Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

(3) MÔ HÌNH HOÁ KINH TẾ LƯỢNG Ở NƯỚC TA VÀ KINH NGHIỆM (phần 3)

Bài giảng về Mô hình hóa kinh tế tại Dự án Việt Nam - Canada và tại Bộ Tài chính năm 1999-2002:
MÔ HÌNH HOÁ KINH TẾ LƯỢNG
3. SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐỂ PHÂN TÍCH, DỰ BÁO:

Các mô hình thường được sử dụng để:

1.Phân tích các dây truyền quan hệ nhân quả trong nền kinh tế. Ví dụ khi phá giá thì chính sách đó sẽ tác động đến nền kinh tế qua các khâu nào, độ trễ ra sao.

2. Mô phỏng các nhân tử. Ví dụ tăng 1% tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP thì làm tăng trưởng GDP mấy phần trăm, giá tăng mấy phần trăm, cung tiền tệ thay đổi thế nào...

3. Mô phỏng để đánh giá hiệu quả của các chính sách đã áp dụng trong quá khứ. Ví dụ mô phỏng để đánh giá hiệu quả của chính sách kiểm tra tiền tệ chặt và thả nổi tỷ giá các năm 1989-1991, hoặc mô phỏng đánh giá hiệu quả chính sách đồng tiền mạnh áp dụng năm 1992.

4. Dự báo tương lai theo phương án trung bình.

5. Dự báo tương lai theo các kịch bản thay đổi chính sách. Ví dụ dự báo năm 2001-2002 khi vừa tăng lương tối thiểu lên 250 nghìn, vừa phá giá tiền tệ 30%, vừa đưa tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP năm 2001 lên 6%.



3. SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐỂ PHÂN TÍCH, DỰ BÁO:
Các mô hình thường được sử dụng để:
Phân tích các dây truyền quan hệ nhân quả trong nền kinh tế. Ví dụ khi phá giá thì chính sách đó sẽ tác động đến nền kinh tế qua các khâu nào, độ trễ ra sao.
Mô phỏng các nhân tử. Ví dụ tăng 1% tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP thì làm tăng trưởng GDP mấy phần trăm, giá tăng mấy phần trăm, cung tiền tệ thay đổi thế nào...
Mô phỏng để đánh giá hiệu quả của các chính sách đã áp dụng trong quá khứ. Ví dụ mô phỏng để đánh giá hiệu quả của chính sách kiểm tra tiền tệ chặt và thả nổi tỷ giá các năm 1989-1991, hoặc mô phỏng đánh giá hiệu quả chính sách đồng tiền mạnh áp dụng năm 1992.
Dự báo tương lai theo phương án trung bình.
Dự báo tương lai theo các kịch bản thay đổi chính sách. Ví dụ dự báo năm 2001-2002 khi vừa tăng lương tối thiểu lên 250 nghìn, vừa phá giá tiền tệ 30%, vừa đưa tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP năm 2001 lên 6%.
Giới thiệu các kết quả của mô hình:
Không sai số, rõ ràng, dễ nhìn, có tính giáo trình, phục vụ nhiều loại đối tượng
Kỹ thuật dùng bảng, biểu, đồ thị...



Phân tích các dây truyền quan hệ
nhân quả trong nền kinh tế: Nhìn mô hình.
Phân tích các vòng xoáy sản xuất đầu tư tiêu dùng và giá cả, giá lương tiền và tỷ giá, thâm hụt ngân sách – cung ứng tiền tệ...
Mô hình quý 88-93 cho phép rút ra kết luận: Tăng tín dụng cho khu vực DNNN -à Tăng tỷ lệ thâm hụt ngân sách -à tăng cung ứng tiền tệ -à đồng tiền Việt nam mất giá so với ngoại tệ --à lạm phát tăng --à lại phải tăng tín dụng...
Quá trình này mở ra vòng xoáy khuyếch đại lạm phát 1989-91 và vòng xoáy thu hẹp lạm phát năm 1992-1993.



Kỹ thuật mô phỏng ex-ante:
Mô phỏng mô hình khi giá trị của các biến ngoại sinh chưa được biết.
Mô hình: Yt(p) = a.Y(t-1)(p) + b. Xt(p) + et(p)
mô phỏng là thay các giá trị đã biết vào vế phải, giải ra vế trái.
Can thiệp vào mô phỏng qua 3 cách:
 - Thay đổi các xt(p) : dự báo biến ngoại sinh
 - Thay đổi et(p): dự báo thay đổi sai số
  - Xác định 1 vùng mong muốn của Yt, rồi tìm X và e để giải ra Yt.
Cách làm:
- e được chọn ngẫu nhiên hoặc theo xu thế, hoặc bằng không.
- X được chọn theo dự báo hoặc kịch bản.
- Chọn khoảng thời gian mô phỏng: Ví dụ 2001-2003
- Chạy mô hình:
Nếu hệ phần mềm cũ thì phải đặt tên cho những biến dự báo.
Nay EVIEWS: Hệ tự động sinh ra biến có đuôi f là biến dự báo.


Phân tích nhân tử:
Nhân tử đo lường ảnh hưởng của sự thay đổi 1 đơn vị biến ngoại sinh lên các biến nội sinh.
Khi x tăng thêm Dx thì y tăng thêm Dy. Khi đó nhân tử là:
M = Dy / Dx
Kỹ thuật mô phỏng có ưu điểm là cho phép xác định ảnh hưởng của biến ngoại sinh lên bất kỳ biến nội sinh nào một cách có hệ thống.
Kết quả mô phỏng nhân tử - kết quả mô phỏng trung bình = ảnh hưởng tăng, giảm tuyệt đối.
Chia số trên cho kết quả mô phỏng trung bình, có ảnh hưởng tính theo giá trị tương đối
Có ba loại nhân tử:
- Nhân tử đồng thời: Hiệu quả xảy ra ngay trong năm áp dụng
- Nhân tử động trong thời kỳ vài năm
- Nhân tử toàn cục: Hiệu quả tính đến vô hạn (để dự báo cứ thế này thì sẽ dẫn đến khủng ôảng kinh tế như thế nào. Mục tiêu là phát hiện rất sớm những sai lầm cơ cấu).
Kinh nghiệm:
Sử dụng cả ba loại nhân tử.
Chọn một số biến ngoại sinh quan trọng nhất làm biến công cụ để mô phỏng tác động của tăng giảm 1%, 1000 đơn vị....

Công thức tính trong trường hợp mô hình tuyến tính: dễ
Khi mô hình phi tuyến:
 + Tuyến tính hoá
 + Mô phỏng bằng cách giải hệ phương trình phi tuyến



Ví dụ mô phỏng nhân tử trên máy tính:
Mô hình quý phân tích lạm phát năm 1994:
8 biến công cụ:
- Hạ 1 điểm tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP
- Tăng lãi suất tiết kiệm 1/2 điểm
- Tăng lãi suất cho vay 1/2 điểm
- Tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng thêm 1 điểm
- Tiền lương thực tế tăng thêm 1%
- Nhập khẩu tăng thêm 1%
- Giá nhập khẩu tăng thêm 0,5%
- Dự trữ quốc tế tăng thêm 10 triệu USD
Mỗi mô phỏng cho một bảng kết quả ảnh hưởng tới các chỉ tiêu quan trọng nhất.
Bảng so sánh, tổng hợp ảnh hưởng của 8 công cụ trên đối với lạm phát
Kết luận: Để giảm lạm phát, vai trò của:
- Tăng lãi suất tiết kiệm và tăng dự trữ quốc tế là quan trọng nhất, trong đó:
    + Hiệu quả của tăng lãi suất mang tính tích luỹ, kéo dài
    + Hiệu quả của tăng dự trữ bắt buộc chỉ tức thời.
- Chính sách tăng lãi suất cho vay và nhập khẩu đứng thứ 2
- Hạ giá nhập khẩu có vai trò hạng 3
- Giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách và tiền lương thực tế: hạng 4
- Tăng trưởng GDP có ảnh hưởng yếu nhất tới làm giảm lạm phát
  Khuyến nghị chính sách


Mô phỏng để đánh giá hiệu quả của các chính sách đã áp dụng trong quá khứ:
Chính sách năm 1989:
Giả sử các chính sách năm 1989 tiếp tục theo xu thế năm 1988 (chứ không phải những chính sách mới đã áp dụng vào năm 1989):

- Lãi suất tiết kiệm: 4,5%/ tháng
- Lãi suất cho vay: 3,5%/tháng
- Tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP: 8,3%
- Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 5,15%
- Nhập khẩu: tăng theo tốc độ như năm 1988
- Dự trữ quốc tế: tăng theo tốc độ như năm 1988...

Đưa giá trị các biến ngoại sinh vào mô phỏng, tìm ra hiệu quả gộp của các chính sách áp dụng năm 1989 với lạm phát và các chỉ tiêu khác cho đến năm 1993.
Làm tương tự đối với các năm 1990, 1992 và 1993.

Mô phỏng để đánh giá hiệu quả của 1 chính sách đặc thù đã áp dụng trong quá khứ:
Ví dụ mô phỏng để đánh giá hiệu quả của chính sách kiểm tra tiền tệ chặt và thả nổi tỷ giá các năm 1989-1991, hoặc mô phỏng đánh giá hiệu quả chính sách đồng tiền mạnh áp dụng năm 1992.
Chính sách kiểm tra tiền tệ chặt và thả nổi tỷ giá năm 1989:
- Đưa biến tăng trưởng tiền tệ thành ngoại sinh, tỷ giá thả nổi: nội sinh
- Giả sử tốc độ tăng trưởng tiền tệ từ quý 2/89 đến cuối năm 1989 cao như các quý tương ứng của năm 1988.
- Mô phỏng trên mô hình
- Kết luận: Hiệu quả cao đối với giảm phát. Nếu so sánh với kết quả của việc áp dụng tất cả các chính sách mô phỏng ở trên thì thấy chính sách thắt chặt tiền tệ đóng vai trò quyết định để giảm lạm phát trong 3 năm 1989-1991, nhưng vai trò giảm mạnh trong các năm 1992-1993...



Chính sách đồng tiền mạnh năm 1992:
Từ tháng 1/92, chính phủ can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối và đưa tỷ giá từ 14300 đ/USD lên 10200 đồng/USD.
Để mô phỏng hiệu quả của chính sách này, tỷ giá được xem là ngoại sinh. Cung tiền tệ trở thành nội sinh.
Giả sử tốc độ phá giá năm 1992 tương đương với năm 1991
Chạy mô hình
Kết luận: Nếu năm 1992, không áp dụng chính sách đồng tiền mạnh, tiếp tục để tỷ giá tăng 60%, thì lạm phát hai năm 1992-93 tăng 115%/ năm so với mức lạm phát thực tế.


Dự báo tương lai
Đây là chức năng vào loại quan trọng nhất của kỹ thuật MHH.
Nguyên tắc: Xây dựng các giả thuyết liên quan tới tương lai, giải mô hình và tìm ra các dự báo
So với dự báo thông thường của các chuyên gia thì loại dự báo dựa trên mô hình có những thế mạnh:
- Đảm bảo sự khớp nhau trong các tính toán cân bằng
- Cho phép tính đến không hạn chế các cơ chế liên hệ phụ thuộc
- Công thức hoá các quan hệ kinh tế, cho phép người khác có thể theo dõi và kiểm tra cách suy luận, tính toán
- Cho kết quả tức thời và chính xác nhờ máy tính
- Thích nghi tức khắc với thay đổi lý thuyết, công thức
- So sánh được với các mô hình khác, tạo ra nhiều cách khách quan trong mô tả hiện tượng kinh tế



Quy trình xây dựng các dự báo:
- Dự báo các biến ngoại sinh
- Dự báo các sai số
- Xây dựng các kịch bản phát triển
- Sử dụng mô hình để tính giá trị các biến nội sinh
- Phân tích kết quả, lựa chọn phương án dự báo hợp lý nhất



Dự báo các biến ngoại sinh:
 - Dự báo các biến ngoại sinh thuần tuý
 - Dự báo các biến ngoại sinh chính sách
Các phương pháp:
  - Dự báo theo các mô hình toán học khác: Ta hay làm
  - Dự báo theo ý kiến chuyên gia: ít làm vì không có tiền trả
  - Ngoại suy theo xu thế: Ta hay làm đối với các biến không quan trọng
     + Theo phương pháp kinh tế lượng
     + Theo phương pháp dự báo thích nghi: Box Jenkin
Xây dựng các kịch bản về phát triển tương lai của các biến ngoại sinh:
  Kịch bản nền hay kịch bản trung tâm
  Kịch bản bi quan
  Kịch bản lạc quan


Dự báo các sai số
Rất phức tạp vì phải nghiên cứu quy luật dao động của chúng
Thực tế:
- Cho các sai số bằng không nếu sai số của biến đó thấp
     - Cố xây dựng sai số cho một số biến quan trọng căn cứ vào 1 quy luật biến động theo xác suất ngẫu nhiên nào đó.



Xây dựng các kịch bản phát triển
Có hai loại kịch bản:
 -  Kịch bản dự báo
 -  Kịch bản với những giả định thay đổi một số yếu tố đầu vào (variants)
Kịch bản dự báo: Chỉ quan tâm tới kết quả tuyệt đối, tức là xem xét tiến triển tương lai của các cân bằng kinh tế trên cơ sở một tập hợp các giả thuyết cho là có lý.
Kết quả mô phỏng sẽ cho một quỹ đạo phát triển trong tương lai
Có nhiều kịch bản dự báo khác nhau
Kịch bản variants: Xuất phát từ một mô phỏng cơ sở, đo độ nhạy cảm của cân bằng kinh tế khi thay đổi các giả thuyết.
Kết quả mô phỏng sẽ cho so sánh hai quỹ đạo phát triển trong tương lai.           



Kịch bản dự báo:
 - Kịch bản dự báo xu thế: Đưa vào các giả thuyết được coi là dễ xảy ra nhất (khi làm 1 kịch bản duy nhất) hoặc 1 tập hợp các giả thuyết có thể nhất
  Kịch bản này nên do các chuyên gia bên ngoài lĩnh vực mô hình hoá thiết lập
  Ví dụ giả thuyết về tiến triển dân số và thay đổi cơ cấu nên do các nhà nhân khẩu học làm và đưa ra.
- Kịch bản dự báo chuẩn: Đòi hòi các kết quả mô phỏng phải tôn trọng một số ràng buộc, nhất là đạt được một số mục tiêu nào đó của chính phủ
  Ví dụ phải sớm cân bằng ngoại thương hoặc ngân sách, phải sớm hạ được tỷ lệ lạm phát...
  Các ràng buộc này ảnh hưởng rất lớn tới xây dựng các giả thuyết, ví dụ phải đề cao chính sách xoá bù lỗ cho khu vực DNNN
Kinh nghiệm: Mâu thuẫn giữa nhiều mục tiêu dễ dẫn đến mô hình không có lời giải.
Kỹ thuật: phức tạp, nên xác định lời giải theo một phương pháp xấp xỉ nào đó.
Ví dụ nếu muốn cân bằng ngân sách nhờ giảm trợ cấp cho khu vực DNNN, thì rất khó thay đổi các phương trình trong mô hình để có giải thích được vai trò của chính sách này. Để xử lý, nên ước tính bên ngoài mô hình một mức giảm trợ cấp xấp xỉ cần thiết; đưa vào khối chi ngân sách phần tiết kiệm này; chạy mô hình xem kết quả có đạt không. Nếu không thì lại điều chỉnh vòng hai để sai số ngày càng ít đi.


Kinh nghiệm sử dụng mô hình một phương trình hay mô hình có nhiều phương trình ?

Năm 1992, khi xây dựng mô hình phân tích vai trò của đầu tư nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế, chúng tôi thấy có vấn đề về lựa chọn số phương trình trong mô hình. Trước hết, về quan điểm lý thuyết, có nhiều lý thuyết đề cao vai trò của luồng vốn này tới tăng trưởng kinh tế. Với các số liệu khu vực đông nam á, nếu giả thiết toàn bộ luồng vốn nước ngoài đem vào là để đầu tư và hệ số ICOR không đổi thì người ta đã chứng minh rằng đầu tư nước ngoài có tác động tốt tới tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, lại có một số lý thuyết và số liệu thực tế phản bác lại: Do có nguồn vốn nước ngoài, các chính phủ thường giảm những cố gắng thu thuế, tăng chi tiêu dùng chính phủ và tự do hoá nhập khẩu (để thu hút vốn nước ngoài); kết quả là tỷ lệ tiết kiệm nội địa giảm đi. Mặt khác, vốn nước ngoài cũng có thể làm giảm hiệu quả kinh tế do nhập khẩu những kỹ thuật, công nghệ và hệ thống quản lý không thích hợp. Thêm nữa, vốn nước ngoài dễ dẫn tới đánh giá cao nội tệ, làm nền kinh tế nhanh chóng mất sức cạnh tranh. Như vậy, vốn nước ngoài có thể gây ra những hậu quả tiêu cực tới quá trình tăng trưởng.

Để phân tích quan hệ giữa vốn nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, thường có hai cách tiếp cận gián tiếp qua tỷ lệ tiết kiệm nội địa và trực tiếp với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Một là xem xét quan hệ giữa vốn nước ngoài, tiết kiệm nội địa và vốn đầu tư thực hiện của nền kinh tế. Hai là xem xét quan hệ giữa vốn nước ngoài, hiệu quả đầu tư và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, đôi khi chỉ xem xét mối quan hệ trực tiếp giữa vốn nước ngoài và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.

Theo các tài liệu thế giới, nếu đi theo tiếp cận thứ nhất thì thấy đối với các nước Thai lan, Hàn quốc, Nepal và Bangladesh, vốn nước ngoài có hiệu quả âm tới tỷ lệ tiết kiệm nội địa, nghĩa là vốn nước ngoài đã phần nào thay thế tiết kiệm nội địa. Trong một nghiên cứu khác cho 18 nước khu vực do Ngân hàng Phát triển Châu á tài trợ, người ta tìm thấy vốn nước ngoài của tư nhân có ảnh hưởng tốt tới tiết kiệm nội địa trong khi vốn chính thức lại có hiệu quả xấu. Nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh được rằng đối với 13 nước thuộc khu vực ADB tài trợ, vốn nước ngoài làm tăng đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư nội địa.

Theo cách tiếp cận thứ 2 áp dụng cho các nước kể trên, người thấy:

Vốn nước ngoài có ảnh hưởng tích cực, làm tăng hiệu quả vốn đầu tư, trong đó vốn nước ngoài tư nhân có ảnh hưởng tốt hơn so với vốn chính thức.

Vốn nước ngoài và tỷ lệ tiết kiệm nội địa đều có ảnh hưởng tốt tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vốn nước ngoài có ảnh hưởng tốt hơn.

Khi xem xét cách làm của các nghiên cứu trước, chúng tôi thấy có hai nhược điểm. Một là các hàm hồi quy chưa tính đủ các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả ngoại thương và lao động; và hai là các mô hình chỉ gồm 1 phương trình hồi quy đơn, chưa phản ảnh được các mối quan hệ nhân quả đa chiều giữa các biến trong mô hình. Để tránh những nhược điểm này, chúng tôi đưa ra quan điểm nên xây dựng mô hình ít nhất cũng với hai phương trình thể hiện tác động qua lại giữa tăng trưởng và tiết kiệm. Hai phương trình đó như sau:

GR = a0 + a1 AID + a2 FDI + a3 S + a4 X  +  a5 gL

(a1³£ 0   ;  a2³£ 0    ;     a3 > 0   ;    a4 > 0    ;   a5 > 0)

S = a6 + a7 AID + a8 FDI + a9 X + a10 GDPN  + a11 GR

(a7³£ 0    ;   a8³£ 0   ;      a9 > 0    ;   a10  > 0    ;   a11 > 0)

trong đó GR là tỷ lệ tăng trưởng GDP; AID là viện trợ chính thức, phần trăm của GDP; FDI là đầu tư nước ngoài tư nhân, phần trăm của GDP; S là tỷ lệ tiết kiệm nội địa, phần trăm của GDP; X là tỷ lệ xuất khẩu trên GDP; GDPN là tăng trưởng của GDP đầu người; gL là tăng trưởng lực lượng lao động.

Mô hình trên được áp dụng cho số liệu của 18 nước khu vực châu á - Thái bình dương với chuỗi số liệu 1965-1988. Kết quả như sau:

Bảng 1: ảnh hưởng của vốn và xuất khẩu tới tăng trưởng và tiết kiệm

Khi tăng thêm 1%
của các biến :
Mức độ ảnh hưởng tới:
Tỷ lệ tăng trưởng GDP
Tỷ lệ tiết kiệm / GDP
Vốn chính thức
0,047
-0,016
Vốn nước ngoài tư nhân
0,119
0,032
Xuất khẩu
0,097
0,016
Lao động
0,137

GDP đầu người

0,40
Tỷ lệ tăng trưởng GDP

0,053
Tỷ lệ tiết kiệm / GDP
0,803


2 nhận xét:

  1. Đọc các bài giảng của bác Mai thấy thú vị quá. Nhưng phải nghe bác giảng thì mới hiểu được chứ chỉ đọc thôi thì không áp dụng được.

    Trả lờiXóa
  2. Cháu cũng rất thích các bài giảng của bác, nhưng thấy bác làm siêu quá và khó quá nên chắc bọn cháu không theo được. Cháu cũng thấy chỉ có nghe bác giảng và nhìn bác làm trên máy tính thì may ra mới hiểu được.

    Trả lờiXóa