Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

(3) KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MỘT MÔ HÌNH NHỎ (phần 3)

Bài giảng cũ của tôi:
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MỘT MÔ HÌNH NHỎ
(báo cáo tại dự án Việt nam - Canada, Bộ Tài chính)
VI- BƯỚC 4: XEM XÉT LẠI MÔ HÌNH, CẢI TIẾN CÁC PHƯƠNG TRÌNH HÀNH VI VÀ NHẬN DẠNG LẠI MÔ HÌNH
1) Những nội dung chính của bước này:
Phân tích phiên bản (version) đầu tiên của mô hình vừa xây dựng đưa chúng ta đến chỗ phải xem xét lại một số phương trình hành vi, trong đó một số biến mới phải đưa thêm vào mô hình để cải tiến chất lượng. 
Nội dung chính của bước này là trở lại pha ước lượng các phương trình để tìm những phương trình mới vừa diễn đạt đúng ý nghĩa kinh tế (lý thuyết) của các biến nội sinh, vừa cải tiến được chất lượng các phương trình (các tiêu chuẩn thống kê). 
Những nội dung khác trong bước này là kiểm tra lại chất lượng mô hình mới và phân tích những tính chất của nó xem những cải tiến trên có đem lại những thay đổi tích cực hơn cho mô hình không ?
2) Xử lý cụ thể trong ví dụ mô hình của chúng ta:
a) Phương trình đầu tư:
Trong các mô hình phương tây, người ta thường lập luận rằng các doanh nghiệp luôn cố gắng duy trì một tỷ lệ sử dụng công suất ở mức cố định để đảm bảo phát triển dài hạn. 
Đây cũng là nguyên lý phát triển kinh tế theo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tiềm năng. Khi kinh tế quá nóng thì phải hạ bớt, ngược lại khi tăng trưởng tụt xuống thấp thì phải tìm cách tăng lên.
Do vậy, nên đưa thêm biến tỷ lệ sử dụng công suất vào phương trình đầu tư. Gọi tỷ lệ này là UT, cách xác định như sau:
-        Xác định tăng trưởng tiềm năng:
Log(PROD) = a + b * (Time)
với biến exp(a+b*time) là mức tăng trưởng tiềm năng.
-        Xác định khả năng sử dụng công xuất:
UT = PROD / (exp(a+b*time))
Sau đó đưa vào biến này vào mô hình.
b) Cải tiến phương trình nhập khẩu:
          ?
          Khó có cách cải tiến trong một mô hình rất gộp. Thử thêm biến trễ, biến dummy. Thêm biến tỷ lệ sử dụng công suất UT với dự kiến hệ số +
c) Cải tiến phương trình xuất khẩu:
?
          Khó có cách cải tiến trong một mô hình rất gộp. Thử thêm biến trễ, biến dummy. Thêm biến cầu trong nước để thấy cạnh tranh của tiêu dùng nội địa làm giảm khả năng xuất khẩu. Khi đó muốn xuất nhiều thì phải giảm cầu nội địa.
... ...
g) Xây dựng lại lược đồ của mô hình.
h) Mô phỏng ex-post để kiểm tra sai số:
Nhìn chung, sau khi cải tiến, chất lượng mô hình đã tăng lên. Bảng dưới đây cho kết quả so sánh sai số trung bình tuyệt đối dạng phần trăm của hai phiên bản mô hình:
Bảng: so sánh sai số trung bình tuyệt đối dạng phần trăm
Mô hình
Mô hình 1
Mô hình 2
Chi phí trung gian
0,71
0,5
Tiêu dùng cá nhân
0,52
0,36
Đầu tư
1,47
1,31
Cầu nội địa
1,9
1,7
Sản xuất
1,7
1,56
Xuất khẩu
3,7
2,76
Nhập khẩu
3,4
2,94
          Những cải tiến cho phép có được mô hình tốt hơn hẳn.
i) Tính toán lại các nhân tử: Thoả mãn yêu cầu.
  
VII- BƯỚC 5: THỰC HIỆN CÁC PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO
Để đơn giản, ở đây chỉ nói về sử dụng mô hình trong dự báo.
1) Những nội dung chính của bước này:
          Các ước lượng trong mô hình được thực hiện với chuỗi thời gian từ năm 1990 đến 2000, thậm chí một số chỉ tiêu có thể chỉ có đến năm 1999. Như vậy không thể ngay lập tức dự báo cho năm 2002-2003...
          Đặc biệt, năm 2001 chưa kết thúc nên chúng ta càng không có số liệu của năm này.
          Tuy nhiên, nếu chúng ta tin tưởng vào mô hình, thì có thể dự báo giá trị của các biến ngoại sinh rồi đưa vào mô hình.
Có hai cách dự báo biến ngoại sinh: 1/ theo xu thế; 2/ Theo giả thuyết. Cách thứ 2 được nhiều người coi trọng và sử dụng hơn.
Sau khi dự báo các biến ngoại sinh, đưa chúng vào mô hình và chạy mô hình để có các dự báo.
2) Xử lý cụ thể trong ví dụ mô hình của chúng ta:
          + Biến thời gian: Dĩ nhiên đã có ngay vì mỗi năm tăng thêm 1 đơn vị
          + Biến tỷ lệ sử dụng công suất: Dự báo theo xu thế.
          + Biến cầu nước ngoài: Đầu tiên dự báo theo xu thế. Sau đó phân tích xem ảnh hưởng của hội nhập tới khả năng tăng giảm hàng năm trong thời gian tới để điều chỉnh tăng, giảm của biến này. Dự kiến cầu nước ngoài tăng 15%/ năm (nhập) hay 5% (GDP).
          + Biến chi tiêu chính phủ: Phân tích dự báo sắp tới chính phủ sẽ đi theo hướng kích cầu hay thắt chặt tài chính tiền tệ ? Chọn tốc độ tăng chi tiêu chính phủ ...
+ Các biến khác (nếu có): Làm tương tự.
Yêu cầu: Các dự báo biến ngoại sinh phải khớp nhau:
          + Khớp về xu hướng (cùng mở rộng hay cùng co hẹp)
          + Khớp với xu thế trong quá khứ, không tạo ra đột biến quá lớn.
Dự báo: Chạy các dự báo. Xem xét:
          + Các kết quả có thể được chấp nhận ? Đặc biệt là tỷ lệ tăng trưởng của các biến quan trọng có tốt không ? Kinh tế có hội tụ về tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng không ?
          + Cải tiến các biến ngoại sinh để có các kịch bản dự báo khác nhau.
          + So sánh, chọn kịch bản tốt nhất. Viết bình luận.
          + Kiến nghị chính sách sau khi chọn kịch bản tốt nhất.
VIII- VÍ DỤ MINH HOẠ TRÊN MÁY TÍNH

IX- BÀI TẬP.

4 nhận xét:

  1. sang nguyenvan

    Chào chú(cô)! cháu đang làm chuyên đề tốt nghiệp có liên quan đến
    viêc sử dụng mô hình kinh tế lượng. Hôm nay cháu gửi mail đến chú (cô)
    nhờ cô giúp giùm cháu một chút. Cháu có gửi file đính kèm về mô hình
    kinh tế lượng cháu sử dụng trong chuyên đề. Nhờ chú (cô) hướng dẫn giúp
    cháu trong trường hợp này mình nên dùng số liệu hỗn hợp hay số liệu
    chéo (theo phương pháp thống kê điều tra mẫu) ?
    Cháu cảm ơn rất nhiều, mong được sự giúp đỡ của chú (cô).

    Hình thức chung của mô hình là:

    NOPit = β0 + Σ βi Xit + ε (Eq. 3,1)

    NOPit: Net hoạt động lợi nhuận của công ty tại thời điểm t; i = 1, 2, ..., 94 công ty.
    β0: hệ số chặn của phương trình
    βi :: hệ số của biến X
    X: Các biến độc lập khác nhau cho quản lý vốn lưu động của công ty i tại
    thời gian t
    t: Thời gian = 1, 2, ..., 6 năm.
    ε: sai số
    Cụ thể, khi chuyển đổi mô hình tổng quát trên thành mô hình áp dụng thực tiễn:

    NOP = β0 + β1 (ACPit) + β2 (ITIDit) + β3 (APPit) + β4 (CCCit) β5 (CRit) + β6 (DRit) + β7 (LOS it) + β8 (FATA it) + ε (Eq. 3,2)

    NOP: Lợi nhuận ròng
    ACP: Thời gian trung bình
    ITID: Vòng quay hang tồn kho
    APP: Thời gian thanh toán trung bình
    CCC: Chuyển đổi chu kỳ tiền mặt
    CR: Tính thanh khoản.
    DR: Tỷ lệ nợ
    LOS: lôgarit tự nhiên bán hàng
    FATA: Tài sản tài chính /Tổng tài sản
    ε: sai số

    Trả lờiXóa
  2. nguyenvansangquangbinh@gmail.com

    Trả lờiXóa
  3. Chào bạn Sang,
    Về mô hình của bạn, tôi xin trả lời như sau :

    1. Nếu theo phương trình lý thuyết Eq 3.1, bạn sẽ ước lượng lợi nhuận ròng của từng công ty theo các biến độc lập. Trong phương trình thực nghiệm 3.2, bạn có 8 biến độc lập và 1 hệ số cố định; trong khi đối với mỗi công ty bạn chỉ có số liệu của 6 năm. Như vậy số biến độc lập nhiều hơn số quan sát và bạn không thể ước lượng được mô hình.
    Theo nguyên tắc không thành văn (chủ yếu từ kinh nghiệm của người làm mô hình), số quan sát tối thiểu phải nhiều gấp 4 lần số biến độc lập. Ví dụ trong mô hình của bạn, với 8 biến độc lập thì bạn cần số liệu tới 32 năm của mỗi công ty thì mô hình thực nghiệm thu được mới có ý nghĩa, nhưng ở đây bạn chỉ có 6 quan sát. Riêng trường hợp ước lượng mô hình có tính ổn định cao (ví dụ bạn thêm, bớt quan sát khi ước lượng mà kết quả vẫn không thay đổi) thì bạn có thể cần ít quan sát hơn, song tối thiểu số quan sát cũng phải gấp 3 lần số biến độc lập.

    2. Như vậy với số liệu bạn có, bạn chỉ có thể ước lượng mô hình 3.1 theo số liệu hỗn hợp hay số liệu chéo. Cũng theo kinh nghiệm của người làm mô hình, số quan sát trong hai loại ước lượng này cần gấp ít nhất 10 lần so với số biến độc lập. Trong trường hợp của bạn, nếu ước lượng theo số liệu chéo, tại mỗi thời điểm t, bạn sẽ có số liệu của 94 doanh nghiệp trong khi bạn có 8 biến độc lập nên bạn có thể áp dụng được. Dĩ nhiên, trong trường hợp ước lượng theo số liệu hỗn hợp, bạn càng có thể làm được.

    Trả lờiXóa
  4. 3. Việc chọn số liệu hỗn hợp hay số liệu chéo là tùy mục đích nghiên cứu của bạn.
    Nếu bạn muốn phân tích lợi nhuận ròng chung của các công ty theo các biến độc lập tại thời điểm hàng năm rồi so sánh kết quả giữa các năm và phân tích tiến triển của nó… thì bạn sử dụng số liệu chéo. Ngược lại nếu bạn muốn phân tích lợi nhuận ròng chung của các công ty theo các biến độc lập tại cả giai đoạn 6 năm thì bạn dùng số liệu hỗn hợp

    4. Riêng về mô hình, bạn nên kiểm tra một số điểm quan trọng:
    - Mô hình của bạn có cơ sở lý thuyết không ? Đã có nhiều nhà kinh tế đề xuất các mối quan hệ này chưa ? Kết quả phân tích của họ cho thấy có các quan hệ này không ?
    Mình thấy lợi nhuận ròng mà phụ thuộc vào thời gian trung bình, vòng quay hàng tồn kho, thời gian thanh toán trung bình… có vẻ không hợp lý. Chẳng lẽ cứ thời gian tăng lên thì lợi nhuận tăng lên à ?
    - Mô hình này có phù hợp với tình hình hoạt động của các công ty VN mà bạn lấy số liệu không ?
    - Sự tương thích giữa các biến trong mô hình. Ví dụ lợi nhuận là số tuyệt đối (tỷ đồng chẳng hạn), còn các biến độc lập là tỷ lệ nợ, logarit… là không hợp lý.
    Do đó bạn nên xem lại mô hình.

    Trả lờiXóa