Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

(14) Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam

Bài viết cũ của tôi:
Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam
4) Nhóm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng gắn với phát triển xã hội
(1) Giáo dục (viết tắt là TH):
Để đánh giá chất lượng tăng trưởng thông qua phát triển sự nghiệp giáo dục, chúng tôi chọn chỉ tiêu tỷ lệ học sinh học xong chương trình tiểu học. Đây là chỉ tiêu được các tổ chức quốc tế sử dụng để đánh giá thành tựu đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ đến năm 2015.
Bảng 20: Đánh giá tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển xã hội (1990 = 100%)
Năm
Giá trị
Chỉ số phát triển
PTXH
TH
TT
HKN
VL
BD
TH
TT
HKN
VL
BD
1990
90,5
64,8
6,9
91,2
93,2
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100
1991
91,0
65,1
12,3
92,1
93,4
100,6
100,5
178,3
101,0
100,3
116,1
1992
91,4
65,5
17,6
92,9
93,7
101,0
101,1
255,1
101,9
100,5
131,9
1993
91,7
65,8
23,0
93,1
93,9
101,3
101,5
333,3
102,1
100,8
147,8
1994
92,1
66,2
28,4
93,2
94,2
101,8
102,2
411,6
102,2
101,1
163,8
1995
92,5
67,1
33,8
93,6
94,4
102,2
103,5
489,9
102,7
101,3
179,9
1996
92,9
66,9
39,1
94,1
94,7
102,7
103,2
566,7
103,2
101,6
195,5
1997
93,3
67,2
44,5
93,8
94,9
103,1
103,7
644,9
102,8
101,9
211,3
1998
93,6
67,6
50,0
93,2
95,2
103,4
104,3
724,6
102,1
102,1
227,3
1999
94,0
67,4
55,2
92,6
95,4
103,9
104,0
800,0
101,5
102,4
242,4
2000
94,7
67,8
60,6
93,6
95,7
104,6
104,6
878,3
102,6
102,7
258,6
2001
94,8
68,6
65,0
93,7
95,9
104,8
105,9
942,0
102,8
102,9
271,7
2002
95,2
69,0
71,0
94,0
96,2
105,2
106,5
1029,0
103,1
103,2
289,4
2003
95,5
69,3
78,0
94,2
96,4
105,5
106,9
1130,4
103,3
103,5
309,9
2004
95,9
69,7
81,9
94,4
96,7
106,0
107,6
1187,0
103,5
103,7
321,5
2005
96,3
70,0
83,3
94,7
96,9
106,4
108,0
1207,2
103,8
104,0
325,9
2006
96,5
70,8
84,5
95,2
97,2
106,6
109,3
1224,6
104,4
104,3
329,8
2007
97,1
71,1
85,2
95,4
97,4
107,3
109,8
1234,8
104,6
104,5
332,2
2008
97,4
71,5
86,9
95,5
97,7
107,6
110,3
1259,4
104,7
104,8
337,4
2009
97,8
71,8
88,4
95,6
97,9
108,1
110,8
1281,2
104,9
105,1
342,0
2010
98,2
72,2
90,0
95,8
98,1
108,5
111,4
1304,3
105,0
105,3
346,9
2011
98,6
72,5
91,1
95,9
98,4
109,0
111,9
1320,3
105,2
105,6
350,4
2012
99,0
72,9
92,2
96,0
98,6
109,4
112,5
1336,2
105,3
105,9
353,9
2013
99,3
73,2
93,2
96,2
98,9
109,7
113,0
1350,7
105,5
106,1
357,0
2014
99,7
73,6
94,1
96,3
99,1
110,2
113,5
1363,8
105,6
106,4
359,9
2015
100,0
73,9
95,0
96,4
99,4
110,5
114,1
1376,8
105,8
106,7
362,8
Trên cơ sở các thông tin thu được từ nhiều nguồn khác nhau, chúng tôi đã xây dựng bộ số liệu và ước lượng phương trình xác định chỉ tiêu này. Số liệu dự báo đến năm 2015 cho thấy tỷ lệ học sinh học xong chương trình tiểu học ở nước ta sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới; năm 2010 sẽ đạt 98,2% và đặc biệt năm 2015 sẽ đạt 100%. Khi đạt được tỷ lệ 100% năm 2015 thì trình độ giáo dục xét theo chuẩn này của nước ta sẽ tương đương với Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia vào thời điểm hiện nay.
(2) Phát triển sự nghiệp y tế (viết tắt là TT):
Thước đo đóng góp của công tác y tế vào chất lượng tăng trưởng kinh tế thường được sử dụng chỉ tiêu tuổi thọ trung bình của một người dân. Dự báo xu thế theo mô hình cho thấy tuổi thọ trung bình của một người dân nước ta sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới; cụ thể từ 71,5 tuổi năm 2008 lên 72,2 tuổi năm 2010 và 73,9 tuổi vào năm 2015.
Như vậy, đến năm 2015, tuổi thọ trung bình của một người dân nước ta sẽ tương đương với Trung Quôc và Malaixia vào thời điểm hiện nay. Tuy nhiên nếu so với các nước phát triển hơn tại thời điểm hiện nay thì đến năm 2015, tuổi thọ trung bình của một người dân nước ta vẫn kém xa so với Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Brunay vì tuổi thọ trung bình của một người dân các nước này hiện nay đều vượt mức 78 tuổi.
(3) Tăng trưởng và mức sống tối thiểu của người dân (viết tắt là HKN)
Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng tăng trưởng gắn với cải thiện đời sống tối thiểu của người dân là tỷ lệ hộ nghèo. Tuy nhiên, biến động của chỉ tiêu này ngược chiều với chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng vì khi tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống thì chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế tăng lên.
Do vậy, để thuận tiện cho việc đánh giá, dự báo, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu ngược của chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo; đó là dùng chỉ tiêu tỷ lệ hộ không nghèo, được xác định bằng cách lấy 100% trừ đi tỷ lệ hộ nghèo.
Do chuẩn nghèo của nước ta đã nhiều lần thay đổi nên để xây dựng chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo cho giai đoạn từ năm 1990 đến nay, chúng tôi đã xây dựng song song các số liệu tỷ lệ hộ nghèo cho cùng một năm hoặc một số năm trong cùng một giai đoạn có số liệu. Trên cơ sở đó, chúng tôi ước lượng các hệ số quy đổi cho từng thời kỳ, từ đó quy đổi tất cả các số liệu về tỷ lệ hộ nghèo theo các chuẩn khác nhau về cùng một chuẩn năm 2006 áp dụng cho thời kỳ kế hoạch 5 năm 2006-2010. Bước tiếp theo là lấy 100% trừ đi tỷ lệ hộ nghèo để xác định tỷ lệ hộ không nghèo. Kết quả tính toán được nêu trong bảng 20 (cột 4).
Dự báo tỷ lệ hộ không nghèo được xác định theo xu thế; kết quả dự báo cho thấy tỷ lệ hộ không nghèo sẽ tăng từ 86,9% năm 2008 lên 90% năm 2010 và 95% năm 2015. Như vậy, đến năm 2015, ở nước ta sẽ chỉ còn khoảng 5% hộ nghèo.
Do tốc độ giảm nghèo của nước ta trong thời kỳ đổi mới rất nhanh nên đóng góp của việc giảm nghèo vào chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng kinh tế là rất lớn. Qua đây càng khẳng định một trong những nhân tố quan trọng nhất làm tăng chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới là công tác giảm nghèo.
(4) Tăng trưởng kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động (viết tắt là VL)
Chỉ tiêu phổ biến để đánh giá chất lượng tăng trưởng thông qua tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động là tỷ lệ không có việc làm của người lao động thành thị, theo đó tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tăng trưởng càng cao. Tuy nhiên, vì biến động của chỉ tiêu này ngược chiều với chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng nên để thuận lợi cho tính toán, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu tương ứng là tỷ lệ người lao động ở thành thị có việc làm. Chỉ tiêu mới này được xác định bằng cách lấy 100% trừ đi tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị.
Số liệu tính toán được trình bày trong bảng 20. Trên cơ sở các số liệu quá khứ, chúng tôi đã xây dựng mô hình dự báo cho giai đoạn đến năm 2015. Kết quả cho thấy tỷ lệ người lao động ở thành thị có việc làm sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới mặc dù tốc độ sẽ chậm lại; cụ thể từ 95,5% năm 2008 lên 95,8% năm 2010 và 96,4% năm 2015. Như vậy, đến năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị sẽ giảm xuống còn 3,4% là mức thấp nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại ở nước ta.
(5) Tăng trưởng kinh tế và dân chủ, bình đẳng (viết tắt là BD)
Tương tự như trong phân tích ở đầu chương, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ gái so với trai được học ở cấp tiểu học. Đáng tiếc là thông tin về tỷ lệ này ở nứơc ta còn quá thiếu nên chúng tôi tạm sử dụng số liệu một số năm đã biết để hồi quy và phân tích. Kết quả được trình bày trong bảng 20 cho thấy có thể sử dụng được. Thực tế ở nước ta, do chính sách bình đẳng giới được nhà nước thực hiện ngay từ khi mới giành được độc lập năm 1945 nên không có chênh lệch lớn về học tiểu học giữa nam và nữ.
Dự báo cho thấy tỷ lệ nữ/nam được học ở cấp tiểu học sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới mặc dù tốc độ chậm vì hiện tỷ lệ này đã rất cao. Cụ thể, tỷ lệ này sẽ tăng từ  97,7% năm 2008 lên 98,1% năm 2010 và 99,4% vào năm 2015. Như vậy, đến năm 2015, trình độ dân chủ, bình đẳng trong giáo dục tiểu học ở nước ta vẫn chưa đạt 100%, tức là thấp hơn một số nước xung quanh vào thời điểm hiện nay.
(6) Chỉ tiêu chung đánh giá chất lượng tăng trưởng thông qua các chỉ tiêu phát triển xã hội (viết tắt là PTXH):
Tương tự như tính toán hiệu quả sử dụng chung các nguồn lực và chỉ tiêu chung đánh giá năng lực cạnh tranh và tính ổn định trong tăng trưởng của nền kinh tế, chỉ tiêu chung đánh giá chất lượng tăng trưởng thông qua các chỉ tiêu phát triển xã hội được tính bằng trung bình với trọng số bằng nhau của 5 chỉ số (năm 1990 là năm gốc) của 5 chỉ tiêu thành phần. Kết quả tính toán được trình bày trong cột cuối cùng của bảng 20 (chỉ tiêu PTXH).
Kết quả tính toán cho thấy trong thời kỳ đổi mới chúng ta đã thu được những thành tựu rất to lớn trong sự nghiệp phát triển xã hội. Lấy năm 1990 làm gốc thì có thể thấy năm 1995, chỉ tiêu tổng hợp phát triển xã hội tăng thêm 80%, năm 2000 tăng thêm 159%, năm 2005 tăng thêm 226%.
Dự báo qua mô hình cho thấy chỉ tiêu tổng hợp phát triển xã hội sẽ tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới, song tốc độ chậm lại đáng kể do nhiều lĩnh vực đã đến mức giới hạn. Ví dụ tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đến mức rất thấp nên tốc độ giảm sẽ chậm lại. Một số chỉ tiêu khác về giáo dục, y tế cũng đã rất cao.
Lấy năm 1990 làm gốc thì có thể thấy năm 2010, chỉ tiêu tổng hợp phát triển xã hội tăng thêm 247%, năm 2015 tăng thêm 263%.
5) Nhóm chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng gắn với bảo vệ, phát triển tài nguyên, môi trường
(1) Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước đảm bảo vệ sinh (NS)
Tương tự như nhiều chỉ tiêu xã hội, các chỉ tiêu về bảo vệ, phát triển tài nguyên, môi trường cũng được cải thiện rất đáng kể trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, nổi bật là chỉ tiêu tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước đảm bảo vệ sinh.
Bảng 21: Đánh giá tăng trưởng kinh tế gắn với
bảo vệ, phát triển tài nguyên, môi trường (1990 = 100%)

Năm
Giá trị
Chỉ số phát triển
BVMT
NS
CT
DR
NS
CT
DR
1990
20,7
60
27,2
100,0
100,0
100,0
100
1991
23,5
61
27,7
113,5
101,7
101,7
105,6
1992
26,2
62
28,3
127,0
103,3
104,1
111,5
1993
29,0
63
29,0
140,5
105,0
106,5
117,3
1994
31,8
64
29,6
154,0
106,7
108,9
123,2
1995
34,6
65
30,3
167,5
108,3
111,3
129,1
1996
37,4
66
30,9
181,1
110,0
113,7
134,9
1997
40,2
67
31,6
194,6
111,7
116,1
140,8
1998
43,0
68
32,2
208,1
113,3
118,5
146,6
1999
45,8
69
32,9
221,6
115,0
120,9
152,5
2000
48,6
70
33,2
235,1
116,7
122,1
157,9
2001
51,4
71
34,2
248,6
118,3
125,7
164,2
2002
54,2
72
34,8
262,1
120,0
128,1
170,1
2003
57,0
73
35,5
275,6
121,7
130,5
175,9
2004
59,7
74
36,1
289,1
123,3
132,9
181,8
2005
62,3
75
36,8
301,5
125,0
135,3
187,2
2006
65,6
76
37,4
317,5
126,7
137,6
193,9
2007
69,6
77
38,1
336,8
128,3
140,0
201,7
2008
70,9
78
38,7
343,2
130,0
142,4
205,2
2009
73,7
79
39,4
356,7
131,7
144,8
211,1
2010
76,5
80
40,0
370,2
133,3
147,2
216,9
2011
79,3
81
40,7
383,7
135,0
149,6
222,8
2012
82,1
82
41,3
397,2
136,7
152,0
228,6
2013
84,9
83
42,0
410,7
138,3
154,4
234,5
2014
87,7
84
42,6
424,2
140,0
156,8
240,3
2015
90,4
85
43,3
437,7
141,7
159,2
246,2

  Số liệu trong bảng 21 cho thấy tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước đảm bảo vệ sinh đã liên tục tăng lên trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Do xu thế này, có thể xây dựng mô hình dự báo cho giai đoạn từ nay đến năm 2015 (xem phụ lục).
Kế quả tính toán qua mô hình cho thấy tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước đảm bảo vệ sinh sẽ tiếp tục tăng lên khá nhanh trong giai đoạn tới; cụ thể từ 70,9% năm 2008 lên 76,5% năm 2010 và 90,4% năm 2015.
(2) Tỷ lệ chất thải nguy hiểm được xử lý (CT)
Số liệu, thông tin về tỷ lệ chất thải nguy hiểm được xử lý ở nước ta còn rất ít và mới được thu thập, tính toán trong những năm gần đây. Vì vậy, chúng tôi không có đủ số liệu tối thiểu để xây dựng mô hình nhằm mục tiêu dự báo.
Tuy nhiên, như trong chương 3 đã phân tích, công tác này đã được thực hiện từ lâu ở nước ta do đòi hỏi của cuộc sống mặc dù chúng ta chưa thu thập được các số liệu thống kê. Trong những năm đầu đổi mới, với một nền kinh tế chủ yếu là thuần nông, quy mô chất thải nguy hiểm cần được xử lý không nhiều nên có thể nói tỷ lệ chất thải nguy hiểm được xử lý của nước ta vẫn có thể đạt trên 50%.
Vì vậy, với số liệu ít ỏi thông tin, số liệu của những năm đầu thế kỷ 21, chúng tôi tạm ước lượng một phương trình để từ đó xây dựng kịch bản về tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị (xem phụ lục). Kết quả tính toán từ mô hình cho thấy tỷ lệ chất thải nguy hiểm được xử lý ở nước ta có thể bắt đầu là 60% vào năm 1990 và hàng năm tăng đều đặn 1%; đến năm 2000 đạt 70% đúng như số liệu sử dụng trong báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ. Đặc biệt, số liệu ước tính theo mô hình cho những năm gần đây đều phù hợp với số liệu đang sử dụng chính thống.
Do đó, chúng tôi xây dựng kịch bản cho giai đoạn từ nay đến năm 2015 là mỗi năm tỷ lệ chất thải nguy hiểm được xử lý sẽ tăng thêm 1% để đến năm 2010 đạt 80% và năm 2015 đạt 85%. Ngoài phương án tăng trưởng theo xu thế này, có thể dự kiến một số kịch bản tích cực hơn do hiện nay việc xử lý chất thải nguy hiểm đã được dư luận và chính phủ chú ý nhiều hơn.
(3) Tỷ lệ đất tự nhiên được che phủ rừng (DR)
Số liệu về tỷ lệ đất tự nhiên được che phủ rừng tương đối phong phú trong nhiều tài liệu. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật về thông tin này là số liệu thường khác nhau. Căn cứ tính lô gíc và tương quan của các số liệu, chúng tôi đã chọn ra số liệu đáng tin cậy nhất của 11 năm để đưa vào xây dựng mô hình dự báo. Kết quả hoàn toàn chấp nhận được (xem phụ lục).
Dự báo tỷ lệ đất tự nhiên được che phủ rừng sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới, từ 38,7% năm 2008 lên 40% năm 2010 và 43,3% năm 2015 (xem bảng 21). Tỷ lệ đất tự nhiên được che phủ rừng tăng lên sẽ đóng góp làm chất lượng tăng trưởng kinh tế tăng lên.
(4) Chỉ tiêu chung đánh giá chất lượng tăng trưởng thông qua các chỉ tiêu bảo vệ, phát triển tài nguyên, môi trường (viết tắt là BVMT):
Chỉ tiêu chung đánh giá chất lượng tăng trưởng thông qua các chỉ tiêu bảo vệ, phát triển tài nguyên, môi trường được tính bằng trung bình với trọng số bằng nhau của 3 chỉ số (năm 1990 là năm gốc) của 3 chỉ tiêu thành phần là tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước đảm bảo vệ sinh, tỷ lệ chất thải nguy hiểm được xử lý và tỷ lệ đất tự nhiên được che phủ rừng. Kết quả tính toán được trình bày trong cột cuối cùng của bảng 21 (chỉ tiêu BVMT).
Kết quả tính toán cho thấy trong thời kỳ đổi mới chúng ta đã thu được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, phát triển tài nguyên môi trường. Tuy nhiên những kết quả này kém ấn tượng hơn nhiều so với phát triển lĩnh vực xã hội. Lấy năm 1990 làm gốc thì có thể thấy năm 1995, chỉ tiêu tổng hợp bảo vệ, phát triển tài nguyên môi trường tăng thêm 29%, năm 2000 tăng thêm 58%, năm 2005 tăng thêm 87%.
Dự báo qua mô hình cho thấy chỉ tiêu tổng hợp bảo vệ, phát triển tài nguyên môi trường sẽ tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng vẫn khá cao chứng tỏ đây là lĩnh vực được quan tâm đặc biệt. Lấy năm 1990 làm gốc thì có thể thấy năm 2010, chỉ tiêu tổng hợp phát triển xã hội tăng thêm 117%, năm 2015 tăng thêm 146%.
Xem xét mức đóng góp vào thành tựu chung của ba chỉ tiêu thành phần, có thể thấy chỉ tiêu tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước đảm bảo vệ sinh có đóng góp lớn nhất, tiếp đến là chỉ tiêu tỷ lệ đất tự nhiên được che phủ rừng dù mức đóng góp của chỉ tiêu thứ 2 này thấp hơn chỉ tiêu đầu rất lớn. Rõ ràng đây là hai lĩnh vực được Nhà nước ta rất quan tâm trong thời gian qua. Riêng chỉ tiêu thứ 3, tỷ lệ chất thải nguy hiểm được xử lý, có mức đóng góp rất khiêm tốn.

II- Dự báo chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng tổng hợp và đánh giá chung
Trong mục trên, chúng ta đã xây dựng, tính toán các chỉ tiêu thành phần của chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng tổng hợp, đồng thời dự báo giá trị của chúng đến năm 2015. Các chỉ tiêu thành phần này gồm:
(1) Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)
(2) Hiệu quả sử dụng các nguồn lực (HQNL)
(3) Năng lực cạnh tranh (NLCT)
(4) Phát triển xã hội (PTXH)
(5) Bảo vệ, phát triển tài nguyên, môi trường (BVMT)
Trong mục này, chúng ta sẽ tính toán, dự báo trực tiếp chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế nước ta. Bước đầu tiên là xây dựng chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế nước ta, cụ thể như sau:
1) Chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế nước ta
Theo phương pháp luận xây dựng trong chương III, chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế nước ta được tính toán bằng cách lấy trung bình trọng số của 5 chỉ tiêu thành phần nêu trên, với trọng số như nhau là 20%.
Căn cứ vào các kết quả tính toán các chỉ tiêu thành phần nêu trên, chúng ta tính toán chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng tổng hợp và trình bày trong bảng 22 dưới đây.
Bảng 22: Đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế (1990 = 100%)

Năm
TFP
HQNL
NLCT
PTXH
BVMT
CLTT
Tốc độ tăng trưởng CLTT
1990
100
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0

1991
200
105,9
145,3
116,1
105,6
134,6
34,6
1992
300
113,9
127,4
131,9
111,5
156,9
16,6
1993
500
100,0
102,4
147,8
117,3
193,5
23,3
1994
600
103,3
164,1
163,8
123,2
230,9
19,3
1995
700
108,3
112,8
179,9
129,1
246,0
6,6
1996
620,2
109,3
129,7
195,5
134,9
237,9
-3,3
1997
478,6
105,0
126,4
211,3
140,8
212,4
-10,7
1998
-139,0
99,5
149,0
227,3
146,6
96,7
-54,5
1999
-393,6
96,8
130,7
242,4
152,5
45,8
-52,7
2000
394,8
104,9
143,2
258,6
157,9
211,9
363,0
2001
341,6
106,2
139,3
271,7
164,2
204,6
-3,4
2002
384,2
107,3
145,0
289,4
170,1
219,2
7,1
2003
549,4
107,9
147,0
309,9
175,9
258,0
17,7
2004
577,0
111,1
152,6
321,5
181,8
268,8
4,2
2005
568,4
116,4
162,4
325,9
187,2
272,1
1,21
2006
568,4
120,4
165,7
329,8
193,9
275,6
1,32
2007
568,4
124,6
168,9
332,2
201,7
279,2
1,28
2008
568,4
128,6
173,8
337,4
205,2
282,7
1,26
2009
568,4
132,3
178,8
342,0
211,1
286,5
1,36
2010
568,4
136,3
182,7
346,9
216,9
290,2
1,30
2011
568,4
141,6
186,6
350,4
222,8
294,0
1,28
2012
568,4
146,0
190,6
353,9
228,6
297,5
1,20
2013
568,4
150,7
194,7
357,0
234,5
301,1
1,20
2014
568,4
155,7
198,7
359,9
240,3
304,6
1,18
2015
568,4
161,0
202,9
362,8
246,2
308,3
1,20

Kết quả tính toán cho thấy chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đã tăng lên rất mạnh và liên tục trong nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Nếu lấy năm 1990 làm gốc (100%) thì chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta năm 1995 đã tăng lên tới 246%; đây là mức cao kỷ lục trong thập kỷ 90. Hai năm nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng chất lượng tăng trưởng cao nhất là năm 1991 và 1993.
Tuy nhiên từ năm 1996, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đã giảm xuống liên tục và rất nhanh. Hai năm chất lượng tăng trưởng giảm cực mạnh (giảm 54% mỗi năm) là các năm 1998-1999, trùng hợp với khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Đến năm 1999, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta giảm chỉ còn chưa đầy một nửa so với năm 1990, tức là thành quả xây dựng gần 10 năm hầu như bị xoá bỏ. Đây là một bài học đau xót khi để chất lượng tăng trưởng giảm mạnh.
Đáng mừng là ngay sau bước suy giảm trầm trọng, năm 2000, với những điều kiện trong nước và quốc tế thuận lợi hơn (nhất là giá dầu mỏ thế giới tăng cao và kinh tế thế giới phục hồi mạnh mẽ) và những chính sách hợp lý của Đảng và Nhà nước, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đã nhanh chóng được phục hồi, lên đến 212% so với năm 1990 và tăng 263% so với năm 1999.
Trong những năm gần đây, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng lên song với tốc độ tăng chậm dần. Nguyên nhân chủ yếu là các chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng thuộc lĩnh vực kinh tế tăng trưởng chậm lại. Theo các số liệu trong bảng 22, có thể phân tích riêng rẽ tác động của từng chỉ tiêu thành phần tới chất lượng tăng trưởng chung của nền kinh tế nước ta.
2) Dự báo chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế nước ta
Dự báo chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 được xây dựng từ dự báo chất lượng tăng trưởng của các chỉ tiêu thành phần. Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 22.
Kết quả tính toán cho thấy trong những năm tới, chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục tăng lên, trong đó giai đoạn 2008-2010 tăng 1,3%/năm; giai đoạn 2011-2015 tăng 1,2%/năm. Đây là những tốc độ tăng trưởng rất thấp so với các giai đoạn trước (giai đoạn 1991-1995 là 20%/năm; giai đoạn 1996-2000 là 48,4%; giai đoạn 2001-2005 là 5,4%). Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống chính sách phát triển ở nước ta trong giai đoạn tới để nâng cao tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng tổng hợp của nền kinh tế nước ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét