8,4 lần, Thái Lan năm 2000 là 7,7 lần, Malaysia năm 1999 là 7,1 lần, Canada năm 1998 là 5,8 lần, Hàn Quốc năm 2003 là 5,2 lần, Indonesia năm 2002 là 5,2 lần, Ấn Độ năm 2000 là 4,7 lần, Đức năm 2000 là 4,3 lần...). 
e) Về việc làm
Vấn đề giải quyết việc làm đã thực sự trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các ngành, các cấp. Trong 5 năm 2001-2005, số lao động được giải quyết việc làm là 7,5 triệu người. Năm 2006 giải quyết việc làm cho 1,6 triệu người; năm 2007 tăng lên 1,65 triệu người. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực thu hút nhiều lao động nhất, với khoảng 91% lực lượng lao động và chiếm 90% việc làm mới của toàn nền kinh tế. Đặc biệt, đã có sự chuyển dịch về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp từ trồng trọt sang nuôi trồng thuỷ sản, từ cây có giá trị thấp sang cây có giá trị cao, đồng thời phát triển làng nghề ở nông thôn là yếu tố tạo thêm việc làm, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động nông nghiệp từ 74,2% năm 2000 lên 80,65% năm 2005 và khoảng 82,3% năm 2007. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị đã giảm từ 6,2% năm 2000 xuống còn 5,31% năm 2005 và 4,64% năm 2007.
g) Về dân chủ, bình đẳng
Để phân tích, chúng tôi sử dụng chỉ số loại bỏ bất bình đẳng giới trong giao dục do Ngân hàng phát triển châu á tính toán và Liên hợp quốc sử dụng để đo lường kết quả thực hiện mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ về bình đẳng giới (mục tiêu thứ 3). Chỉ số này được đo bằng tỷ lệ gái so với trai được đào tạo theo cả ba cấp học. Đối với nước ta, ở cấp giáo dục tiểu học, tỷ lệ này là 0,93 năm 1991, 0,95 năm 2000 và khoảng 0,97 hiện nay. Tỷ lệ này của ta thuộc loại thấp so với các nước có trình độ phát triển cao hơn trong khu vực vì các nước này đều đạt từ 0,99 đến 1,03. Ở các cấp giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông, tỷ lệ này ở nước ta còn kém hơn nữa. Như vậy, về mặt bình đẳng giới, chất lượng của nước ta chưa cao mặc dù đã có bước tiến bộ khá nhanh và vị thế của phụ nữ ngày càng được nâng cao.
5) Tăng trưởng gắn với bảo vệ, phát triển tài nguyên, môi trường
a) Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước đảm bảo vệ sinh:
Trong giai đoạn gần đây, tỷ lệ người dân được cấp nước sạch và tiếp cận các điều kiện vệ sinh môi trường ngày một tốt hơn. Thành công này có được một phần quan trọng nhờ chủ trương đúng đắn của Nhà nước đối với khu vực nông thôn. Sau hơn một thập kỷ thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Việt Nam đã có khoảng trên 700 nghìn công trình cấp nước, trong đó có trên 4,6 nghìn hệ thống cấp nước tập trung. Nếu năm 1996 tỷ lệ người dân nông thôn được cung cấp nước sạch là 28% thì đến năm 2003 con số này đã là 54%, năm 2005 là 62% và năm 2007 là 70%. Tỷ lệ người dân thành thị cung cấp nước sạch là 75% năm 2007.
b) Tỷ lệ chất thải nguy hiểm được xử lý:
Trung bình mỗi năm Việt Nam có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có tới 80% tổng lượng là chất thải sinh hoạt, gần 20% là chất thải rắn công nghiệp. Chất thải ở khu vực đô thị chiếm tới gần 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ thu gom chất thải ở đô thị đã có những tiến bộ đáng kể, trung bình đạt khoảng 71%, tỷ lệ thu gom đang tăng dần; năm 2007 ước đạt 77%. Các phương thức thải bỏ và tiêu huỷ chất thải đang được cải tiến, nhưng vẫn còn là mối hiểm hoạ đối với môi trường. Trong số gần 100 bãi thải trong cả nước thì chỉ có 20% bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại phần lớn đều gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến sức khoẻ con người. Các hệ thống xử lý chất thải nguy hại còn rất thiếu nên chất thải nguy hại thường bị đổ bỏ hoặc tiêu huỷ cùng với chất thải thông thường. Năng lực xử lý chất thải y tế đang được tăng cường, hiện nay đã có 32 tỉnh/thành trong cả nước có dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Hiện nay, khoảng 60% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
c) Tỷ lệ đất tự nhiên được che phủ rừng:
Thành tích nổi trội là diện tích đất có rừng che phủ liên tục tăng, đặc biệt do có chính sách hỗ trợ trồng rừng và Chương trình “Phủ xanh đất trống đồi núi trọc” nên diện tích rừng trồng tăng rất nhanh mặc dù chất lượng rừng chưa đạt được yêu cầu mong đợi. Tỷ lệ diện tích đất có rừng che phủ liên tục tăng một cách vững chắc, từ 27,2% năm 1990 đã tăng lên 33,2% năm 2000, 35% năm 2003, 37% năm 2005, 38% năm 2006 và 38,2% năm 2007. Mặc dù cũng trong khoảng thời gian đó hàng chục nghìn ha rừng bị cháy và bị chặt phá bừa bãi (năm 2002 bị cháy hơn 12 nghìn ha và hơn 5 nghìn ha khác bị chặt phá) nhưng trung bình mỗi năm vẫn có thêm 0,6% diện tích đất được phủ rừng.
Mặt khác, công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Các Vườn quốc gia và khu bảo tồn - là diện tích rừng tự nhiên có chất lượng vào loại tốt nhất - tăng nhanh về số lượng và diện tích. Đến nay, diện tích được bảo tồn đã đạt yêu cầu cần thiết mà các tổ chức môi trường quốc tế kêu gọi cần được khoanh lại để duy trì đa dạng sinh học (khoảng 8% tổng diện tích đất so với khuyến nghị 6-10%). Trong số 126 khu bảo tồn thiên nhiên (trong đó có 28 vườn quốc gia), nhiều khu đã được công nhận là di sản tự nhiên của thế giới, là khu dự trữ sinh quyển quốc tế và là di sản tự nhiên của ASEAN. Ngoài ra còn có hàng chục khu bảo tồn biển đang được Chính phủ xem xét phê duyệt. Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 sẽ có 11,6% diện tích tự nhiên được bảo tồn.
Kết luận thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới
Nghiên cứu thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới trong chương này cho thấy về mặt tăng trưởng, nền kinh tế nói chung và từng khu vực kinh tế nói riêng đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao so với trung bình của thế giới. Đặc biệt, quá trình tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đã diễn ra khá ổn định trong từng giai đoạn và hiện nay đang có xu hướng ổn định dần. Do vậy, quá trình tăng trưởng của nền kinh tế nước ta mang tính chất cơ cấu chứ không phải tình thế, tức là phụ thuộc vào những nhân tố cơ bản, nội tại của nền kinh tế và ít phụ thuộc vào các yếu tố bất thường. Cũng vì vậy mà trong xây dựng các mô hình dự báo tăng trưởng trung và dài hạn, có thể dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta theo xu thế tiềm năng.
Về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta, qua các nghiên cứu trên, có thể khẳng định hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường liên quan đến chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đều có những cải thiện rõ rệt trong thời kỳ đổi mới, trong đó nổi bật là nâng cao năng suất lao động xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước, chỉ số phát triển con người, công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển nhiều mặt xã hội khác... Một số chỉ tiêu khác được cải thiện song chưa rõ rệt như năng suất nhân tố tổng hợp, chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia, ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ, bảo vệ và phát triển tài nguyên, môi trường... Một số chỉ tiêu chưa được cải thiện, thậm chí giảm sút như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng chi phí trung gian...
Như vậy, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng có diễn biến trái chiều nhau nên để đánh giá chung, cần xây dựng một phương pháp tổng hợp chúng, tạo thành một chỉ tiêu chung.
Do vậy, để làm rõ thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua cũng như dự báo cho thời gian tới, trong chương tới đây, chúng tôi sẽ tập trung xây dựng, dự báo chỉ tiêu chung đánh giá chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.


[1] Gerald M. Meier (1995) "Leading Issues in Economic Development", Sixth Edition, Oxford University Press, p.164.

1 nhận xét:

  1. ôi blog toàn bài hay và hữu ích..nhất là số liệu mẫu..hì hì..vậy là có sân cho kinh tế lượng rồi..cảm ơn ADmin

    Trả lờiXóa