Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

DỰ BÁO ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH LÀO GIAI ĐOẠN 2008-2015 (phần 2)

Bài viết cũ của tôi:

DỰ BÁO ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KHẢ NĂNG  PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN KINH LÀO GIAI ĐOẠN 2008-2015
 Trong lý thuyết dự báo phát triển, tăng trưởng theo xu thế hay tăng trưởng cơ bản thường được hiểu là phương án có khả năng cao nhất sẽ xảy ra. Phương án tăng trưởng theo xu thế được xây dựng trên cơ sở giả định tỷ lệ đầu tư trên GDP sau khi giảm nhẹ từ 34,9% năm 2006 xuống 32,5% năm 2008 sẽ tăng dần trở lại theo xu thế từ nhiều năm trước đây và lên đến mức 34,2% năm 2010 và xấp xỉ 40% vào năm 2015; đồng thời chất lượng đầu tư của nền kinh tế (thể hiện qua hệ số ICOR) giữ như hiện nay trong giai đoạn 2008-2010 và tăng nhẹ trong những năm tiếp sau, làm cho hệ số ICOR giảm xuống còn 4,0.
Khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào trung bình giai đoạn 2008-2010 đạt xấp xỉ 8%; giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 là 9,5%; trung bình cho cả giai đoạn 2008-2015 là 8,9%/năm. Đến năm 2010, tổng GDP của nền kinh tế Lào đạt 6,59 tỷ USD; GDP đầu người đạt 1.068 USD, tương đương với 2,92 đô la Mỹ đầu người mỗi ngày. Đến năm 2015, tổng GDP của nền kinh tế Lào đạt 12,74 tỷ USD; GDP đầu người đạt 1.893 USD, tương đương với 5,2 đô la Mỹ đầu người mỗi ngày. Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng 5 năm 2006-2010 tăng trung bình 5%/năm, 5 năm 2011-2015 tăng trung bình 5%/năm. Đồng kíp Lào lên giá so với đồng đô la Mỹ trung bình xấp xỉ 4%/năm trong 5 năm 2006-2010 và ổn định tỷ giá với đồng đô la Mỹ trong 5 năm 2006-2010.

MỤC 2: DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG VÀ CÁC CÂN ĐỐI VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ LÀO TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015
1) Dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Lào trong giai đoạn từ nay đến năm 2015
a) Các định hướng phát triển lớn đã được Đảng nhân dân cách mạng Lào đề ra.
Trong những năm gần đây, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã đề ra những định hướng lớn cho sự phát triển sắp tới của nền kinh tế Lào, đặc biệt là những định hướng nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII năm 2001 và lần thứ VIII năm 2006 và những chủ trương, định hướng phát triển mang tính dài hạn đề ra tại các Hội nghị Trung ương khoá VIII.
Đại hội Đảng lần thứ VII năm 2001 đã xác định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 là: “Cải thiện và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế đảm bảo để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, trước hết là phát triển vững chắc sản xuất nông nghiệp, xoá bỏ hoàn toàn tình trạng đốt rừng và chặt phá rừng, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; xây dựng, phát triển công nghiệp và nguồn vốn con người với số lượng và chất lượng hài hoà theo quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từng bước đưa đất nước vững chắc trở thành trung tâm lưu chuyển dịch vụ của khu vực". Đại hội cũng xác định “phấn đấu để đến năm 2020 đất nước không còn nằm trong danh sách các nước kém phát triển (LDC) và đời sống của mọi người dân Lào được cải thiện”.
Đại hội Đảng lần thứ VII cũng đề ra một số chỉ tiêu cụ thể là tốc độ tăng trưởng GDP trong 10 năm 2001- 2010 trung bình không dưới 7%/năm, GDP đầu người vào năm 2010 khoảng 700-750 USD, tốc độ tăng dân số đến năm 2010 trung bình khoảng 2,4%/năm, đến năm 2010 dưới 2%.
Phương án tăng trưởng 7-7,5%/năm cho phép đạt được mục tiêu Đại hội đề ra vì GDP theo giá hiện hành năm 2010 dự kiến đạt khoảng 57,9-59,3 nghìn tỷ kíp, quy đổi ra USD khoảng 4,85-4,97 tỷ USD (tỷ giá được điều chỉnh hàng năm tăng 2% so với năm trước); GDP bình quân đầu người đạt khoảng 720-740 USD, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (700-750 USD).
Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 2006 đã cụ thể hóa thêm một bước quá trình phát triển sắp tới của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là phải tạo ra những điểm đột phá trong quá trình phát triển, trong đó bản chất của đột phá là phải tạo ra được 4 chuyển biến cơ bản sau:
Một là, từ tình trạng phát triển chưa thật sự ổn định chuyển sang phát triển vừa nhanh, vừa ổn định, tạo ra nhiều sản phẩm với tỷ suất hàng hóa lớn, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và tính chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là, tăng nhanh sức cạnh tranh và phát huy tốt các lợi thế so sánh để thực hiện có hiệu quả các cam kết kinh tế quốc tế đối với khu vực ASEAN, các cam kết song phương và đa phương, gồm cả các cam kết trong khuôn khổ WTO.
Ba là, tạo được bước chuyển biến cơ bản về sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội mà trước hết là giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc như giảm nghèo, tạo việc làm, đẩy lùi tiêu cực và tệ nạn xã hội; giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Bốn là, đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ cùng với hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bước đầu tạo lập được nền tảng cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn tiếp theo.
Như vậy, những yêu cầu đặt ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới rất cao; đồng thời các kế hoạch phát triển phải mang tính đột phá. Nếu đạt được những yêu cầu này, thì đất nước thực sự có bước phát triển đột phá vì đã tạo ra được bước phát triển nhanh, vững chắc, có chất lượng để nâng đất nước lên một tầm cao mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân có nhiều tiến bộ rõ rệt; vị thế và tiếng nói của đất nước trên trường quốc tế tăng lên mạnh mẽ.
Cụ thể hoá các nghị quyết, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010, tầm nhìn 2020; Chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa quốc gia 2001-2020; Chiến lược tăng và xóa nghèo quốc gia 2001-2010; Chiến lược thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ đến năm 2015; Chiến lược phát triển vùng; Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực... đã định ra những hướng đi, chỉ tiêu kết quả, giải pháp để phát triển toàn diện các ngành, vùng, lĩnh vực và toàn nền kinh tế Lào trong những năm tới.
Bên cạnh mục tiêu, yêu cầu nêu trên, chúng ta có căn cứ để dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Lào sẽ tăng lên khá cao trong nhiều năm tới, trước hết là giai đoạn 2008-2015 vì môi trường trong nước và quốc tế trong tương lai  đối với Lào sẽ tiếp tục thuận lợi, các dự báo sơ bộ đều cho thấy kinh tế Lào trong nửa đầu thế kỷ XXI sẽ tăng trưởng nhanh, trong đó 10 năm 2011-2020 là giai đoạn tốc độ tăng trưởng bình quân có thể tăng lên rất cao.
Nhiều dự báo bước đầu cho thấy nền kinh tế Lào sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cao và liên tục trong ít nhất 1- 2 thập kỷ tới như kinh nghiệm của Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước khác trong khu vực Đông Á. Đó là vì mặc dù tiềm ẩn những nhân tố bất ổn lớn, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, song với thành tựu của 25 năm đổi mới (1986-2010), Lào có khả năng vượt qua những thách thức, phát huy được nhiều nhân tố tích cực trong và ngoài nước vào thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.
Do vậy, trong dự báo và xây dựng các kế hoạch phát triển cho nền kinh tế Lào, cần đứng trên tầm nhìn chiến lược để nắm chắc lấy thời cơ và vận hội lớn này nhằm triển khai nhiều việc lớn, tạo ra bước chuyển biến mang tính lịch sử, làm cho đất nước có bước tiến nhảy vọt với lực lượng sản xuất nhanh chóng được hiện đại hóa. Đồng thời, nên coi giai đoạn 2011-2045 là giai đoạn phát triển mới, khác hẳn về chất so với những giai đoạn trước của đất nước Lào (1945-1975, 1976-1986, 1986-2010); trong đó giai đoạn 2011-2020 là giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển mạnh đất nước từ vị trí một nước nghèo, kém phát triển, có thu nhập vào loại thấp nhất thế giới chuyển sang vị thế một nước có mức sống trung bình với một nền công nghiệp tiến tiến theo hướng hiện đại, toàn dân thoát khỏi cuộc sống nghèo đói, sức cạnh tranh và vị thế của Lào trên trường quốc tế được nâng cao.
Xuất phát từ nhận thức trên và từ mục tiêu phát triển tổng quát kế hoạch 5 năm 2006-2010 của Lào, có thể dự báo mục tiêu phát triển tổng quát của Lào đến năm 2015 như sau:
Đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng xây dựng một nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, quy mô lớn, chất lượng nâng cao rõ rệt, dựa trên tiềm năng phong phú của đất nước kết hợp với hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tiếp tục mở rộng đi đôi với khai thác có hiệu quả cao các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tạo bước chuyển biến đột phá về số lượng và chất lượng giáo dục và đào tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái, đưa nhân tố con người và khoa học và công nghệ từng bước trở thành động lực phát triển. Phát triển văn hoá, xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục thực hiện giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm, giảm rõ rệt các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội làm nền tảng cho phát triển trong giai đoạn này và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia...
Về tăng trưởng kinh tế, sau thành công của những năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006-2010, nhận thức của Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào về tiềm năng và khả năng phát triển bằng nội lực đã tăng lên khá mạnh. Do vậy, trong suy nghĩ của các nhà hoạch định và điều hành thực hiện kế hoạch, tốc độ tăng trưởng 7-7,5%/năm do Đại hội VII đề ra và 7,5-8% do Đại hội VII đề ra đã trở nên không phù hợp. Mục tiêu phấn đấu cho thập kỷ tới cần cao hơn, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình ít nhất cũng khoảng 8-10%/năm.
Cơ sở của phương án tăng trưởng GDP 8-10%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 bao gồm:
- Các định hướng phát triển lớn đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và VIII đề ra và những chủ trương, định hướng phát triển mang tính dài hạn đề ra tại các Hội nghị Trung ương khoá VII và VIII; các định hướng lớn và các giải pháp trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010, tầm nhìn 2020; Chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa quốc gia 2001-2020...
- Các dự báo định tính và định lượng về khả năng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 do nhiều chuyên gia thực hiện;
- Những dư địa lớn còn rất lớn có thể khai thác để đưa vào cân đối trong thời gian tới, nhất là: (i) Dư địa về khai thác các nguồn lực, đặc biệt là về tiềm năng huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển từ các thành phần kinh tế Lào; tiềm năng huy động từ trong và ngoài nước; (ii) Tiềm năng phát triển của tất cả các khu vực của nền kinh tế Lào đều rất to lớn; (iii) Tiềm năng về phát triển nguồn nhân lực; khả năng đưa nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển các ngành, các lĩnh vực, các vùng.
- Khả năng mở rộng nhanh các loại thị trường trong nước rất lớn do trong những năm qua chưa được chú trọng. Khả năng mở rộng nhanh các loại thị trường xuất khẩu sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong một vài năm tới.
- Tốc độ hội nhập quốc tế ngày càng nhanh và sâu sắc, tạo thêm nhiều thuận lợi mới để thực hiện các cân đối vĩ mô theo hướng tăng hiệu quả kinh tế xã hội toàn diện, thúc đẩy quá trình tham gia tích cực, chủ động của Lào vào phân công lao động và phối hợp quốc tế.
Về bản chất, để tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thì phải ưu tiên phát triên công nghiệp vì đây là ngành có giá trị gia tăng cao và có khả năng tăng trưởng nhanh, trong khi khu vực nông nghiệp bị hạn chế bởi khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi; khu vực dịch vụ bị hạn chế bởi thu nhập có khả năng thanh toán của người dân. Do đó, quá trình tăng trưởng nhanh hiện nay và tiếp tục trong giai đoạn sắp tới của Lào sẽ là quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ.
Mặt khác, công nghiệp hoá cũng là chặng đường phát triển tất yếu của các nền kinh tế đi từ kinh tế tự nhiên, qua kinh tế nông nghiệp, sang kinh tế công nghiệp, đến kinh tế hậu công nghiệp (kinh tế tri thức). Nhưng mỗi nước, nhóm nước lại có những đặc điểm riêng khác nhau, mỗi thời đại có những điều kiện khác nhau, nên con đường công nghiệp hoá mà mỗi nước lựa chọn và thực hiện cũng không giống nhau và khi trở thành nước công nghiệp thì ngưỡng đánh giá cũng không giống nhau... Vì vậy, trong nghiên cứu này, có thể định hướng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Lào trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 khoảng 9-10%/năm. Tuy nhiên, điểm mấu chốt vẫn là khả năng đạt được mục tiêu trên thông qua dự báo tốc độ tăng trưởng tiềm năng dưới đây.
b) Dự báo tỷ lệ đầu tư (s)
Trong nghiên cứu này sẽ dự báo tỷ lệ đầu tư trên GDP theo cách tính thông thường hiện nay, tức là tính với đầu tư và GDP đều theo giá hiện hành. Tỷ lệ đầu tư trên GDP theo giá hiện hành của Lào hiện nay vẫn ở mức thấp so với trung bình của các nước đang phát triển châu Á trong khi xu hướng chung là tỷ lệ đầu tư của khu vực châu Á đã và đang tiếp tục dẫn đầu thế giới. Do vậy, có thể dự báo tỷ lệ đầu tư của Lào sẽ tiếp tục tăng lên mạnh mẽ trong thời gian công nghiệp hóa sắp tới.
Nghiên cứu đặc điểm các nguồn vốn đầu tư của Lào trong thời gian qua và dự báo theo xu thế cho thấy các nguồn vốn chính đều có khả năng tăng nhanh. Đối với nguồn vốn nhà nước, Lào có khả năng nâng cao hơn do khả năng thu ngân sách ngày càng được cải thiện và nguồn vốn ODA giải ngân ngày càng nhiều và hiệu quả hơn. Ngoài ra Lào cũng có thể phát hành trái phiếu chính phủ để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, một lĩnh vực cực kỳ quan trọng để mở đường cho toàn nền kinh tế phát triển; đây cũng là lĩnh vực chủ yếu phải do kinh tế nhà nước đảm nhiệm tại các nước đang phát triển có thu nhập rất thấp như trường hợp của Lào.
Bảng 2: Tỷ lệ đầu tư trên GDP của một số nước (%)(*)
Nước và lãnh thổ
1979-1990
1991-1997
Hồng Kông
28,4
31,1
Singapo
41,8
35,3
Hàn Quốc
31,2
36,7
Trung Quốc
35,5
39,0
Việt Nam
....
39,0 (2000-2008)
Malaixia
30,4
39,7
Thái Lan
30,3
39,4
Inđônêxia
28,7
32,3
Philippin
23,1
23,0
Ấn độ
23,1
23,2
Nhật Bản
30,0
29,8
CHDCND Lào
26,5 (2001-2005)
33,2 (2006-1007)

Dự báo nguồn vốn đầu tư của khu vực dân cư cũng sẽ tăng nhanh và tăng nhanh hơn cả nguồn vốn đầu tư của khu vực nhà nước. Đó là do môi trường phát triển đang sẽ sẽ trở nên thuận lợi hơn cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Có thể thấy trước Lào sớm sẽ trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Quá trình này sẽ đi kèm với việc tạo lập một nền kinh tế thị trường thực sự hơn; môi trường pháp lý minh bạch hơn, đi theo một hướng rõ ràng, cởi mở... Đây là một nhân tố thu hút đầu tư của khu vực dân cư trong nước.
Bảng 3: Tỷ lệ đầu tư trên GDP của các khu vực kinh tế (%)

Đầu t­ư / GDP (%)
ICOR
Vốn đầu t­ư tòan xã hội, tỷ kíp, giá hiện hành
Tốc độ tăng trưởng (%)
Tỷ trọng trong GDP (%)
Vốn nhà nước
Vốn dân cư­
Vốn khu vực FDI
2000
19.7
3.4
2688




2001
20.0
3.5
3142
16.9
12.8
2.8
4.4
2002
27.8
4.7
5111
62.7
15.5
3.8
8.5
2003
31.8
5.4
7161
40.1
13.0
2.6
16.1
2004
25.4
3.7
6752
-5.7
10.4
1.0
14.0
2005
27.6
3.8
8457
25.3
9.9
0.9
16.9
2006
34.9
4.2
12349
46.0
10.0
2.0
22.9
2007
33.6
4.2
13441
8.8
10.0
2.3
21.3

Mặt khác, tỷ lệ đầu tư của dân cư hiện nay vẫn đang ở mức rất thấp (khoảng 2% GDP), trong khi trước đây đã có lúc ở mức rất cao (3,8% GDP năm 2002, 2,8% GDP năm 2001, 2,6% GDP năm 2003....). Điều này có nghĩa là lượng tiền trong dân chưa được huy động vào đầu tư còn rất lớn và có thể dễ dàng huy động vào mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tương tự, dự báo nguồn vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ tăng nhanh và tăng nhanh hơn cả nguồn vốn đầu tư của khu vực nhà nước. Nguyên nhân cũng là môi trường phát triển đang sẽ sẽ trở nên thuận lợi hơn cho sự phát triển của các doanh nghiệp, trong khi tiềm năng phát triển (điều kiện tự nhiên) ngày càng được làm rõ, do đó sẽ có sức hút vốn đầu tư cao hơn. Đặc biệt, Lào có một thế mạnh là có hàng chục triệu kiều bào hoặc người nước ngoài có gốc Lào đang sinh sống ở nước ngoài; những người này có thể đem vốn về đầu tư phát triển kinh tế Lào khi điều kiện thuận lợi.
Như vậy, có thể dự đoán về mặt chính sách, nếu như thực hiện đúng chủ trương phát triển kinh tế do các Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào đề ra thì tỷ lệ đầu tư trên GDP của Lào sẽ tăng lên nhanh trong thời gian tới. Dự báo tỷ lệ đầu tư trên GDP của Lào trung bình thời kỳ 2001-2005 khoảng 26,5% sẽ tăng lên 33-34% trong 5 năm 2006-2010 và tới xấp xỉ 40% trong giai đoạn 2011-2015.
c) Dự báo hệ số ICOR:
Đồ thị dưới đây cho thấy mặc dù đang ở giai đoạn đầu phát triển song hệ số ICOR của Lào đã khá cao, trong đó có những năm rất cao như năm 2003 (hệ số ICOR là 5,44), 2002 (4,74).
Đồ thị 8: Biến động của hệ số ICOR trong những năm gần đây

Khó khăn rất lớn của Lào hiện nay là làm sao giảm được hệ số ICOR đang rất cao để phù hợp với giai đoạn đầu phát triển, tức là đưa ICOR tính theo giá hiện hành về mức khoảng 4 hoặc thấp hơn trong giai đoạn từ nay đến năm 2015. Hệ số này sẽ giảm dần và ổn định ở khoảng 3,6-4 để trở về mức hiệu quả tiềm năng (tức là giảm tình trạng lãng phí và kém hiệu quả quá mức hiện nay), sau đó tăng dần trong giai đoạn sau khi nền kinh tế đi vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhu cầu vốn rất cao để nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của nền kinh tế.
Theo kết quả tính toán từ các mô hình đơn giản, mặc dù tỷ lệ đầu tư trong những năm tới có thể tăng không cao nhưng nếu đưa được hệ số ICOR về đúng tiềm năng của nó, tức là sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn một chút, tương đương với cận trên của các nước đang phát triển, thì tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế Lào sẽ tăng lên nhanh chóng, tương ứng với tiềm năng của nền kinh tế.
Bên cạnh kịch bản lạc quan trên, có thể đưa ra một số kịch bản khác, đặc biệt là kịch bản tiếp tục xu thế đầu tư kém hiệu quả như hiện nay; khi đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong những năm sắp tới nhờ tỷ lệ đầu tư tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, khi tỷ lệ đầu tư bắt đầu tăng đến mức giới hạn (ví dụ trên 40%) thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ đi xuống do hiệu quả vốn đầu tư tiếp tục giảm sút. Đây là tình trạng nguy hiểm cần cảnh báo sớm.
Mặt khác, cần phải nghiên cứu kỹ và tiến hành thận trọng quá trình chuyển dịch cơ cấu. Ví dụ trong nông nghiệp, cần nghiên cứu kỹ hơn ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO để có giải pháp lựa chọn cơ cấu hợp lý. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh có thể dẫn tới mất cân đối cung cầu trên thị trường nội địa (ví dụ mất an ninh lương thực) hoặc mất cân bằng hệ sinh thái (thủy sản hay trồng rừng). Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển mạnh các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nông thôn không phải là dễ dàng nếu như không có những thay đổi lớn về nhận thức và hành động vì Lào không sẵn có các cơ sở công nghiệp mạnh ở nông thôn để tạo ra một mạng lưới công nghiệp rộng rãi; các doanh nghiệp công nghiệp địa phương hiện nay phần lớn đều thuộc sở hữu nhà nước và hoạt động rất yếu kém; điều này có nghĩa là khu vực doanh nghiệp tư nhân sẽ phải đóng vai trò chủ yếu trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn.
Với nhận thức như vậy, có thể dự báo việc huy động các nguồn vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho những năm tới (2008-2015) sẽ cơ bản diễn ra thuận lợi. Mặc dù nhân tố quyết định để đảm bảo đủ nguồn vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho những năm tới chính là huy động thêm nhiều nguồn vốn đầu tư song việc phấn đấu nâng cao chất lượng đầu tư cũng có vai trò rất quan trọng. Hệ số ICOR hiện nay khoảng là 4,2 nhưng với những đổi mới mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, về cải cách các thủ tục hành chính..., Lào hoàn toàn có thể nâng cao chất lượng sử dụng vốn đầu tư thêm 10-15% để giảm hệ số ICOR trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.
Khi đó, với tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng lên và chất lượng đầu tư được cải thiện, tốc độ tăng trưởng GDP trong suốt thập kỷ tới hoàn toàn có thể cao hơn hiện nay như kinh nghiệm của Trung Quốc và một số nước khác đã trải qua.
d) Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP từ này đến năm 2015
Theo nguyên tắc dự báo dài hạn nêu trên, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào từ này đến năm 2015 có thể xảy ra theo một trong ba kịch bản dưới đây:
(1) Tăng trưởng theo xu thế hay phương án tăng trưởng cơ bản
Trong lý thuyết dự báo phát triển, tăng trưởng theo xu thế hay tăng trưởng cơ bản thường được hiểu là phương án có khả năng cao nhất sẽ xảy ra. Trong phương án này, đã tính đến việc Chính phủ sẽ thực hiện nhiều giải pháp tốt hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, quá trình này chưa sâu sắc và vẫn theo xu thế tiếp tục đà cải cách của quá khứ hoặc do áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế, ví dụ sức ép phải hành động khi chuẩn bị và sau đó là gia nhập WTO. Do vậy, phương án này sẽ sử dụng tiềm năng tốt hơn, song vẫn chưa khai thác tốt nhất các tiềm năng sẵn có.
Phương án tăng trưởng theo xu thế được xây dựng trên cơ sở giả định tỷ lệ đầu tư trên GDP sau khi giảm nhẹ từ 34,9% năm 2006 xuống 32,5% năm 2008 sẽ tăng dần trở lại theo xu thế từ nhiều năm trước đây và lên đến mức 34,2% năm 2010 và xấp xỉ 40% vào năm 2015; đồng thời chất lượng đầu tư của nền kinh tế (thể hiện qua hệ số ICOR) giữ như hiện nay trong giai đoạn 2008-2010 và tăng nhẹ trong những năm tiếp sau, làm cho hệ số ICOR giảm xuống còn 4,0.
Khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào trung bình giai đoạn 2008-2010 đạt xấp xỉ 8%; giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 là 9,5%; trung bình cho cả giai đoạn 2008-2015 là 8,9%/năm. Tốc độ tăng trưởng 8,9% đã xấp xỉ đảm bảo đạt được định hướng mục tiêu tăng trưởng nêu trên.
Đến năm 2010, tổng GDP của nền kinh tế Lào đạt 6,59 tỷ USD; GDP đầu người đạt 1.068 USD, tương đương với 2,92 đô la Mỹ đầu người mỗi ngày.
Đến năm 2015, tổng GDP của nền kinh tế Lào đạt 12,74 tỷ USD; GDP đầu người đạt 1.893 USD, tương đương với 5,2 đô la Mỹ đầu người mỗi ngày.
Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng 5 năm 2006-2010 tăng trung bình 5%/năm, 5 năm 2011-2015 tăng trung bình 5%/năm. Đồng kíp Lào lên giá so với đồng đô la Mỹ trung bình xấp xỉ 4%/năm trong 5 năm 2006-2010 và ổn định tỷ giá với đồng đô la Mỹ trong 5 năm 2006-2010.
Lưu ý việc dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế dài hạn thường tính chung cho một số năm (tính trung bình); theo đó, tốc độ tăng trưởng hàng năm có thể khác nhau, thậm chí rất khác nhau, nhưng sau mỗi bước suy thoái thường lại có giai đoạn bùng nổ để bù vào; do đó tốc độ tăng trưởng trung bình dài hạn vẫn được đảm bảo. Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô có mục tiêu ổn định tốc độ tăng trưởng, chống các chu kỳ suy thoái, bùng nổ… vì hiện tượng này có xu hướng làm giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng.
(2) Tăng trưởng lạc quan (tăng trưởng đã tính đến việc khai thác rất tốt các tiềm năng của đất nước):
Phương án tăng trưởng lạc quan được xây dựng trên cơ sở giả định tỷ lệ đầu tư trên GDP sẽ tăng lên mức trung bình 35,8% trong những năm còn lại của nửa cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỳ XX (năm 2010 là 36,8%), và tăng mạnh lên 38,8% trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 (năm 2015 xấp xỉ 41%); đồng thời chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế (thể hiện qua hệ số ICOR) giữ như hiện nay trong giai đoạn 2008-2010 và tăng mạnh trong những năm tiếp sau (hệ số ICOR giảm còn 3,8).
Khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào trung bình giai đoạn 2008-2010 xấp xỉ đạt 8,4%/năm; giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 là 10,2%; trung bình cho cả giai đoạn 2008-2015 là 9,6%/năm. Tốc độ tăng trưởng 9,6% như trên sẽ đảm bảo đạt được định hướng mục tiêu tăng trưởng như Đại hội Đảng đề ra.
Đến năm 2010, tổng GDP của nền kinh tế Lào đạt 6,69 tỷ USD; GDP đầu người đạt 1.085 USD, xấp xỉ đạt 3 đôla Mỹ đầu người mỗi ngày.
Đến năm 2015, tổng GDP của nền kinh tế Lào đạt 13,38 tỷ USD; GDP đầu người đạt 1.988 USD, tương đương với 5,5 đô la Mỹ đầu người mỗi ngày.
(3) Tăng trưởng bi quan (tăng trưởng chưa khai thác được tiềm năng, đồng thời xuất hiện thêm nhiều nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng)
Bảng 4: So sánh đầu tư theo ba phương án tăng trưởng

Phương án lạc quan
Phương án cơ bản, xu thế
Phương án bi quan

Tỷ lệ đầu tư
ICOR
Tăng trưởng GDP
Tỷ lệ đầu tư
ICOR
Tăng trưởng GDP
Tỷ lệ đầu tư
ICOR
Tăng trưởng GDP
2000



19,7
3,4
5,79



2001



20,0
3,5
5,77



2002



27,8
4,7
5,86



2003



31,8
5,4
5,85



2004



25,4
3,7
6,90



2005



27,6
3,8
7,30



2006



34,9
4,2
8,30



2007



33,6
4,2
7,99



2008
34,8
4,2
8,28
32,5
4,2
7,73
31,1
4,2
7,39
2009
35,8
4,2
8,52
33,4
4,2
7,94
31,8
4,2
7,57
2010
36,8
4,2
8,76
34,2
4,2
8,15
32,5
4,2
7,74
2011
36,7
3,8
9,65
35,8
4,0
8,96
33,3
4,2
7,92
2012
37,7
3,8
9,93
36,8
4,0
9,21
34,0
4,2
8,09
2013
38,8
3,8
10,21
37,8
4,0
9,45
34,7
4,2
8,27
2014
39,8
3,8
10,48
38,8
4,0
9,70
35,5
4,2
8,44
2015
40,9
3,8
10,76
39,8
4,0
9,94
36,2
4,2
8,62

Phương án tăng trưởng bi quan được xây dựng trên cơ sở giả định tỷ lệ đầu tư trên GDP sau khi giảm từ 34,9% năm 2006 xuống 31,1% năm 2008 sẽ không tăng nhanh được nữa mà sẽ chỉ đạt mức 31,8% năm 2010 và 36,2% vào năm 2015; đồng thời chất lượng đầu tư của nền kinh tế (thể hiện qua hệ số ICOR) giữ như hiện nay trong suốt giai đoạn 2008-2015 (hệ số ICOR là 4,2).
Khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta trung bình giai đoạn 2008-2010 là 7,8% và trong giai đoạn 2011-2015 xấp xỉ đạt 8,3%%; trung bình cho cả giai đoạn 2008-2015 là 8%/năm. Tốc độ tăng trưởng này kém xa so với định hướng mục tiêu tăng trưởng như Đại hội Đảng đề ra mặc dù so với các giai đoạn trước, đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm cao nhất.
Đến năm 2010, tổng GDP của nền kinh tế Lào đạt 6,52 tỷ USD; GDP đầu người đạt 1.057 USD, tương đương với 2,9 đô la Mỹ đầu người mỗi ngày.
Đến năm 2015, tổng GDP của nền kinh tế Lào đạt 11,96 tỷ USD; GDP đầu người đạt 1.777 USD, tương đương với 4,9 đô la Mỹ đầu người mỗi ngày.
2) Dự báo các cân đối vĩ mô lớn của nền kinh tế Lào trong giai đoạn từ nay đến năm 2015
a) Cân đối theo phương án tăng trưởng cơ bản
(1) Dự báo phát triển cân đối giữa các ngành
Theo phương án tăng trưởng cơ bản, tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực nông nghiệp sẽ tăng từ xấp xỉ 3% giai đoạn 2006-2010 lên 3,2% giai đoạn 2011-2015; tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực công nghiệp và xây dựng sẽ tăng từ xấp xỉ 14,9% giai đoạn 2006-2010 lên 15% giai đoạn 2011-2015; tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vực các ngành dịch vụ sẽ tăng từ 7,2% giai đoạn 2006-2010 lên 7,5% giai đoạn 2011-2015.
Cơ cấu ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng nông nghiệp trong GDP sẽ giảm từ 44,4% năm 2005 xuống 36,1% năm 2010 và tới 27,9% năm 2015. Tương tự, tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP cũng sẽ giảm đi song tốc độ giảm chậm hơn, từ 25,5 % năm 2005 xuống 24,4% năm 2010 và tới 22,4% năm 2015.
Điều này cũng tương tự như trường hợp Việt Nam: tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP sau khi tăng nhanh trong giai đoạn đầu đổi mới nhờ chính sách tự do hóa kinh tế và phát triển kinh tế thị trường, đã giảm liên tục từ năm 1996 đến nay (từ 44,1% năm 1995 xuống hiện nay dao động nhẹ xung quanh mức 38%). Ngược lại, phù hợp với quy luật công nghiệp hóa, tỷ trọng công nghiệp trong GDP sẽ tăng mạnh từ 29,2% năm 2005 lên xuống 38,6% năm 2010 và tới 48,9% năm 2015.

Bảng 5: Chuyển dịch cơ cấu theo phương án tăng trưởng cơ bản (%)

GDP
Lao động
Đầu tư

Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Nhà nước
Dân cư
FDI
2005
44,4
29,2
25,5
76,6
7,7
15,6
35,7
3,2
61,1
2006
42,3
31,5
25,3
75,8
8,3
15,9
28,7
5,7
65,6
2007
40,9
33,2
25,1
75,1
8,8
16,1
29,8
6,9
63,4
2008
39,3
34,9
24,9
74,5
9,2
16,3
31,4
8,0
60,6
2009
37,7
36,8
24,7
73,9
9,6
16,5
31,2
8,7
60,1
2010
36,1
38,6
24,4
72,7
10,4
16,9
31,0
9,3
59,7
2011
34,4
40,6
24,1
71,5
11,3
17,3
30,1
9,8
60,1
2012
32,8
42,7
23,7
70,1
12,2
17,7
29,9
10,3
59,8
2013
31,1
44,7
23,3
68,8
13,2
18,0
29,6
10,8
59,5
2014
29,5
46,8
22,8
67,3
14,3
18,4
29,4
11,3
59,3
2015
27,9
48,9
22,4
65,9
15,4
18,7
29,2
11,8
59,0

(2) Dự báo cân đối lao động và việc làm
Dự báo tổng số lao động trong độ tuổi trong 5 năm 2006-2010 tăng thêm khoảng 592 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng khoảng 118 nghìn người. Dự báo số lao động cần giải quyết việc làm khoảng 1.217 nghìn người, bao gồm lao động mới tăng thêm khoảng 592 nghìn người, số lao động chưa được giải quyết việc làm từ năm 2001-2005 chuyển sang khoảng 144 nghìn người, số lao động chưa tham gia lao động hoặc đã tham gia lao động nhưng với thời gian rất thấp từ năm 2005 chuyển sang khoảng 481 nghìn người.
Trong 5 năm 2006-2010 dự báo sẽ thu hút và tạo thêm việc làm cho khoảng khoảng 638 nghìn lao động (bình quân mỗi năm 130 nghìn người), trong đó ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tạo thêm khoảng 358 nghìn việc làm, khu vực công nghiệp và xây dựng tạo ra 139 nghìn việc làm, khu vực dịch vụ tạo ra 142 nghìn việc làm.
Đến năm 2010 thu hút được 3,352 triệu người vào làm việc trong nền kinh tế, trong đó 2,438 triệu người làm việc trong khu vực nông nghiệp, 348 nghìn người làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng, và 565 nghìn người làm việc trong các ngành dịch vụ.
Tương tự, trong 5 năm 2011-2015 dự báo sẽ thu hút và tạo thêm việc làm cho khoảng khoảng 981 nghìn lao động (bình quân mỗi năm 196 nghìn người), trong đó ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tạo thêm khoảng 416 nghìn việc làm, khu vực công nghiệp và xây dựng tạo ra 319 nghìn việc làm, khu vực dịch vụ tạo ra 246 nghìn việc làm.

Bảng 6: Một số chỉ tiêu dân số và lao động của Lào

Dân số (nghìn người)
Tốc độ tăng DS
Nguồn LĐ (nghìn người)
Tốc độ tăng NLĐ
Nguồn LĐ so với dân số (%)
LĐ đang làm việc (nghìn người)
Tốc độ tăng
 LĐ đang LV
Số việc làm mới
Số người chưa tìm được VL (ng.người)
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
2000
5052
2,20
2822
3,48
55,9
2210
3,98

132
5,64
2001
5163
2,16
2919
3,44
56,5
2300
4,07
90
132
5,43
2002
5274
2,12
3020
3,46
57,3
2400
4,35
100
132
5,21
2003
5386
2,08
3123
3,41
58,0
2501
4,21
101
143,0
5,41
2004
5498
2,04
3230
3,41
58,7
2606
4,20
105
154,0
5,58
2005
5610
2,00
3339
3,38
59,5
2714
4,14
108
143,7
5,03
2006
5721
1,97
3451
3,36
60,3
2833
4,40
119
145,5
4,88
2007
5832
1,94
3566
3,34
61,2
2953
4,22
120
145,6
4,70
2008
5943
1,91
3685
3,32
62,0
3076
4,16
123
142,6
4,43
2009
6055
1,88
3806
3,30
62,9
3205
4,19
129
141,9
4,24
2010
6167
1,85
3931
3,28
63,7
3352
4,61
148
136,5
3,91
2011
6279
1,82
4059
3,26
64,6
3521
5,03
169
126,6
3,47
2012
6392
1,79
4191
3,24
65,6
3702
5,14
181
115,1
3,01
2013
6504
1,76
4326
3,22
66,5
3897
5,26
195
101,0
2,53
2014
6617
1,73
4464
3,20
67,5
4107
5,38
210
84,1
2,01
2015
6729
1,70
4606
3,18
68,4
4333
5,51
226
64,2
1,46

Đến năm 2015 thu hút được 4,333 triệu người vào làm việc trong nền kinh tế, trong đó 2,854 triệu người làm việc trong khu vực nông nghiệp, 668 nghìn người làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng, và 812 nghìn người làm việc trong các ngành dịch vụ.
Tỷ trọng lao động khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) trong tổng nguồn lao động xã hội giảm từ 76,6% năm 2005 xuống còn 72,7% năm 2010 và 65,9% vào năm 2015. Tỷ trọng lao động trong khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tương ứng tăng từ 7,7% lên 10,4% và 15,4%; tỷ trọng lao động trong khu vực III (dịch vụ) tăng từ 15,6% lên 16,9% và 18,7%.
Tỷ lệ người cần giải quyết việc làm nhưng chưa được tạo việc làm (tỷ lệ thất nghiệp giảm từ khoảng 5% năm 2005 xuống còn 3,9% năm 2010 và 1,5% năm 2015.
(3) Dự báo cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển.
Theo phương án tăng trưởng cơ bản, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển 5 năm 2006-2010 dự kiến đạt xấp xỉ 77 nghìn tỷ kíp, bằng 33,7% GDP và tăng 18,3%/năm. Phân tích xu hướng phát triển các nguồn vốn huy động được trong 5 năm 2001-2005, quan hệ giữa tăng trưởng và đầu tư bằng các nguồn vốn và dự báo chi tiết các khả năng thu hút từng nguồn vốn đầu tư trong 5 năm tới, có thể lựa chọn phương án huy động các nguồn vốn khả thi như sau:
Nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước khoảng 23,5 nghìn tỷ kíp, bằng 10,3% GDP; nguồn vốn đầu tư của khu vực dân cư khoảng 6,1 nghìn tỷ kíp, bằng 2,7% GDP; nguồn vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt 47,4 nghìn tỷ kíp, tương đương 20,7% GDP.
Tính theo đô la Mỹ, nguồn vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 5 năm 2006-2010 đạt 5,2 tỷ USD, trong đó phần vốn đưa từ nước ngoài vào khoảng 4,9 tỷ USD; trung bình mỗi năm gần 1 tỷ USD.
Vốn ODA và vay nước ngòai đưa vào cân đối đầu tư đạt khoảng 2 tỷ USD, trung bình mỗi năm đạt 400 triệu USD.
Tương tự như mô tả trên, theo phương án tăng trưởng cơ bản, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển 5 năm 2011-2020 dự kiến đạt xấp xỉ 164,3 nghìn tỷ kíp, bằng 37,8% GDP và tăng 17,6%/năm. Phân tích xu hướng phát triển các nguồn vốn huy động được trong 10 năm 2001-2010, quan hệ giữa tăng trưởng và đầu tư bằng các nguồn vốn và dự báo chi tiết các khả năng thu hút từng nguồn vốn đầu tư trong 5 năm 2011-2015, có thể lựa chọn phương án huy động các nguồn vốn khả thi như sau:
Nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước khoảng 48,6 nghìn tỷ kíp, bằng 11,3% GDP; nguồn vốn đầu tư của khu vực dân cư khoảng 18 nghìn tỷ kíp, bằng 4,2% GDP; nguồn vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt 97,7 nghìn tỷ kíp, tương đương 22,6% GDP.
Tính theo đô la Mỹ, nguồn vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 5 năm 2011-2015 đạt 11,2 tỷ USD, trong đó phần vốn đưa từ nước ngoài vào khoảng 10,5 tỷ USD; trung bình mỗi năm 2,1 tỷ USD.
Vốn ODA và vay nước ngòai đưa vào cân đối đầu tư đạt khoảng 4,9 tỷ USD, trung bình mỗi năm đạt xấp xỉ 1 tỷ USD.
Về cơ cấu trong tổng vốn đầu tư, dự báo tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước sẽ giảm từ 35,7% năm 2005 xuống còn 31% năm 2010 và 29,2% năm 2015. Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực dân cư sẽ tăng từ 3,2% năm 2005 lên 9,3% năm 2010 và 11,8% năm 2015. Trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng từ 61,1% năm 2005 lên mức cao nhất là 65,6% vào năm 2010, sau đó sẽ liên tục được dần với tốc độ rất chậm để còn 59% vào năm 2015.
Theo phương án tăng trưởng cơ bản, trong 5 năm 2006-2010, tổng GDP được tạo ra khoảng 2.286 nghìn tỷ kíp (tính theo giá hiện hành); trong 5 năm 2011-2015 tăng lên 4.315 nghìn tỷ kíp.
Tổng quỹ tiêu dùng 5 năm 2006-2010 đạt 174,1 nghìn tỷ kíp, bằng khoảng 76,4% GDP; trong 5 năm 2011-2015 đạt 297,9 nghìn tỷ kíp, bằng khoảng 69,5% GDP. Tỷ lệ tiêu dùng trên GDP có xu hướng giảm nhanh hơn so với thời kỳ 2001-2005, từ 84,5% năm 2005 xuống 74% năm 2010 và 66,2% năm 2015. Điều này là cần thiết để tăng tích luỹ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong khi do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nên đời sống nhân dân vẫn được cải thiện đáng kể. Tốc độ tăng hàng năm của quỹ tiêu dùng đạt 10,4% trong 5 năm 2006-2010 và 11,6% trong 5 năm 2011-2015. Tiêu dùng đầu người trong 5 năm 2006-2010 tăng 8,3%/năm; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng khoảng 3,2%/năm; trong 5 năm 2011-2015 tăng 9,7%/năm; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng khoảng 5%/năm.
            Bảng 7: Tích luỹ, tiêu dùng và tiết kiệm của Lào

Quỹ tích luỹ
Quỹ tiêu dùng
Cơ cấu TL-TD (%)
Tiết kiệm nội địa

Giá trị
% GDP
Giá trị
% GDP
Tích luỹ
Tiêu dùng
Giá trị
% GDP
2000
2324
17.0
11817
86.4
16.4
83.6
1852.4
13.6
2001
2779
17.7
13286
84.6
17.3
82.7
2416.4
15.4
2002
3312
18.0
14975
81.4
18.1
81.9
3425.0
18.6
2003
4097
18.2
18257
81.1
18.3
81.7
4254.3
18.9
2004
4946
18.6
23586
88.7
17.3
82.7
3004.1
11.3
2005
5812
19.0
25855
84.5
18.4
81.6
4737.3
15.5
2006
6977
19.7
27855
78.7
20.0
80.0
7561.0
21.3
2007
8170
20.4
31110
77.7
20.8
79.2
8940.8
22.3
2008
9507
21.1
34513
76.6
21.6
78.4
10545.3
23.4
2009
11069
21.8
38227
75.3
22.5
77.5
12547.0
24.7
2010
12894
22.5
42382
74.0
23.3
76.7
14925.9
26.0
2011
15112
23.2
47267
72.6
24.2
75.8
17871.0
27.4
2012
17729
23.9
52733
71.1
25.2
74.8
21446.3
28.9
2013
20820
24.6
58849
69.5
26.1
73.9
25786.8
30.5
2014
24478
25.3
65694
67.9
27.1
72.9
31056.3
32.1
2015
28811
26.0
73356
66.2
28.2
71.8
37453.8
33.8

Tổng quỹ tích luỹ trong 5 năm 2006-2010 đạt 48,6 nghìn tỷ kíp, bằng khoảng 21,1% GDP; trong 5 năm 2011-2015 đạt 107 nghìn tỷ kíp, bằng khoảng 24,6% GDP. Tỷ lệ tích luỹ trên GDP có xu hướng tăng lên, từ 19% năm 2005 lên 22,5% năm 2010 và 26% năm 2015. Tốc độ tăng hàng năm của quỹ tích luỹ đạt 17,3% trong 5 năm đầu và 17,5% trong 5 năm tiếp sau.
Tiết kiệm nội địa của Lào cũng tăng nhanh; tỷ lệ tiết kiệm nội địa trên GDP tăng từ 15,5% năm 2005 lên 26% năm 2010 và 33,6% năm 2015.
(5) Dự báo khả năng cân đối ngân sách
Dự báo khả năng cân đối ngân sách của Lào hết sức khó khăn do thất thu và sức ì của hệ thống thuế quá lớn. Tỷ lệ thu ngân sách và tỷ lệ chi ngân sách trên GDP trong những năm đầu thế kỷ XXI không có biến động lớn trong khi nhu cầu huy động vào ngân sách tăng cao để đáp ứng được các nhu cầu chi cho đầu tư phát triển và giảm tỷ lệ bội chi ngân sách. Do sử dụng các mô hình không phù hợp, để dự báo khả năng cân đối ngân sách, đề tài sử dụng phương pháp kịch bản, theo đó các tỷ lệ thu ngân sách và tỷ lệ chi ngân sách trên GDP đều tăng dần trong đó tỷ lệ thu ngân sách trên GDP tăng nhanh hơn tỷ lệ chi ngân sách trên GDP. Kết quả tính toán được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 8: Cân đối ngân sách của Lào (tỷ kíp và %)

Thu ngân sách
Chi ngân sách
Bội chi ngân sách

Giá trị
Tốc độ tăng (%)
% GDP
Giá trị
Tốc độ tăng (%)
% GDP
Giá trị
% GDP
2000
1779

13,0
2778

20,3
-998,5
-7,30
2001
2168
21,9
13,8
3548
27,7
22,6
-1380
-8,79
2002
2473
14,1
13,4
3767
6,2
20,5
-1294
-7,03
2003
2959
19,7
13,1
4562
21,1
20,3
-1603
-7,12
2004
3325
12,4
12,5
5189
13,7
19,5
-1864
-7,01
2005
4085
22,9
13,4
6205
19,6
20,3
-2120
-6,93
2006
4962
21,5
14,0
7065
13,9
19,9
-2103
-5,94
2007
5582
12,5
13,9
7945
12,5
19,8
-2363
-5,90
2008
6308
13,0
14,0
9012
13,4
20,0
-2704
-6,00
2009
7261
15,1
14,3
10256
13,8
20,2
-2996
-5,90
2010
8367
15,2
14,6
11691
14,0
20,4
-3324
-5,80
2011
9836
17,6
15,1
13418
14,8
20,6
-3583
-5,50
2012
11572
17,6
15,6
15429
15,0
20,8
-3857
-5,20
2013
13626
17,8
16,1
17773
15,2
21,0
-4147
-4,90
2014
16061
17,9
16,6
20511
15,4
21,2
-4451
-4,60
2015
18948
18,0
17,1
23713
15,6
21,4
-4765
-4,30

Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm 2006-2010 dự kiến đạt xấp xỉ 32,5 nghìn tỷ kíp, tăng 15,4%/năm; 5 năm 2011-2015 dự kiến đạt 70 nghìn tỷ kíp, tăng 17,8%/năm. Tỷ lệ huy động vào ngân sách trên GDP dự kiến tăng từ 13,4% năm 2005 lên 14,6% năm 2010 và 17,1% năm 2015, trung bình 5 năm 2006-2010 đạt 14,2%; 5 năm 2011-2015 đạt 16,1%.
Tổng chi ngân sách nhà nước 5 năm 2006-2010 dự kiến đạt 46 nghìn tỷ kíp, tăng 13,5%/năm; 5 năm 2011-2015 dự kiến đạt 90,8 nghìn tỷ kíp, tăng 15,2%/năm. Tỷ lệ chi ngân sách trên GDP dự kiến tăng từ 20,3% năm 2005 lên 20,4% năm 2010 (các năm 2006-2009 có tỷ lệ thu thấp hơn 20,3%) và 21,4% năm 2015. Tính chung, trong 5 năm 2006-2010, chi ngân sách bằng 20,1% GDP; 5 năm 2011-2015 dự kiến bằng 21% GDP..
Bội chi ngân sách nhà nước Lào 5 năm 2006-2010 dự kiến đạt 13,5 nghìn tỷ kíp, tăng 9,4%/năm và bằng 5,9% GDP; 5 năm 2011-2015 đạt 20,8 nghìn tỷ kíp, tăng 7,5%/năm và bằng 4,9% GDP. Tỷ lệ bội chi ngân sách trên GDP giảm dần từ 6,9% năm 2005 xuống còn 5,8% năm 2010 và 4,3% năm 2015. Đây là những tỷ lệ bội chi chấp nhận được trong hòan cảnh Lào vì nguồn cân đối ngân sách từ nước ngoài thông qua viện trợ còn lớn. Bội chi sẽ được bù đắp bằng 4 nguồn lành mạnh là viện trợ không hoàn lại, vay nước ngoài, vay của các tổ chức tài chính quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ.
(6) Dự báo khả năng cân đối xuất, nhập khẩu
Để đảm bảo phương án GDP tăng trưởng trung bình giai đoạn 2008-2010 đạt xấp xỉ 8%; giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 là 9,5%; trung bình cho cả giai đoạn 2008-2015 là 8,9%/năm nêu trong phương án cơ bản ở trên; dự báo cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2006-2010 cần đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 20,5%/năm; trong 5 năm 2011-2015 cần đạt 12,5 tỷ USD, tăng 20%/năm.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 1,4 tỷ USD; tính theo đầu người đạt khoảng 228 USD, năm 2015 đạt 3,5 tỷ USD; tính theo đầu người đạt khoảng 519 USD.
Xem xét các mặt hàng xuất khẩu trong 5-10 năm tới, có thế thấy sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nêu trên. Nhiều mặt hàng có khả năng đạt tốc độ và kim ngạch xuất khẩu cao là điện, hàng may mặc, khoáng sản, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, cao su, hàng thủ công mỹ nghệ và nhiều loại hàng nông sản khác...
Kim ngạch nhập khẩu 5 năm 2006-2010 dự kiến đạt 6 tỷ USD, tăng 10%/năm; 5 năm 2011-2015 dự kiến nhập khẩu đạt xấp xỉ 11 tỷ USD, tăng 15%/năm.
Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 1,4 tỷ USD; năm 2015 đạt 2,85 tỷ USD. Do vậy, về cơ bản từ năm 2010, Lào đã không còn nhập siêu hàng hóa; từ năm 2011 Lào trở thành nước xuất siêu. Nếu như trong 5 năm 2006-2010 Lào nhập siêu khoảng 500 triệu USD, bằng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương 2,4% GDP; thì trong 5 năm 2011-2015 Lào xuất siêu khoảng 1,5 tỷ USD, bằng 10,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương 2,8% GDP.
b) Cân đối theo phương án tăng trưởng lạc quan và cân đối theo phương án tăng trưởng bi quan
Trong nghiên cứu phân tích, dự báo tiềm năng phát triển của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và đầu tư giữa nước ta với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, các cán bộ của đề tài đã tính toán nhiều phương án tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế Lào để xây dựng ba phương án tiêu biểu nhất, trong đó có 01 phương án cơ bản là phương án có khả năng xảy ra nhất.
Trên đây đề tài đã trình bày những điểm chủ yếu của phương án cơ bản. Đối với các phương án tăng trưởng lạc quan và phương án tăng trưởng bi quan, đề tài cũng có các kết quả tính toán chi tiết như vậy. Tuy nhiên, do khuôn khổ báo cáo có hạn, đề tài không trình bày các kết quả phân tích, dự báo theo hai phương án tăng trưởng lạc quan và bi quan.
Thông tin chi tiết về hai phương án tăng trưởng lạc quan và bi quan được lưu tại Ban chủ nhiệm đề tài. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu, Ban chủ nhiệm đề tài xin sẵn sàng cung cấp.
Kết luận
Trong chương này, chúng ta đã phân tích, dự báo một số khả năng phát triển của nền kinh tế Lào giai đoạn từ nay đến năm 2015. Để thực hiện các dự báo này, chúng ta đã triển khai thực hiện hai bước; trong đó bước đầu tiên là tập trung xây dựng Mô hình lý thuyết để dự báo các cân đối vĩ mô của nền kinh tế Lào trong giai đoạn từ nay đến năm 2015; bước thứ hai là sử dụng mô hình để dự báo tốc độ tăng trưởng và các cân đối vĩ mô của nền kinh tế Lào trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.
Trong bước thứ nhất, đề tài đã lựa chọn mô hình cung để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trung và dài hạn của nền kinh tế Lào vì giai đoạn từ nay đến năm 2015 là một quá trình giữa trung và dài hạn. Việc lựa chọn mô hình cung để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trung và dài hạn được sử dụng phổ biến tại hầu hết nước đang phát triển trên thế giới do ở những nước này, có tình trạng phổ biến là cung thấp hơn cầu, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu. Do đó tăng cung sẽ dẫn tới tăng trưởng kinh tế, đồng thời thu hẹp khoảng cách với cầu, làm quá trình tăng trưởng – phát triển bền vững. Ngược lại, nếu đi theo mô hình cầu, kích cầu mà không làm tăng cung thì khoảng cách cung – cầu ngày càng cao; mất cân đối cung cầu ngày càng nghiêm trọng, dẫn tới nguy cơ khủng hoảng kinh tế nếu không có viện trợ từ nước ngoài.
Tuy nhiên, so với mô hình tăng trưởng tại các nước đang phát triển, mô hình dự báo tăng trưởng kinh tế của Lào không dựa trên một hệ thống các phương trình kinh tế lượng mà dựa vào các kịch bản với một số giả định đầu vào được xây dựng dựa trên các phân tích, dự báo từng phần. Điều này xuất phát từ thực tế là tiềm năng phát triển của Lào đang rất lớn và rất thuận lợi để huy động vào phát triển, đồng thời nền kinh tế Lào đang đi vào quỹ đạo tăng trưởng nhanh từ vài năm gần đây. 
Mặt khác, nền kinh tế Lào đang có xuất phát điểm rất thấp và xu thế đi lên nhanh đang khá rõ. Do đó, khi có một lực đẩy nào đó (ví dụ như điều chỉnh cơ chế, chính sách; khối lượng vốn FDI tăng vọt; đưa vào hoạt động một số cơ sở công nghiệp lớn...), thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Lào trong quá trình tăng trưởng trung và dài hạn sẽ tăng lên rất nhanh chứ không tiến lên tuần tự do chịu lực cản của quy mô nặng nề của nền kinh tế như trường hợp các nước khác. Trên cơ sở các kịch bản này, sẽ dự báo một số khả năng tăng trưởng của nền kinh tế Lào.
Trong bước này, tiếp sau việc xác định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sẽ chuyển sang dự báo các chỉ tiêu khác của nền kinh tế thông qua mô hình cân đối vĩ mô. Đây cũng là một điểm đặc thù của phương pháp luận dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Lào so với các mô hình của các nước khác trên thế giới.
Điều này là do các quan hệ trong hệ thống kinh tế Lào chưa ổn định, chưa bền vững dài hạn; số liệu thống kê Lào ít và thiếu tính hệ thống... nên không thể xây dựng được một hệ thống các phương trình kinh tế lượng đáng tin cậy. Vì vậy, việc dự báo tăng trưởng kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó xây dựng các quan hệ cân đối vĩ mô dựa trên các quan hệ tỷ lệ và kịch bản là lựa chọn phù hợp hơn cả.
Bước thứ hai của quá trình dự báo trong chương này là thực hiện các dự báo cụ thể dựa trên mô hình lý thuyết nêu trên. Căn cứ vào tiềm năng phát triển dài hạn của Lào, vào thực trạng phát triển gần đây của nền kinh tế Lào và những định hướng chiến lược đã được Đảng nhân dân cách mạng Lào đề ra, có thể dự báo biến động của những nhân tố cơ bản tạo ra tốc độ tăng trưởng trung và dài hạn của nền kinh tế Lào trong những năm tới; đó là số lượng vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Từ đây, có thể dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Lào trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 đạt từ 8%/năm (phương án bi quan), tới 9,6%/năm (phương án lạc quan).
Tuy nhiên, phương án khả thi nhất, có khả năng xảy ra nhất, là GDP của Lào sẽ tăng trưởng trung bình khoảng 8,9%/năm trong giai đoạn 2008-2015, trong đó giai đoạn 2008-2010 tăng trưởng 8%, giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng 9,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng 8,9% sẽ xấp xỉ đảm bảo đạt được định hướng mục tiêu tăng trưởng do Đảng nhân dân cách mạng Lào đề ra.
Theo phương án khả thi này, đến năm 2010, tổng GDP của nền kinh tế Lào đạt 6,59 tỷ USD; GDP đầu người đạt 1.068 USD, tương đương với 2,92 đô la Mỹ đầu người mỗi ngày. Đến năm 2015, tổng GDP của nền kinh tế Lào đạt 12,74 tỷ USD; GDP đầu người đạt 1.893 USD, tương đương với 5,2 đô la Mỹ đầu người mỗi ngày.
Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng 5 năm 2006-2010 tăng trung bình 5%/năm, 5 năm 2011-2015 tăng trung bình 5%/năm. Đồng kíp Lào lên giá so với đồng đô la Mỹ trung bình xấp xỉ 4%/năm trong 5 năm 2006-2010 và ổn định tỷ giá với đồng đô la Mỹ trong 5 năm 2006-2010.
       Trên cơ sở tốc độ tăng trưởng GDP, nhóm nghiên cứu đã tiến hành dự báo các cân đối vĩ mô chi tiết hơn. Kết quả cũng cho thấy nền kinh tế Lào sẽ phát triển tích cực trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét